Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Bảo trì nhà siêu cao tầng ở Việt Nam
4.5
1490
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảTrần Hồng Hải
ISBN978-604-82-2214-7
ISBN điện tử978-604-82-3633-5
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2017
Danh mụcTrần Hồng Hải
Số trang249
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

 

Từ sau cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ 18 đến nay, thế giới chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa, kéo theo đó là sự bùng nổ dân số và xu hướng đô thị hóa không ngừng. Tại các đô thị lớn, nhu cầu về nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại tăng đột biến trong khi quỹ đất xây dựng ngày một thiếu trầm trọng. Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, những tòa nhà siêu cao tầng (SCT) xuất hiện ngày càng nhiều như một xu thế tất yếu. Không chỉ giải quyết nhu cầu bất động sản, nhà SCT còn là công trình mang tính biểu tượng thể hiện sự đẳng cấp của đô thị về kiến trúc và xây dựng, phản ánh phần nào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Kể từ công trình Home Insurance (Chicago, Mỹ) cao 94m được xây dựng năm 1883, tính đến cuối năm 2016 thế giới đã có hơn 100 tòa tháp với chiều cao hơn 300m. Công trình Kingdom Tower (Ả Rập Xê Út) với chiều cao 1000m dự kiến hoàn thành năm 2017 sẽ là tòa tháp cao nhất thế giới, vượt kỷ lục của Buji Khadifa (Dubai) cao 828m. Xét đến tốc độ đô thị hóa tăng nhanh ở Việt Nam trong thời gian gần đây, Liên Hợp Quốc đã dự báo rằng đến năm 2040, dân số đô thị tại Việt Nam sẽ vượt quá dân số nông thôn. Tại hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Hồ Chí Minh, hiện nay đã có nhiều công trình siêu cao tầng được xây dựng, trong đó có tòa tháp Keangnam Landmark Tower (Hà Nội, 336m, 72 tầng) đang đứng thứ 59 trong danh sách các công trình cao nhất thế giới. Ngoài ra, nhiều dự án nhà SCT khác cũng đang được tiến hành như Vietinbank Tower (Hà Nội, 362m, 68 tầng) và Landmark 81 (Hồ Chí Minh, 81 tầng, 461m).

Bảo trì được xem là công việc đặc biệt quan trọng của một dự án với chiến lược nhằm tăng giá trị kinh tế và hình ảnh của công trình trong suốt chu trình tuổi thọ. Nhà SCT là công trình có hệ thống kết cấu, bao che và hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị phức tạp và hiện đại, sử dụng nguồn năng lượng lớn, đòi hỏi độ an toàn cao, không cho phép xảy ra cháy nổ hay các sự cố khác. Nhà SCT đòi hỏi cần được khai thác hiệu quả, đảm bảo đầy đủ công năng, chất lượng và an toàn sử dụng thông qua các hoạt động bảo trì. Những năm gần đây, chi phí cho công tác bảo trì công trình là rất lớn trên toàn thế giới. Ở hầu hết các quốc gia, nó chiếm tới gần 50% tổng doanh thu của ngành công nghiệp xây dựng. Vì vậy, khoa học bảo trì công trình dân dụng cao tầng ở các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật, và Nga đã và đang được đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng.

Tại Việt Nam, bảo trì công trình là một vấn đề mang tính thời sự. Mọi vấn đề liên quan đến bảo trì nhà SCT ở Việt Nam chủ yếu được xử lý theo các văn bản hiện có về bảo trì nhà cao tầng. Với các công trình SCT đã đưa vào sử dụng, công tác bảo trì được chủ sở hữu thuê công ty nước ngoài quản lý. Thực tế, nội dung và quy trình kỹ thuật quản lý bảo trì các tòa nhà này là hoàn toàn mới mẻ đối với các nhà nghiên cứu và các đơn vị quản lý vận hành bảo trì công trình Việt Nam.

Cuốn sách được biên soạn trong bối cảnh nguồn tài liệu về bảo trì công trình xây dựng tại Việt Nam còn khan hiếm. Mục đích chính của cuốn sách là cung cấp một tài liệu tham khảo tổng quát về các vấn đề trong bảo trì công trình và hướng dẫn cách thức xây dựng quy trình, các giải pháp kỹ thuật và quản lý bảo trì công trình, đặc biệt là nhà SCT.

