Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Người giàu theo quan điểm công chúng
4.5
544
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảRainer Zitelmann
ISBN9786043404296
ISBN điện tử9786044841762
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2022
Danh mụcRainer Zitelmann
Số trang396
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

 

Đã có hàng nghìn cuốn sách và bài nghiên cứu về khuôn mẫu và định kiến hướng đến nhiều nhóm xã hội. Người giàu theo quan điểm công chúng (The Rich in Public Opinion) là cuốn sách đầu tiên tập hợp đầy đủ những nghiên cứu khoa học về khuôn mẫu nhằm vào nhóm người giàu. 

Cuốn sách là một văn bản học thuật và phân tích mẫu mực, không chỉ giúp chúng ta hiểu được nền tảng xã hội và kinh tế của những nhận thức về người giàu, mà còn tạo dựng nên sự khoan dung lớn hơn trong xã hội. Nếu chỉ nói cuốn sách này đáng đọc và đáng tiếp thu những kiến thức được trình bày thì quả là một nhận xét dè dặt, khá khiêm tốn. Chúng tôi hi vọng rằng sẽ có nhiều người đọc và ghi nhớ những bài học có trong sách”. (Viện Adam Smith, London)

Rainer Zitelmann nâng cao nhận thức từ những định kiến phổ biến trên truyền thông nhằm vào những người đã tạo nên của cải không chỉ cho bản thân mà cho cả xã hội nói chung. Vậy nên, cuốn sách này rất phù hợp cho những người quan tâm đến giao điểm của xã hội học và kinh tế”. (Frank Schaffler, giám đốc viện Prometheus - Das Freiheitsinstitut, Berlin)

Zitelmann dùng thực chứng và logic để phá vỡ những luận điểm nặng về đức hạnh thường dùng để công kích người giàu… làm sáng rõ những định kiến của công chúng và truyền thông nhắm vào chính những người đưa gần như toàn thế giới thoát khỏi nghèo đói và vươn lên tầng lớp trung lưu.  Một đóng góp quan trọng để loại bỏ những quan niệm sai lầm”. (Wolf Von Laer, CEO, Students for Liberty)

LỜI NÓI ĐẦU ẤN BẢN PHÁT HÀNH TẠI VIỆT NAM
Hàng triệu người Việt Nam đã thoát nghèo và vươn lên tầng lớp trung lưu kể từ sau công cuộc Đổi mới vào những năm 1980. Trong giai đoạn đó, số người giàu ở Việt Nam cũng tăng lên nhanh hơn so với nhiều quốc gia khác. Hai quá trình phát triển này không hề trái ngược nhau. Trái lại, đây là hai mặt của một vấn đề. 

Tuy nhiên,nhiều người không hiểu được mối liên hệ này. Họ vẫn giữ quan điểm “tổng bằng 0”, cho rằng sự giàu có của một số người được tạo nên từ sự nghèo đói của người khác. Nhưng cách suy nghĩ này là sai lầm. Nếu người giàu chỉ có thể làm giàu bằng cách giành lấy lợi ích của người nghèo, thì sao có thể lí giải được thực tế rằng ở Việt Nam tình trạng nghèo đói đã giảm dần trong nhiều thập kỉ gần đây, đồng thời nhiều người cũng trở nên rất giàu có? 

Sự giàu có là một chủ đề quan trọng với nhiều người trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á. 

Tại bảy quốc gia châu Âu, châu Mĩ và bốn quốc gia châu Á, các cuộc khảo sát giống nhau đã được tiến hành và người tham gia khảo sát đã được hỏi: “Bạn thấy việc trở nên giàu có có tầm quan trọng như thế nào với bản thân?”. Tại các quốc gia châu Á được khảo sát, trung bình 58% người trả lời nói rằng trở nên giàu có là điều quan trọng với họ, so với 28% tại châu Âu và Mĩ. Tại Việt Nam, con số này cao hơn so với bất cứ quốc gia nào khác: 76%! Đây là một trong nhiều phát hiện từ nghiên cứu được tiến hành cho cuốn sách này.
Bạn cũng sẽ đọc được nhiều phát hiện khác từ nghiên cứu quy mô quốc tế này.


