Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Bài tập sức bền vật liệu
4.5
1052
Lượt xem
2
Lượt đọc
Tác giảI.N. Mirôliubôp
ISBN2012-BTSBVL-107
ISBN điện tử978-604-82-5841-2
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2012
Danh mụcI.N. Mirôliubôp
Số trang434
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Cuốn "Bài tập sức bền vật liệu" do I.N. Miroliobov chủ biên là một trong những cuốn sách bài tập phong phú - hơn 1000 bài, nhiều bài lại gồm nhiều đề nhỏ, đa dạng, cách trình bày rất hợp lí giúp cho người sử dụng có điều kiện ôn nhanh lí thuyết sau đó thông qua những thí dụ tìm hiểu cách ứng dụng trước khi bắt tay vào tự làm lấy bài tập. Do những đặc điểm trên mà cuốn sách thích hợp với nhiều đối tượng sinh viên, học tập trung hoặc tại chức, kể cả những người tự học. Bằng cách trình bày nhiều bài toán dưới dạng sơ đồ tính nên cuốn bài tập này có thể sử dụng cho ngành Cơ khí cũng như ngành Xây dựng. Sách cũng rất có ích đối với cả những cán bộ giảng dạy, giúp tìm ra được những bài tập thích hợp với trình độ và đặc điểm của các chuyên ngành kĩ thuật khác nhau.

Đối với sinh viên học môn Sức bền vật liệu, việc giải bài tập thường là khó khăn lớn nhất. Tài liệu “Bài tập Sức bền vật liệu” này nhằm mục đích giúp đỡ sinh viên giảm bớt những khó khăn trong quá trình học giáo trĩnh, nắm được phương pháp, đồng thời có một số kỹ năng cần thiết để giải bài tập.

Trong tài liệu có trĩnh bày những khái niệm cơ bản của phần lý thuyết, các chỉ dẫn cần thiết về phương pháp, những thí dụ giải bài toán mẫu, những bài tập tự giải, đáp số và số liệu tra cứu. Để thuận tiện cho việc sử dụng tài liệu và nắm vững vấn đề, những chỉ dẫn đều để ở ngay mỗi phần, còn đáp số và số liệu tra cứu thì để ở cuối sách. Chúng tôi cho rằng điều trước tiên đối với sinh viên là phải nắm được những khái niệm về lý thuyết, phương pháp giải và bài giải mẫu của từng phần, điều này giúp cho họ nhớ lại, hiểu và nắm chắc hơn những vấn đề cơ bản của lý thuyết, nghĩ ra được phương pháp và tìm được cách cần thiết đế tự mình giải được bài toán.

Các đề bài tập tự giải được trình bày dưới dạng sơ đồ cùng với các số liệu cần thiết. Vì một sơ đồ có thể đặc trưng cho sự làm việc không phải của một kết cấu mà nhiều kết cấu đôi khi rất khác nhau về mục đích, do đó hầu hết các đề bài tập ở đây đều không viết thành lời, để không hạn chế việc sử dụng mỗi sơ đồ chỉ cho một trường hợp riêng biệt.

Mỗi nhóm bài tập liên quan đến một đề tài và có một mục đích chung thì có một chỉ dẫn chung về mục đích cần phải đạt được khi giải. Như vậy sinh viên phải tự diễn đạt đầu đề bài toán, và do đó hình dung tốt hơn vấn đề phải giải quyết và những số liệu ban đầu.

Lần xuất bản thứ tư này về đại thể không khác những lần xuất bản trước, tuy có một số thay đổi và sửa chữa. Cũng như những lần xuất bản trước, lần xuất bản này có đưa vào hệ đơn vị quốc tế (SI). Trong một loạt thí dụ có trình bày đặc điểm giải bài toán khi sử dụng hệ đơn vị này. Trong các bài tập tự giải cũng có đưa hệ này vào.

