Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Ăn uống phòng và chữa bệnh ở người có tuổi
4.5
391
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảPGS.TS.BSCC. Trần Đình Toán
ISBN điện tử978-604-66-4219-0
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcPGS.TS.BSCC. Trần Đình Toán
Số trang175
Ngôn ngữvi
Loại sách
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự hội nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của kinh tế Việt Nam, mọi mặt của đời sống xã hội đều đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, trong đó có vấn đề ăn uống.

Nhu cầu ăn uống là một nhu cầu quan trọng không chỉ để duy trì sự sống, phát triển cơ thể và tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động của con người mà nó còn giúp cơ thể tránh được một số bệnh hoặc góp phần chữa được một số bệnh nếu không may mắc phải.

Tuy nhiên, ăn cái gì? Ăn bao nhiêu? Ăn thế nào? Ăn khi nào? và chế biến sao cho phù hợp là một vấn đề rất cần được mọi người quan tâm chú ý tới hằng ngày.

Ai cũng biết giữa dinh dưỡng, sức khoẻ và bệnh tật có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau trong đời sống của mỗi bệnh nhân cũng như trong cộng đồng. Dinh dưỡng hợp lý sẽ có tác dụng tốt, thúc đẩy nhanh quá trình điều trị. Dinh dưỡng không đủ và không đúng sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, kéo dài thời gian điều trị, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

Nguồn lương thực và cơ cấu bữa ăn tại các nước đang phát triển đang có sự thay đổi nhanh chóng. Đó là sự tăng lên của lượng chất béo ăn vào do tăng tiêu thụ thịt, cá, trứng, sữa và dầu ăn. Đó là sự giảm tiêu thụ rau, củ, quả, tăng tiêu thụ các nguồn tinh bột tinh chế. Nhìn chung, đó là sự tăng về lượng calo và giảm chất xơ trong bữa ăn hàng ngày.

Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là sự phát triển của công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đô thị hoá nông thôn.

Hiện đại hoá và công nghiệp hoá dẫn đến giảm các hoạt động thể lực của cả nam và nữ, ở công sở và ngay tại gia đình. Chuyển dịch trong cơ cấu nghề nghiệp ở nông thôn và lao động chân tay chuyển sang sử dụng máy móc và dịch vụ khiến cho năng lượng tiêu hao giảm một cách tự nhiên. Sự bùng nổ thông tin tác động chủ yếu đến kiến thức và hành vi lựa chọn thức ăn của người dân.

Đô thị hoá làm cho bữa ăn của người dân đô thị đa dạng hơn, chứa nhiều thực phẩm nguồn gốc động vật hơn, calo cao hơn, mặt khác, hoạt động thể lực giảm đi, thời gian tĩnh tại tăng lên làm tăng nguy cơ về thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính.

Các bệnh mạn tính gắn liền với các yếu tố như dân số, dịch tễ và dinh dưỡng. Việc sinh ít con, đời sống khá lên, tuổi thọ trung bình tăng lên làm giảm tỷ lệ các bệnh truyền nhiễm chủ yếu trong giai đoạn đầu của cuộc đời và làm tăng tỷ lệ các bệnh mạn tính vào giai đoạn cuối của cuộc đời.

Các bệnh mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng có nguyên nhân khá phức tạp, không dễ gì chỉ rõ ra được. Nó có thể do di truyền, do lối sống và do chế độ ăn. Lối sống và chế độ ăn có thể điều chỉnh được. Một lối sống lành mạnh, vận động, với một chế độ ăn hợp lý có thể giúp làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính. Ví dụ, một nghiên cứu tại 7 nước đã chứng minh được mối liên quan rõ rệt giữa lượng mỡ bão hoà (S.F.A) ăn vào và tỷ lệ bệnh tim do mạch vành trong 10 năm và rõ rệt hơn khi thời gian theo dõi kéo dài đến 20 năm. Nếu quần thể có lượng mỡ bão hoà ăn vào chiếm từ 3-10% tổng số năng lượng ăn vào thì cholesterol toàn phần huyết thanh dưới 5,17 mmol/l và tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành thấp. Khi lượng mỡ bão hoà ăn vào chiếm trên 10% tổng số năng lượng ăn vào thì người ta thấy có sự tăng dần và rõ rệt tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành tim...