Tôi xin chúc mừng các bạn độc giả Việt Nam: Khi cuốn sách này được xuất bản tại Đức và Mĩ, các cuộc thăm dò ý kiến chỉ được tiến hành tại bốn quốc gia - Mĩ, Anh, Pháp và Đức. Sau đó, cuốn sách được xuất bản tại các quốc gia khác - Ý, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Nhiều cuộc khảo sát được bổ sung. Ấn bản mà các bạn đang cầm trên tay dựa trên các cuộc khảo sát được tiến hành tại bảy quốc gia khác nhau phục vụ cho dự án quốc tế.
Tôi là một nhà sử học và xã hội học người Đức, trong nhiều năm trở lại đây tôi nhận thấy định kiến, và trong một số trường hợp là thái độ thù ghét nhằm vào người giàu, ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều đó xảy ra tại đất nước của tôi, cũng như nhiều quốc gia khác. Tại Berlin, quê hương tôi, vào buổi tối ngày 1 tháng 5 năm 2018, người ta chứng kiến hình ảnh những người biểu tình giơ cao biểu ngữ ghi dòng chữ “Giết chết chủ nhà của bạn”. Một năm sau, các nhà hoạt động lại kích động những người biểu tình bằng cách treo những tấm áp-phích có hình máy chém khắp thành phố. Hình những chiếc máy chém đi kèm với dòng chữ: “Phản đối một thành phố của người giàu”. Thái độ thù ghét người giàu cũng tăng nhanh tại nhiều quốc gia châu Âu khác… Hay, vào tháng 8 năm 2020, những người biểu tình tại Washington, D.C. đã dựng lên một chiếc máy chém trước nhà của gia đình Jeff Bezos, người sáng lập Amazon và là một trong những người giàu nhất thế giới. Những người biểu tình muốn mọi người nhớ đến chiếc máy chém được sử dụng trong cuộc cách mạng Pháp để giết vua Pháp Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette. Các nhà cách mạng Pháp cũng dùng chiếc máy chém này để giết một số nhà lãnh đạo phong trào.
Khi đọc được tin tức đó hay khi nhìn thấy những tấm áp-phích và áo phông in khẩu hiệu “Giết người giàu”, tôi không khỏi băn khoăn rằng mọi người sẽ phản ứng như thế nào nếu như mục tiêu của lòng căm hờn đó không phải là người giàu hay những người sở hữu của cải mà là thành viên của các nhóm thiểu số khác. Làn sóng phẫn nộ khi đó chắc hẳn sẽ rất lớn. Nhưng định kiến nhằm vào người giàu phổ biến trong tất cả mọi tầng lớp xã hội, như sẽ được chứng minh trong cuốn sách này.
Hiện nay, có hàng ngàn cuốn sách và bài báo học thuật về khuôn mẫu và định kiến đã được xuất bản. Phần danh mục tài liệu tham khảo của chỉ một cuốn sách, Tâm lí học về định kiến và phân biệt đối xử, đã có khoảng 2.400 tựa đề các nghiên cứu. Và phần tài liệu tham khảo trong các công trình về định kiến, khuôn mẫu văn hóa và quốc gia, xuất bản từ năm 1986, đã có khoảng 5.500 tựa đề. Đa số những nghiên cứu ban đầu chú trọng vào những định kiến với các nhóm thiểu số, phụ nữ và người dân các quốc gia khác. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu cũng tìm hiểu về định kiến và khuôn mẫu liên quan đến người nghèo. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về khuôn mẫu liên quan đến người giàu, như về chủ đề chủ nghĩa giai cấp sẽ thảo luận trong Chương 2 hoặc mô hình nội dung khuôn mẫu sẽ thảo luận trong Chương 3. Đến nay, chưa có một nghiên cứu khoa học toàn diện nào về chủ đề này được xuất bản.

Là một nhà sử học và xã hội học, tôi hiểu rằng trong lịch sử những định kiến và khuôn mẫu tiêu cực vẫn được sử dụng để biện minh cho hành vi loại trừ, trục xuất, hành hạ và giết hại những nhóm thiểu số bị chọn làm kẻ gánh tội khi xảy ra khủng hoảng xã hội. Thế kỉ XX có vô vàn những ví dụ về người giàu, bao gồm các nhà tư bản, phú nông và các nhóm khác, đã trở thành nạn nhân bị ngược đãi đến chết. Trong cuộc cách mạng tháng 10 Nga, những người đứng đầu Ủy ban Đặc biệt toàn Nga Cheka (cảnh sát chính trị Xô Viết) đã đưa ra một hướng dẫn như sau: “Chúng ta không gây chiến với bất kì cá nhân cụ thể nào. Chúng ta đang điều tra giai cấp tư sản. Trong quá trình điều tra, đừng tìm kiếm những tài liệu hay bằng chứng về những việc mà bị cáo đã làm, dù là hành vi, lời nói hay hành động chống lại chính quyền Xô Viết. Câu hỏi đầu tiên các bạn nên hỏi là anh ta xuất thân từ tầng lớp nào, gốc gác anh ta ở đâu, học vấn, đào tạo và nghề nghiệp của anh ta”.

Thành công kinh tế vang dội của Việt Nam trong những thập kỉ gần đây là nhờ tôn trọng quyền sở hữu cá nhân, kinh tế thị trường và tinh thần khởi nghiệp. Tổ chức nghiên cứu Heritage Foundation đã tổng hợp Chỉ số Tự do Kinh tế từ năm 1995. Ấn bản mới nhất của chỉ số này có 178 quốc gia. Không một quốc gia với quy mô tương đương nào có chỉ số tự do kinh tế tăng nhanh như Việt Nam kể từ khi Tổ chức Heritage Foundation bắt đầu tổng hợp dữ liệu. 
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam cũng nhờ xã hội Việt Nam có thái độ với người giàu tích cực hơn nhiều so với các quốc gia khác được khảo sát trong nghiên cứu này.



 

Xem đầy đủ

Lời nói đầu ấn bản phát hành tại Việt Nam 
Chương 1: Định kiến và Khuôn mẫu là gì? 
Chương 2: Chủ nghĩa phân biệt giai cấp là gì? 
Chương 3: Tình cảm và năng lực: Chúng ta đánh giá người khác nhóm như thế nào 
Chương 4: Nghiên cứu học thuật về sự đố kị 
Chương 5: Niềm tin về tổng bằng 0: Bạn được thì tôi mất 
Chương 6: Tâm lí học về hành vi tìm người đổ lỗi 
Chương 7: Giữ lòng tự trọng: Lí thuyết bù trừ 
Chương 8: Lí giải về thành công: Năng lực cá nhân hay hoàn cảnh bên ngoài 
Chương 9: Người giàu: Nhóm thiểu số được ngưỡng mộ nhưng thường bị hoài nghi 
Chương 10: Người Việt Nam đánh giá về người giàu như thế nào? 
Chương 11: Người Mĩ và người châu Âu nhìn nhận về người giàu như thế nào? 
Chương 12: So sánh bốn quốc gia châu Á: Thái độ đối với người giàu tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam 
Chương 13: Người giàu trong các bộ phim Hollywood 
Kết luận 
 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4994