Nội dung của cuốn sách gồm 11 chương, được phân chia cụ thể như sau: Chương  1, chương 2 và chương 3 trình bày các khái niệm cơ bản về bảo trì CTXD, thực trạng bảo trì nhà SCT trên thế giới và tại Việt Nam,  tóm lược kiến thức chung về bảo trì cũng như cái nhìn tổng quan về tình hình thực tế bảo trì CTXD.

Chương 4, chương 5 và chương 6 cung cấp các cơ sở khoa học và giới thiệu các thiết bị dụng cụ chuyên dụng cho công tác bảo trì nhà SCT (bao gồm kiến trúc, hệ kết cấu chịu lực, bao che và hệ thống kỹ thuật).

Chương 7, chương 8 và chương 9 hướng dẫn thiết kế quy trình bảo trì nhà SCT bắt đầu từ giai đoạn lựa chọn khảo sát khả năng bảo trì, cho đến giai đoạn xây dựng nội dung kỹ thuật bảo trì chi tiết cho các bộ phận công trình. Đồng thời các kiến nghị về giải pháp kỹ thuật bảo trì phù hợp cho các bộ phận công trình cũng được trình bày.

Chương 10 và chương 11 giới thiệu các phương pháp xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và quản lý để có thể triển khai hoạt động bảo trì nhà SCT ở Việt Nam.

Hy vọng cuốn sách này sẽ là một tài liệu chuyên khảo giúp ích phần nào cho những độc giả đang quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề bảo trì CTXD và bảo trì nhà SCT.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời nói đầu

3

Danh mục các chữ viết tắt 5 
Chương 1. Những vấn đề chung về bảo trì công trình xây dựng 
1.1.        Khái niệm bảo trì công trình xây dựng

7

1.1.1.        Khái niệm bảo trì công trình xây dựng ở Việt Nam

7

1.1.2.        Khái niệm bảo trì công trình xây dựng trên thế giới

8

1.2.        Bảo trì và tuổi thọ công trình xây dựng

9

1.2.1.        Bảo trì và vòng đời dự án đầu tư xây dựng

9

1.2.2.        Bảo trì và tuổi thọ công trình xây dựng

9

1.3.        Bảo trì và chiến lược bảo tồn bất động sản

12

1.4.        Bảo trì và an toàn vận hành công trình

14

1.5.        Cơ sở vật chất phục vụ bảo trì công trình

15

1.5.1.        Hồ sơ phục vụ công tác bảo trì

15

1.5.2.        Dụng cụ thiết bị phục vụ công tác bảo trì

16

1.6.        Nhân lực bảo trì công trình

17

1.7.        Nhà thầu và hợp đồng bảo trì

18

1.7.1.        Lựa chọn nhà thầu thực hiện bảo trì

18

1.7.2.        Lựa chọn hình thức và loại hợp đồng

18

1.7.3.        Nội dung hợp đồng

19

Chương 2. Thực trạng bảo trì nhà siêu cao tầng trên thế giới 
2.1.        Quy phạm, tiêu chuẩn bảo trì nhà siêu cao tầng trên thế giới

20

2.2.        Hình thức bảo trì nhà siêu cao tầng được sử dụng trên thế giới

22

2.2.1.        Bảo trì đột xuất

22

2.2.2.        Bảo trì theo kế hoạch (bảo trì phòng ngừa)

22

2.2.3.        Bảo trì phòng ngừa theo thời gian (bảo trì định kỳ)

23

2.2.4.        Bảo trì phòng ngừa theo thực trạng

23

2.2.5.        Bảo trì hiệu chỉnh

24

2.2.6.        Bảo trì tin cậy

24

2.3.        Nội dung bảo trì nhà siêu cao tầng trên thế giới

25

2.4.        Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo trì nhà siêu cao tầng

26

2.4.1.       Mô hình thông tin công trình (building information modeling - BIM) 26 
2.4.2.        Hệ thống quản lý tòa nhà (building management system - BMS) 27 
2.4.3.       Những yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống thông tin trong công trình 27 
2.5.        Vấn đề tồn tại trong quản lý bảo trì công trình xây dựng và 
nhà siêu cao tầng trên thế giới

29

Chương 3. Tình hình bảo trì nhà siêu cao tầng tại Việt Nam 
3.1.        Chính sách về bảo trì công trình xây dựng ở Việt Nam