Đại danh y Hypocrat (460-377 trước Công nguyên) đã đánh giá vai trò của ăn uống đối với bệnh tật là rất lớn. Ông khuyên người ta phải tuỳ theo tuổi tác, thời tiết, công việc mà ăn nhiều hay ăn ít, ăn một lúc hay chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ông nói: “thức ăn cho người bệnh phải là một phương tiện điều trị và trong các phương tiện điều trị phải có các chất dinh dưỡng”.

Nhà khoa học người Anh, người được coi là người thừa kế những di chúc của Hypocrat cũng đã nói: “Để nhằm mục đích điều trị cũng như phòng bệnh, trong nhiều trường hợp, chỉ cần ăn những thức ăn thích hợp và có một lối sống hợp lý, có tổ chức”.

Ở Việt Nam ta, Tuệ Tĩnh - một Lương y thế kỷ XIV đã từng nói: “thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn” còn Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (1720-1791), một Danh y nước của ta thế kỷ XVIII cũng đã nói: “có thuốc mà không có ăn thì cũng đi đến chỗ chết”. 4

Nhân dân ta, không biết tự bao giờ cũng đã có những câu khẳng định “có thực mới vực được đạo” hay là câu “họa từ miệng ra, bệnh từ miệng vào”, ở vế thứ 2 - ý là nếu ăn uống không tốt thì bệnh sẽ theo thức ăn mà vào trong cơ thể.

Ăn uống với mọi người nói chung là quan trọng như vậy, đối với người già lại còn quan trọng hơn bởi nhiều lẽ. Cuốn sách nhỏ này được viết với hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc và những người có tuổi hiểu thêm về điều đó để rồi tự lựa chọn cho mình một chế độ ăn và một phong cách ăn phù hợp nhằm góp phần phòng và chữa bệnh một cách hiệu quả hơn. 

