Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Bảo tồn di sản kiến trúc truyền thống trong đô thị Việt Nam: Cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm từ các nước ASEAN
4.5
2335
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảPGS. TS. Phan Thị Hồng Xuân
ISBN điện tử978-604-82-6041-5
Khổ sách17x24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcPGS. TS. Phan Thị Hồng Xuân
Số trang476
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, hiện nay có 3,6 tỷ người sống ở các thành phố, chiếm 54,6%. Theo dự báo đến năm 2050, tỉ lệ dân cư đô thị sẽ chiếm hơn 70% dân số thế giới. Đô thị hóa (ĐTH) được xem là một trong bốn xu hướng lớn (mega trends) tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh cách mạng công nghiệp 4.0, biến đổi khí hậu, và sự gia tăng bất bình đẳng, quá trình ĐTH mạnh mẽ như hiện nay với mức độ tập trung dân số tại các thành phố lớn đã gây ra nhiều áp lực cho đô thị trên hầu hết các lĩnh vực. Ở khu vực ASEAN, đến năm 2030 dự kiến sẽ có thêm 90 triệu người sẽ chuyển đến sống ở khu vực đô thị, trong đó các thành phố cỡ vừa (từ 200.000 đến 2 triệu dân) đóng góp khoảng 40% tăng trưởng của khu vực.

Giai đoạn 2011 - 2020, các đô thị Việt Nam phát triển theo hướng đáp ứng những yêu cầu, xu thế thời đại về nâng cao chất lượng cuộc sống, thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và đô thị thông minh. Năm 1999, Việt Nam có 629 đô thị và đến tháng 12-2020 có 862 đô thị (2 đô thị đặc biệt, 23 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 90 đô thị loại IV và 668 đô thị loại V) (Lâm và Hằng, 2021). Một số hình ảnh, ý kiến chung cho thấy rằng diện mạo đô thị cả nước thay đổi, tốc độ ĐTH nhanh song chất lượng chưa cao dẫn đến hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển chưa theo kịp, người dân vẫn duy trì văn hóa, sinh hoạt theo truyền thống nông thôn. Đặc biệt nhiều đô thị, nhất là các khu vực đô thị mới và đô thị lõi lịch sử hiện hữu ngày càng trở nên thiếu không gian công viên, cây xanh, mặt nước, kiến trúc khu vực đô thị pha trộn, thiếu đi bản sắc văn hóa theo khu vực và vô tình đánh mất nét đặc trưng đô thị vốn có và hạ tầng kết nối nhiều yếu điểm.

Trước những yêu cầu về tạo dựng bản sắc đô thị, Luật Kiến trúc (số 40/2019/QH14, ngày 13/6/2019) đưa ra một trong những nguyên tắc quan trọng về “Bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu chọn lọc tinh hoa kiến trúc tế giới. Xây dựng nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”. Hơn hết, Điều 5 của bộ Luật đã nhấn mạnh vào “Bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc” nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa, tạo nên phong cách riêng của kiến trúc Việt Nam.

Với tầm nhìn chiến lược của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM, Trường Đại học Văn Lang, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP. HCM, ba đơn vị Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa và Phát triển, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo nguồn nhân lực ASEAN phối hợp cùng Hội hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á TP. HCM đồng tổ chức hội thảo khoa học Bảo tồn di sản kiến trúc truyền thống trong đô thị Việt Nam: Cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm từ các nước ASEAN với mục tiêu mang những tinh hoa của con người và đất nước Việt Nam ra thế giới; đồng thời, nhìn nhận và đánh giá về công việc bảo tồn di sản kiến trúc truyền thống của Việt Nam trong cộng đồng ASEAN.

Cuốn sách về “Bảo tồn di sản kiến trúc truyền thống trong đô thị Việt Nam: Cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm từ các nước ASEAN” lần này xoáy vào: Chương 1 về Di tích kiến trúc và giá trị văn hóa; Chương 2 về Quản lý di sản kiến trúc trong đô thị; Chương 3 về Bảo tồn và tạo dựng bản sắc đô thị và; Chương cuối cùng về Kinh nghiệm ASEAN và quốc tế.

