Tác giả | Đặng Gia Nải |
ISBN | 978-604-82-3106-4 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3484-3 |
Khổ sách | 19x27 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2020 |
Danh mục | Đặng Gia Nải |
Số trang | 151 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh của mưa bão, lượng mưa trung bình hàng năm cao, địa hình chủ yếu là miền núi. Dưới góc độ ảnh hưởng của hoạt động địa chất phần lớn các tuyến đường bộ đi qua các khu vực đồi núi đều bị phân cách. Ngoài ra, do đặc điểm khí tượng, thủy văn biến đổi đột ngột theo mùa và thảm thực vật bị tàn phá ngày càng nghiêm trọng đã làm cho đất đá bị phong hóa mạnh hơn nên dễ xẩy ra sụt trượt. Khi đã xẩy ra sụt trượt sẽ dẫn đến tàn phá thảm thực vật và rừng đầu nguồn. Đây là nguyên nhân gây nên thảm họa tàn phá làng mạc nhà cửa do lũ lụt xuát hiện trong mùa mưa bão.
Để giảm thiểu các tác động thảm họa của môi trường sự cần thiết phải mạnh dạn cân nhắc khi đưa ra phương án "đào núi làm đường" chỉ vì muốn đạt mục tiêu giá thành rẻ mà phải quán triệt quan điểm mang tính chiến lược về XÂY DỰNG BỀN VỮNG công trình hạ tầng giao thông mà trong đó cần đặc biệt chú ý các công trình đường bộ xây dựng ở vùng núi.
Để có thể đóng góp một phần trong tiến trình hướng tới mục tiêu bền vững hóa hạ tầng giao thông, nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu những đặc điểm kỹ thuật của các giải pháp phòng chống sụt trượt truyền thống, các nguyên nhân dẫn đến sụt trượt thường xuyên và cập nhật các tiến bộ kỹ thuật của các nước trên thế giới trong lĩnh vực xây dựng công trình đường bộ vùng núi bằng các giải pháp phòng chống sụt trượt gián tiếp áp dụng cho những đoạn tuyến dễ xẩy ra sụt trượt . Vì vậy, các nội dung của quyển sách được trình bày phù hợp với chiến lược bền vững hóa hệ thống hạ tầng giao thông hiện nay của ngành GTVT.
Trang | ||
Lời nói đầu | 3 | |
Chương I. Tình hình xây dựng công trình phòng chống sụt trượt trên các tuyến đường bộ vùng núi ở các nước trên thế giới và trong nước | ||
1.1. Khái quát chung | 5 | |
1.2. Tình hình áp dụng các giải pháp phòng chống sụt trượt trong xây dựng bền vững các tuyến đường bộ vùng núi trên thế giới và trong nước | 7 | |
Chương II. Các giải pháp kết cấu công trình phòng chống sụt trượt trực tiếp trên các tuyến đường bộ vùng núi | ||
2.1. Khái quát chung về trượt mái dốc | 24 | |
2.2. Các giải pháp phòng chống sụt trượt truyền thống | 25 | |
2.3. Các giải pháp phòng chống sụt trượt trực tiếp tiên tiến | 28 | |
Chương III. Xây dựng bền vững các tuyến đường bộ vùng núi bằng các giải pháp phòng chống sụt trượt gián tiếp | ||
3.1. Dạng kết cấu và công nghệ thi công nhịp dầm cầu cạn ven núi | 31 | |
3.2. Kết cấu và công nghệ thi công cầu cạn vượt thung lũng, vực sâu | 80 | |
Chương IV. Kết cấu móng, trụ cầu cạn và công nghệ thi công | ||
4.1. Kết cấu trụ xây dựng trên sườn núi (ven núi) | 99 | |
4.2. Kết cấu móng xây dựng trên sườn núi | 102 | |
4.3. Móng nông trên nền thiên nhiên, thi công bằng phương pháp đào trần | 104 | |
4.4. Giải pháp móng sâu và công nghệ thi công | 105 | |
Chương V. Cơ sở lý thuyết tính toán cầu dạng cong bằng | ||
5.1. Áp dụng phương pháp ma trận chuyển tiếp tính toán dầm dạng thanh cong bằng | 123 | |
5.2. Phương pháp phần tử hữu hạn | 128 | |
5.3. Áp dụng thuật toán PTHH trong tính toán dầm cầu cong bằng BTCT DƯL | ||
133 | ||
5.4. Phân tích lựa chọn giữa 2 phương pháp | 146 | |
Kết luận | 147 | |
Tài liệu tham khảo | 149 |