32

3.2.        Quy phạm, tiêu chuẩn bảo trì công trình xây dựng ở Việt Nam

32

3.3.        Mô hình quản lý bảo trì nhà siêu cao tầng hiện nay ở Việt Nam

33

3.3.1.        Đối với toà nhà cao tầng trung tâm thương mại, văn phòng 
cho thuê và chung cư cao tầng bán hoặc cho thuê để ở

33

3.3.2.        Đối với các tòa nhà siêu cao tầng

34

3.4.        Nguồn vốn vận hành kỹ thuật và bảo trì nhà siêu cao tầng

36

3.5.        Vấn đề tồn tại trong quản lý bảo trì nhà siêu cao tầng ở Việt Nam

37

Chương 4. Cơ sở khoa học về bảo trì kiến trúc, hệ kết cấu chịu lực 
và bao che nhà siêu cao tầng 
4.1.        Kiến trúc tổng thể nhà siêu cao tầng

39

4.2.        Hệ kết cấu chịu lực cơ bản

39

4.2.1.        Các hệ kết cấu chịu lực nhà siêu cao tầng

39

4.2.2.        Vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực nhà siêu cao tầng

41

4.2.3.        Vật liệu chống cháy cho kết cấu nhà siêu cao tầng

43

4.2.4.        Yêu cầu về công năng với các loại kết cấu

43

4.2.5.        Các dạng hư hỏng của kết cấu

47

4.3. Hệ thống mái

47

4.4.        Hệ kết cấu bao che

49

4.4.1.        Đặc điểm về kết cấu bao che nhà siêu cao tầng

49

4.4.2.        Đặc điểm về vật liệu kính cho kết cấu bao che nhà siêu cao tầng

50

4.4.3.        Công năng yêu cầu của hệ vách kính bao che nhà siêu cao tầng

52

4.4.4.        Các dạng hư hỏng của hệ vách kính bao che

52

4.4.5.        Nguyên nhân hư hỏng của hệ vách kính bao che

54

4.5.        Một số bộ phận và chi tiết kiến trúc

54

4.5.1.        Sơn bề mặt kết cấu hoàn thiện bằng lớp trát bả

54

4.5.2.        Hệ thống vệ sinh

56

4.5.3.        Đá ốp

57

4.5.4.        Hệ thống cửa và nội thất trong nhà

60

Chương 5. Cơ sở khoa học bảo trì hệ thống kỹ thuật nhà siêu cao tầng 
5.1.        Hệ thống cấp điện

61

5.2.        Hệ thống thông tin liên lạc (hệ thống điện nhẹ)

63

5.2.1.        Hệ thống kết nối truyền dữ liệu

63

5.2.2.        Hệ thống điện thoại

63

5.2.3.        Hệ thống an ninh giám sát

63

5.2.4.       Hệ thống thiết bị âm thanh công cộng 
(public address system - PA)

64

5.2.5.        Hệ thống tăng cường sóng thông tin di động

64

5.3.        Hệ thống thang máy

64

5.4.        Hệ thống điều hòa không khí

66

5.4.1.        Hệ thống sưởi trung tâm

66

5.4.2.        Hệ thống thông khí

67

5.4.3.        Hệ thống làm mát trung tâm

67

5.5.        Hệ thống cấp, thoát nước nhà siêu cao tầng

69

5.5.1.        Hệ thống cấp nước

69

5.5.2.        Hệ thống thoát nước

71

5.6.        Hệ thống báo cháy, chữa cháy và thoát hiểm 
(fire alarm, fire fighting and evacuation system)

73

5.6.1.        Hệ thống báo cháy

73

5.6.2.        Hệ thống chữa cháy

75

5.6.3.        Hệ thống thoát hiểm

76

5.7.        Chức năng và sự cố chức năng hệ thống kỹ thuật tòa nhà

78

5.7.1.        Chức năng và lý thuyết phân tích chức năng hệ thống kỹ thuật

78

5.7.2.        Các hư hỏng chức năng của thiết bị hệ thống kỹ thuật

78

5.7.3.        Sự cố chức năng và hậu quả sự cố chức năng thiết bị

79

5.7.4.        Phân tích sự cố

80

Chương 6. Thiết bị, dụng cụ đảm bảo khả năng bảo trì cho 
nhà siêu cao tầng ở Việt Nam 
6.1.        Thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác bảo trì hệ kết cấu bao che 
bằng vách dựng nhôm kính nhà siêu cao tầng