Với cách tiếp cận khoa học đa chiều, logic chặt chẽ, Chương thứ nhất bắt đầu từ chính nội tại các di tích kiến trúc và giá trị văn hóa bản địa, từ Hội quán Phúc Kiến Phố Lãn Ông (Hà Nội), đến di sản kiến trúc Chùa Huế (Thừa Thiên Huế), tiếp biến văn hóa trong kiến trúc đình làng ở tỉnh Tây Ninh, rồi tới các đặc trưng kiến trúc (thành Gia Định, chùa Hoa và tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo) tại TP. HCM.

Từ các công trình và giá trị di sản văn hóa và kiến trúc, Chương thứ hai, ở cấp độ đô thị, câu chuyện về quản lý di sản kiến trúc theo xu hướng “áp dụng số hóa” và mang tính đột phá công nghệ lồng ghép BIM, quét laze di sản văn hóa nói chung. Những trường hợp nghiên cứu cụ thể về đô thị cổ Hội An gắn với phát triển du lịch bền vững, nhà ở truyền thống người Việt trong đô thị tỉnh Đồng Nai, di sản văn hóa đô thị Sài Gòn - TP. HCM góp phần phát triển bền vững, quản lý và bảo tồn nhà cổ thời Pháp tại tỉnh Bến Tre, nhà cổ Tây Nam bộ và vấn đề phát huy giá trị di tích kiến trúc thông qua du lịch cộng đồng cho thấy bức tranh tổng thể từ Bắc vào Nam theo chiều dài đất nước.

Chương kế tiếp về bảo tồn và tạo dựng bản sắc đô thị cho thấy những trăn trở thiết thực đối với di sản kiến trúc đô thị ở TP. HCM từ góc nhìn văn hóa- nhân văn, kinh tế - xã hội. Kế bên khu vực trọng điểm phía Nam, nghiên cứu phương án bảo tồn giá trị kiến trúc miếu Phước An, tại

thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương), các di chỉ khảo cổ ở tỉnh Bến Tre, di tích quốc gia đặc biệt mộ và khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu đã toát nên những giá trị cốt lõi của di sản - một thành phần quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc đô thị khu vực Nam Bộ.

Trước quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước với thế giới và các nước ASEAN, chương cuối cùng cho chúng ta thấy những ví dụ, kinh nghiệm và bài học quý giá của một số quốc gia khác trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc truyền thống đô thị, các ý kiến đóng góp chân quý cho di sản văn hóa - kiến trúc chùa Sắc Tứ Trường Thọ, TP. HCM; đồng thời, những bài học từ chính sách và hoạt động bảo tồn, phát triển di sản kiến trúc ở Singapore (URA), rồi đến các vấn đề ngập lụt di sản kiến trúc đô thị dưới tác động của biến đổi khí hậu ở khu vực ASEAN được đúc kết, cùng vấn đề hạ tầng kỹ thuật trong bảo tồn và phát huy giá trị bền vững di sản kiến trúc cho Việt Nam được nêu.

Tựu chung lại, với rất nhiều tâm huyết, hàm lượng nghiên cứu sâu rộng của gần 50 tác giả, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, 29 công trình nghiên cứu khoa học (trong hơn 40 bài BTC nhận được) - đã được Ban Biên tập xem xét cẩn trọng, vượt qua nhiều vòng phản biện của các chuyên gia hàng đầu - đã được chọn công bố. Hy vọng, cuốn sách lần này sẽ góp phần tích cực trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, thúc đẩy quá trình tạo nét đặc trưng đô thị hiện đại thêm đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển bền vững trong bối cảnh “bình thường mới” và “chuyển đổi số” mạnh mẽ ở Việt Nam.

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng cuốn sách không thể tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Ban Biên tập rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần tiếp theo.

Trân trọng cảm ơn!

TM. BAN BIÊN TẬP

TS. KTS Ngô Minh Hùng

Xem đầy đủ

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1: DI TÍCH KIẾN TRÚC VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA

1
1

Hội quán Phúc Kiến Phố Lãn Ông - Di tích tiêu biểu người

Hoa ở Thành phố Hà Nội

Nguyễn Thái Hòa

10
2Di sản kiến trúc Chùa Huế - loại hình chữ khẩu (□) đặc trưng

Phạm Đăng Nhật Thái

23
3

Tiếp biến văn hóa trong kiến trúc Đình làng ở Tỉnh Tây

Ninh

Phí Thanh Phát 

Nguyễn Thanh Lợi

40
4Đặc trưng kiến trúc trong các ngôi chùa Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đặng Hoàng Lan