Xem đầy đủ
MỤC LỤC
Lời nói đầu9
Chương 1: Tình hình người già trên thế giới và ở Việt Nam13
1. Tình hình dân số già13
2. Quá trình hóa già17
Chương 2: Những thay đổi của cơ thể con người khi có tuổi21
1. Khối cơ giảm21
2. Khối xương giảm21
3. Nhu cầu năng lượng giảm22
4. Đáp ứng miễn dịch giảm22
5. Chức năng hệ tim mạch giảm23
6. Chức năng nhận thức giảm23
7. Thị lực giảm24
Chương 3: Nguyên tắc ăn uống cơ bản ở người có tuổi25
1. Nguyên tắc chúng25
2. Nguyên tắc riêng đối với từng loại bệnh26
3. Ăn thế nào cho tốt nhất?38
Chương 4: Những bệnh mạn tính không lây nhiễm hay gặp ở người có tuổi và chế độ ăn thích hợp để phòng và chữa bệnh43
1. Tình hình bệnh mạn tính trên thế giới hiện nay43
2. Tình hình bệnh mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng tại Việt Nam55
3. Chế độ ăn cho một số bệnh mạn tính cụ thể63
Chương 5. Những câu hỏi về ăn uống thường gặp và trả lời           86
1. Người bị bệnh tiểu đường có nên sử dụng mì chính không?86
2. Một số người cho rằng họ có cảm giác chóng mặt, khó chịu... khi ăn món ăn có nhiều mì chính. Vậy, mì chính có phải là chất gây dị ứng không?86
3. Ăn nhiều mì chính có gây ung thư không?87
4. Khẩu phần ăn của người cao tuôi nói chung có cần hạn chế mì chính không?88
5. Có phải không nên nêm mì chính vào món ăn ở nhiệt độ cao không?88
6. Ăn nhiều mì chính có ảnh hưởng đến trí não của người lớn và trẻ em không?89
7. Mỗi người có thể ăn bao nhiêu mì chính một ngày?90
8. Người bị tăng huyết áp, bệnh thận có nên sử dụng mì chính không?90
9. Bị bệnh mỡ trong máu cao thì có được ăn trứng không? Nếu được thì một tuần nên ăn mấy quả?91
10. Tôi khám bác sĩ được chẩn đoán là cholesterol máu cao mà tôi lại quá béo, xin cho biết ăn như thế nào là tốt?92
11. Có phải ăn nhiều trứng sẽ làm tăng cholesterol trong máu?92
12. Vì sao người bị tăng huyết áp, có mỡ trong máu cao chỉ nên dùng dầu thực vật?93
13. Người bị tăng huyết áp có ăn sữa, hoa quả và uống bia, rượu được không?93
14. Có phải chỉ ăn dầu thực vật là phòng được bệnh tăng huyết áp không?• 94
15. Người cao tuổi chỉ nên ăn dầu thực vật có đúng không?94
16. Người cao tuổi có nên ăn nhiều đường không?95
17. Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, vậy người cao tuổi có nên ăn nhiều trứng hàng ngày không?95
18. Người cao tuổi có nên uống rượu bia không? Nên uống như thế nào?96
19. Uống bao nhiêu nước là đủ? Người có tuổi có cần uống nhiều nước hay không?96
20. Người cao tuổi cần có chế độ ăn như thế nào?97
21. Người cao tuổi cần ăn uống như thế nào để tránh loãng xương?97
22. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là gì?98
23. Thế nào là một bữa ăn hợp lý?99
24. Những thực phẩm nào dễ mất an toàn vệ sinh thực phẩm?101
25. Thế nào gọi là bị ngộ độc thực phẩm?101
26. Có phải ăn dưa muối, cà muối nhiều dễ mắc bệnh ung thư?102
27. Không nên ăn nhiều quẩy và không nên ăn nhiều quẩy thường xuyên có đúng không?102
28. Vì sao không nên thường xuyên ăn mì ăn liền nhiều?103
29. Vì sao không nên ăn gạo xát quá kỹ?104
30. Không nên chỉ ăn dầu thực vật có đúng không?104
31. Vì sao không nên sử dụng dầu thực vật đã nấu, rán105
32. Tại sao không nên uống quá lạnh, ke cả mùa hè?106
33. Không nên ăn nhiều hoa quả thay rau có đúng không?107
34. Vì sao nên ăn cà chua nấu chín?108
35. Người bị bệnh động mạch vành tim không nên ăn nhiều đường có đúng không?108
36. Người bị bệnh động mạch vành tim không nên uống nhiều đồ uống chứa coca có phải không?109
37. Phụ nữ lớn tuổi không nên ăn nhiều đồ ngọt có đúng không?110
38. Các loại thực phẩm nào người già cần tránh không nên ăn hoặc chỉ ăn ít?111
39. Ăn thanh đạm không đồng nghĩa với ăn chay, nghĩa là thế nào?111
40. Không nên ngày nào cũng ăn đậu phụ có đúng không?112
41. Ăn chay trường không tốt cho sức khỏe có đúng không?113
42. Không nên chỉ ăn gạo quanh năm, có đúng không?113
43. Vì sao không nên ăn quá nhanh?113
44. Người lớn tuổi không nên ăn thức ăn quá béo, quá ngọt có phải không?114
45. Vì sao người cao tuổi và trung niên không nên ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng protein cao?114
46. Vì sao người già không nên ăn kiêng lâu dài?115
47. Vì sao người già không nên ăn nhiều hoa quả đóng hộp?         115
48. Vì sao người già không nên uống bia nhiều?116
49. Vì sao người già sau khi ăn cơm không nên đi bộ ngay?116
50. Vì sao sau khi ăn người có tuổi không nên đi ngủ117
Phụ lục118
Tài liệu tham khảo173
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4980