81

6.1.1.        Thiết bị, dụng cụ kiểm tra, phụ trợ phục vụ bảo trì

83

6.1.2.        Sàn nâng để bảo trì mặt ngoài

84

6.1.3.        Thiết bị bảo trì chuyên dụng BMU (building maintenance unit)

84

6.1.4.        Robot tự leo lau rửa kính

88

6.2.        Thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác bảo trì hệ kết cấu chịu lực 
nhà siêu cao tầng

92

6.2.1.        Dụng cụ thiết bị khảo sát, đánh giá, kiểm tra hệ kết cấu chịu lực 94 
6.2.2.        Một số thiết bị kiểm tra hư hỏng chuyên dụng

95

6.2.3.        Thiết bị sửa chữa và bảo trì kết cấu công trình

98

6.3.        Thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác bảo trì hệ thống kỹ thuật 
nhà siêu cao tầng

101

6.3.1.        Dụng cụ đo độ rung của máy

106

6.3.2.        Thiết bị thu thập và phân tích số liệu rung động của máy

106

6.3.3.        Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và phân tích rung động

107

6.3.4.        Hệ thống (thiết bị tích hợp) chẩn đoán tình trạng thiết bị 
dựa trên phân tích dao động

108

Chương 7. Hình thức bảo trì, thiết kế đảm bảo khả năng bảo trì và 
công tác khảo sát phục vụ bảo trì nhà siêu cao tầng ở Việt Nam 
7.1.        Hình thức bảo trì nhà siêu cao tầng

110

7.1.1.        Sự phát triển của các hình thức bảo trì

110

7.1.2.        Phân loại hình thức bảo trì công trình xây dựng

110

7.1.3.        Lựa chọn hình thức bảo trì cho nhà siêu cao tầng ở Việt Nam

113

7.4.        Thiết kế đảm bảo khả năng bảo trì và khảo sát phục vụ bảo trì

115

7.4.1.        Thiết kế đảm bảo khả năng bảo trì hệ vách kính bao che 
nhà siêu cao tầng

115

7.4.2.        Thiết kế đảm bảo khả năng bảo trì hệ thống kỹ thuật 
nhà siêu cao tầng

116

7.4.3.        Khảo sát phục vụ công tác bảo trì

118

Chương 8. Quy trình bảo trì kiến trúc, hệ kết cấu chịu lực và bao che nhà siêu cao tầng ở Việt Nam 
8.1.        Nội dung quy trình bảo trì kiến trúc, hệ kết cấu chịu lực và 
bao che nhà siêu cao tầng ở Việt Nam

119

8.1.1.        Trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình

119

8.1.2.        Căn cứ lập quy trình bảo trì

119

8.1.3.        Nội dung quy trình bảo trì

120

8.1.4.        Thẩm định, phê duyệt quy trình bảo trì kiến trúc, hệ kết cấu 
chịu lực và bao che nhà siêu cao tầng ở Việt Nam

120

8.2.  Quy trình bảo trì một số bộ phận chi tiết kiến trúc nhà siêu cao tầng ở Việt Nam

121

8.2.1.        Quy trình bảo trì bộ phận, chi tiết kiến trúc xây dựng sân, 
hè xung quanh nhà

121

8.2.2.        Quy trình bảo trì bộ phận, chi tiết kiến trúc và 
bề mặt hoàn thiện trong nhà

123

8.3.        Quy trình bảo trì hệ kết cấu chịu lực nhà siêu cao tầng 
ở Việt Nam

125

8.4.        Quy trình bảo trì hệ kết cấu bao che nhà siêu cao tầng 
ở Việt Nam

141

Chương 9. Quy trình bảo trì các hệ thống kỹ thuật nhà siêu cao tầng ở Việt Nam
9.1.        Nội dung của quy trình bảo trì hệ thống kỹ thuật nhà siêu cao tầng
ở Việt Nam