Những sinh viên nào học Sức bền vật liệu, đồng thời lại có học tiếng nước ngoài thì có thế sử dụng tài liệu bài tập này theo bản dịch tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Anh.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời giới thiệu

3

Lời nói đầu

5

Chú thích chung về các điều kiện cho trong bài tập

6

I. Kéo và nén

7

§1. Lực dọc

7

§2. Ứng suất pháp, biến dạng dài tuyệt đối và thế năng biến dạng

9

§3. Biến dạng ngang và độ biến đổi thể tích

11

§4. Chuyển vị các điểm của hệ thanh liên kết khớp

12

§5. Độ bền và độ cứng

15

§6. Tính thanh có xét trọng lượng bản thân

19

§7. Hệ siêu tĩnh

22

II. Trạng thái ứng suất và các thuyết bền

33

§8. Trạng thái ứng suất tuyến tính, phẳng và khối

33

§9. Những lí thuyết bền và ứng suất tương đương

39

III. Bình chứa mỏng

41

§10. Tính bình chứa mỏng

41

IV. Trượt

47

§11. Ứng suất và biến dạng trượt

47

V. Tính các liên kết đơn giản nhất của các bộ phận công trình

50

§ 12. Khái niệm cơ bản và công thức tính toán

50

VI. Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang

53

§13. Diện tích và mômen tĩnh của mặt cắt ngang

53

§14. Mômen quán tính của mặt cắt

55

VII. Xoắn

63

§15. Mômen xoắn

63

§16. Ứng suất tiếp, góc xoắn và thế năng biến dạng đàn hồi

65

§17. Độ bền và độ cứng

69

§18. Bài toán siêu tĩnh

75

VIII. Uốn ngang phẳng

81

§19. Lực cắt và mômen uốn

81

§20. Ứng suất pháp và chọn mặt cắt ngang dầm

94

§21. Ứng suất tiếp, tâm uốn và kiểm tra độ bền của dầm theo ứng suất tiếp

103

§22. Ứng suất chính và việc kiểm tra toàn bộ độ bền của dầm

110

§23. Cơ sở tính dầm theo năng lực chịu tải

118

§24. Chuyển vị của dầm bị uốn

121

§25. Dầm có mặt cắt thay đổi

134

§26. Dầm siêu tĩnh

143

§27. Thế năng biến dạng đàn hồi trong biến dạng uốn

167

IX. Sức chịu phức tạp của dầm thẳng có độ cứng lớn

172

§28. Uốn xiên

172

§29. Kéo (nén) và uốn đồng thời

180

§30. Kéo (nén) và xoắn đồng thời

194

§31. Xoắn và uốn đồng thời

196

§32. Sức chịu phức tạp trong trường hợp tổng quát

207

§33. Lò xo xoắn hình trụ chịu kéo hoặc nén

214

X. Uốn dọc

220

§34. Lực tới hạn và ứng suất tới hạn

220

§35. Tính ổn định thanh chịu nén

223

§36. Uốn ngang và uốn dọc đồng thời

236

XI. Thanh cong phẳng

242

§37. Lực dọc, lực cất và mômen uốn

242

§38. Ứng suất

253

§39. Tính toán độ bền

258

XII. Tính hệ đàn hồi bằng phương pháp năng lượng

261

§40. Xác định chuyển vị đàn hồi suy rộng

261

§41. Giải hệ siêu tĩnh

279

§42. Tính vành mỏng phẳng

293

XIII. Tính ống dày

316

§43. Ống hình trụ

316

§44. Ống hình trụ nhiều lớp

322

XIV. Tác dụng động của lực

329

§45. Tính vật (hệ) chuyển động có xét lực quán tính

329

§46. Dao động đàn hồi

338

§47. Va chạm

358

XV.  Ứng suất thay đổi

373

§48. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến độ bền mỏi của vật liệu

374

§49. Tính độ bền trong trạng thái ứng suất tuyến tính và trượt thuần túy (xoắn)

378

§50. Tính độ bền trong trạng thái ứng suất phức tạp

283

Phụ lục

390

Trả lời các bài tập

408

Tài liệu tham khảo

429

Mục lục

430

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4980