60
5Thành Gia Định - Sài Gòn xưa trong lịch sử

Võ Nguyên Phong

75
6Trang trí kiến trúc truyền thống của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đặng Hoàng Lan 

Đoàn Lê Minh Khởi

94
7Góc nhìn về bảo tồn và trùng tu tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo trong bối cảnh hiện nay

Đoàn Văn Triệu

113
CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC TRONG ĐÔ THỊ
8Preserving cultural patrimony and tourism promotes the city's real worth: applying digitalization trend in cultural heritage in the integration of BIM, laser scanning, and hi- tech

Nguyễn Anh Thư

Lê Mỹ Uy Như

Phan Quốc Thái

Nguyễn Hồng Sơn

124
9Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc tại đô thị cổ Hội An gắn với phát triển du lịch bền vững (điểm cứu di sản kiến trúc Hoa)

Đào Vĩnh Hợp 

Võ Thị Ánh Tuyết

139
10Nhà ở truyền thống người Việt trong đô thị Tỉnh Đồng Nai: thực trạng và giải pháp bảo tồn

Cao Thu Nga

159
11Di sản văn hóa đô thị Sài Gòn -Thành phố Hồ Chí Minh góp phần phát triển bền vững

Nguyễn Thị Hậu

171
12Bảo tồn và phát huy giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật: Trường hợp Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh

Đoàn Thị Trang

186
13

Quản lý và bảo tồn nhà cổ thời

Pháp tại Tỉnh Bến Tre

Phạm Văn Luân

Đỗ Văn Công

201
14Nhà cổ Tây Nam bộ và vấn đề phát huy giá trị di tích kiến trúc thông qua du lịch cộng đồng

Ngô Minh Hùng

Lương Vạn Thành

Quảng Văn Sơn

219
CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ TẠO DỰNG BẢN SẮC ĐÔ THỊ
15Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Đức Tuấn

236
16Urban heritage in Saigon-Ho Chi Minh City, Vietnam: a socio-economic approach

Trần Thanh Trúc  Duy

Võ Thanh Tuyền

248
17Bảo tồn di sản kiến trúc hướng tới phát triển đô thị thích ứng

Dương Trường Phúc

264
18Nghiên cứu phương án bảo tồn giá trị kiến trúc miếu Phước An, tại Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

Tô Huỳnh Anh Tuấn

275
19Thực trạng bảo tồn di sản kiến trúc đô thị dựa vào cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Trường hợp điển hình Quận 1 và Quận 3

Nguyễn Minh Nhựt

287
20Tác nhân ảnh hưởng đến quyết định bảo tồn Dinh Thượng Thơ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Huỳnh Bá Lộc

305
21Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình chuyển đổi số

Nguyễn Khắc Xuân Thi

323
22Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc truyền thống trong đô thị qua các di chỉ khảo cổ ở Tỉnh Bến Tre

Nguyễn Kim Thư

Phạm Văn Luân

Trần Đông Phú

341
23Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản kiến trúc và văn hóa của di tích quốc gia đặc biệt mộ và khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu

Phạm Văn Luân

359
CHƯƠNG 4: KINH NGHIỆM ASEAN VÀ QUỐC TẾ 
24Kinh nghiệm của một số nước ASEAN trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc truyền thống đô thị

Đoàn Diệp Thùy Dương

Nguyễn Bình Minh

376
25300 năm hình thành và phát triển của Chùa Sắc Tứ Trường Thọ và một vài ý kiến góp phần bảo tồn, phát huy di sản văn hóa - kiến trúc chùa cổ trong đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

Phan Thị Hồng Xuân

Lê Nguyễn Ái Huyền

394
26

Conserving and developing

Singapore's           architectural

heritage: Lessons from the policies and activites of the Urban Redevelopment Authority (URA)

Phan Hoàng Long

410
27Ngập lụt di sản kiến trúc đô thị dưới tác động của biến đổi khí hậu ở một số nước ASEAN: thực trạng và đề xuất

Đoàn Diệp Thùy Dương

424
28Hạ tầng kỹ thuật trong bảo tồn và phát huy giá trị bền vững di sản kiến trúc cho Việt Nam từ kinh nghiệm của một số nước ASEAN

Nguyễn Bình Minh

441
29Vai trò vòng xoay giao thông trong việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đô thị

Trần Thị Ánh Tuyết

455

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4980