149

9.2.        Quy trình bảo trì hệ thống điện nhà siêu cao tầng ở Việt Nam

149

9.2.1.        Quy trình bảo trì hệ thống điện nặng của tòa nhà

149

9.2.2.        Quy trình bảo trì hệ thống điện nhẹ của tòa nhà

153

9.3.        Quy trình bảo trì hệ thang máy, thang cuốn nhà siêu cao tầng 
ở Việt Nam 156 
9.4.        Quy trình bảo trì hệ thống điều hòa không khí, cung cấp năng lượng,
cấp thoát nước nhà siêu cao tầng ở Việt Nam

160

9.4.1.       Quy trình bảo trì hệ thống điều hòa không khí HVAC của tòa nhà 160 
9.4.2.        Quy trình bảo trì hệ thống cung cấp khí đốt LPG, cung cấp 
hơi nước và một số dạng năng lượng khác

169

9.4.3.        Quy trình bảo trì hệ thống cấp nước và thoát nước 
nhà siêu cao tầng ở Việt Nam

172

9.5.        Quy trình bảo trì hệ thống báo cháy, chữa cháy và thoát hiểm 
nhà siêu cao tầng ở Việt Nam

179

Chương 10. Tổ chức thực hiện bảo trì nhà siêu cao tầng ở Việt Nam
10.1.        Thiết lập mục tiêu của quá trình tổ chức thực hiện công tác bảo trì

185

10.2.        Thiết lập kế hoạch tổ chức thực hiện công tác bảo trì

185

10.2.1.        Tổng quan về kế hoạch bảo trì nhà siêu cao tầng

185

10.2.2.        Xác định chiến lược bảo trì

188

10.2.3.        Xác định cấp độ bảo trì

190

10.2.4.        Các phương pháp lập kế hoạch

191

10.2.5.        Mô hình quy trình lập kế hoạch bảo trì nhà siêu cao tầng

193

10.3.        Thiết lập kế hoạch tài chính công tác bảo trì nhà siêu cao tầng

194

10.3.1.        Chi phí trong giai đoạn vận hành công trình

194

10.3.2.        Xác định nguồn vốn bảo trì nhà siêu cao tầng

195

10.3.3.        Tỷ lệ kinh phí bảo trì nhà siêu cao tầng

196

10.3.4.        Căn cứ thiết lập ngân sách bảo trì nhà siêu cao tầng

198

10.3.5.        Quy trình thiết lập ngân sách/dự toán kinh phí bảo trì

199

10.3.6.        Phương pháp xác định chi phí bảo trì công trình

200

10.3.7.        Phân loại chi phí bảo trì nhà siêu cao tầng

201

10.4.        Mô hình tổ chức thực hiện công tác bảo trì nhà siêu cao tầng 
ở Việt Nam

202

10.4.1.        Tổng quan về mô hình tổ chức thực hiện bảo trì công trình

202

10.4.2.        Các mô hình tổ chức thực hiện bảo trì công trình

204

10.4.3.        Các hình thức trang bị nhân lực bảo trì công trình

206

10.4.4.        Mô hình tổ chức thực hiện bảo trì nhà SCT đề xuất 
ở Việt Nam

208

10.4.5.        Trao đổi thông tin trong công tác bảo trì nhà siêu cao tầng

209

10.4.6.        Vai trò và trách nhiệm của các cá nhân tham gia 
thực hiện bảo trì nhà siêu cao tầng

214

Chương 11. Quản lý bảo trì nhà siêu cao tầng ở Việt Nam 
11.1.        Công nghệ quản lý tòa nhà

217

11.1.1.        Công nghệ quản lý nhà thông minh SMARTHOME

217

11.1.2.        Công nghệ tự động hóa toàn nhà home AUTOMATION

217

11.1.3.        Hệ thống quản lý tòa nhà BMS 
(Building Management System)

218

11.1.4.        Hệ thống thông tin quản lý bảo trì (CMMS)

222

11.2.        Quản lý quy trình, tiến độ và chất lượng và hồ sơ bảo trì

224

11.2.1.        Quản lý tiến độ bảo trì

224

11.2.2.        Quản lý quy trình bảo trì công trình

225

11.2.3.        Quản lý chất lượng bảo trì nhà siêu cao tầng

226

11.2.4.        Quản lý kinh phí bảo trì công trình

229

11.2.5.        Quản lý hồ sơ bảo trì

232

11.3.        Đánh giá công tác bảo trì

233

11.3.1.        Đánh giá về mặt kỹ thuật

233

11.3.2.        Đánh giá về tài chính bảo trì

233

Tài liệu tham khảo

235

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4980