Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Bảo vệ và phát triển môi trường cảnh quan trong xây dựng đường ô tô
4.5
1420
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảTrần Tuấn Hiệp
ISBN74-2011/CXB/03-150/XD
ISBN điện tử978-604-82-5844-3
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2011
Danh mụcTrần Tuấn Hiệp
Số trang238
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Đường ô tô là một công trình tổ hợp đặc biệt, có quy mô to lớn trải khắp đất nước, gắn liền với địa hình tự nhiên (đồi núi, ruộng đồng, sông, hồ, biển cả) và các công trình nhân tạo, dân sinh, đô thị...

Với chức năng là công trình thuộc cơ sở hạ tầng, đường ô tô còn là một công trình kiến trúc đồ sộ, có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến bộ mặt của một quốc gia.

Trong quá trình phát triển, nhiều quốc gia tập trung xây dựng hệ thống đường hiện đại mà có lúc xem nhẹ yếu tố môi trường cảnh quan, làm cho môi trường tự nhiên bị băm nát, méo mó, đào phá núi đồi, rừng cây; bê tông hoá, làm xâm hại trầm trọng đến thảm thực vật, hệ sinh thái; gây hậu quả xói mòn, sụt lở, lũ lụt ...

Hệ thống đường, đặc biệt đối với đường đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc tôn tạo, phát triển cảnh quan, kiến trúc, thẩm mỹ đô thị; các dải phân cách, hè đường, tường chắn ồn, chiếu sáng, hè đường, công trình đường dây... tất cả góp phần tôn thêm vẻ đẹp, văn minh hoặc ngược lại làm xấu đi bộ mặt của đô thị. Tất cả những hiệu ứng đó là kết quả của giải pháp thiết kế, xây dựng đường, đó thực sự là sản phẩm đặc biệt của sự sáng tạo mà không phải người kỹ sư tư vấn, nhà quản lý đầu tư xây dựng nào cũng có thể quán triệt được.

Công trình đường là những công trình có quy mô đặc biệt, nó không những yêu cầu đầu tư kinh phí rất lớn mà còn có giá trị vĩnh cửu trong hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, giá trị cảnh quan, thẩm mỹ của công trình tác động đến hàng triệu triệu người, nếu có khiếm khuyết, nhược điểm cũng rất khó khắc phục sửa chữa; bởi vậy giải pháp thiết kế, xây dựng phải được nghiên cứu thật sâu sắc và hợp lý.

Tóm lại: dự án đường ô tô có thể làm đẹp thêm môi trường và cũng có thể làm xấu đi môi sinh, môi trường cảnh quan; điều đó trước hết thuộc về các nhà thiết kế, xây dựng, khai thác đường ô tô.

Hiện nay vấn đề bảo vệ và phát triển môi trường cảnh quan chưa thực sự được chú trọng, chưa có tài liệu chuyên sâu về nội dung này trong thiết kế và xây dựng đường ô tô. Chính vì vậy việc “Nghiên cứu biên soạn một tài liệu về bảo vệ và phát triển môi trường cảnh quan trong thiết kế và xây dựng đường ô tô ” là một vấn đề có ý nghĩa khoa học, thực tiễn cấp thiết và sâu sắc, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng công trình và bảo vệ môi trường.

Mục tiêu của nhóm tác giả là biên soạn được một tài liệu khoa học chuyên sâu về nội dung bảo vệ và phát triển môi trường cảnh quan trong thiết kế xây dựng đường ô tô; phục vụ cho việc đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường giao thông vận tải và trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông.

Tài liệu được biên soạn trên cơ sở kết hợp nghiên cứu lý thuyết về đường ô tô; lý thuyết kiến trúc xây dựng, mỹ học công trình; lý thuyết địa sinh thái; tham khảo các tài liệu; khảo sát phân tích hiện trạng các công trình trong nước và trên thế giới; chọn lọc các kinh nghiệm của các nước phát triển; phân tích đánh giá các công trình đường của các nước trên góc độ kiến trúc cảnh quan, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu.

Sách Bảo vệ và phát triển môi trường cảnh quan trong xây dựng đường ô tô là tài liệu chuyên khảo về kiến trúc cảnh quan đường ô tô và là giáo trình dùng để phục vụ giảng dạy, học tập về lĩnh vực môi trường, kiến trúc, xây dựng công trình giao thông trong các trường Đại học, cao đẳng và là tài liệu tham khảo bổ ích cho các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, các nhà quản lý, hoạch định chính sách trong lĩnh vực liên quan.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời nói đầu

3

Chương 1. Giới thiệu chung

 

1.1. Khái niệm về môi trường cảnh quan

5

1.1.1. Mối quan hệ giữa cảnh quan và các công trình xây dựng

5

1.1.2. Khái niệm môi trường cảnh quan trong thiết kế

 

xây dựng đường

6

1.1.3. Bảo vệ và phát triển môi trường cảnh quan trong thiết kế

 

xây dựng đường ô tô

6

1.1.4. Sự tiếp nhận và cảm nhận cảnh quan từ con người

7

1.1.5. Nghiên cứu, quan sát, cảm nhận và chuyển đạt về cảnh quan

8

1.2. Đường ô tô và các công trình của đường

9

1.2.1. Khái niệm

9

1.2.2. Các công trình của đường

9

1.3. Hệ thống xe - đường - người lái - môi trường

13

1.4. Kiến trúc cảnh quan và mỹ học công trình

21

1.4.1. Khái niệm chung

21

1.4.2. Đánh giá mỹ học, cảnh quan dự án đường ô tô

24

1.4.3. Quy hoạch tổng thể về mỹ học, cảnh quan

26

Chương 2. Bảo vệ, tôn tạo cảnh quan khi thiết kế bình đồ, trắc dọc,

 

trắc ngang trong thiết kế đường

 

2.1. Quan điểm bảo vệ cảnh quan trong việc xác định các điểm

 

khống chế khi thiết kế bình đồ đường

28

2.2. Thiết kế bình đồ tuyến

30

2.2.1. Phương hướng tuyến

30

2.2.2. Những yêu cầu chung đối với tuyến trên bình đồ

31

2.2.3. Những nguyên tắc cơ bản khi định tuyến

31

2.2.4. Các đoạn tuyến thẳng trên bình đồ

33

2.2.5. Bố trí hài hòa bình đồ tuyến với địa hình tự nhiên

34

2.3. Dựng hình chiếu phối cảnh để kiểm tra sự đều đặn

 

của tuyến đường

35

2.4. Thiết kế trắc dọc

40

2.4.1. Xác định dốc dọc của đường

40

2.4.2. Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản khi thiết kế trắc dọc

40

2.4.3. Xác định các điểm khống chế khi thiết kế đường đỏ

41

2.4.4. Ảnh hưởng của điều kiện địa hình khi thiết kế trắc dọc

42

2.4.5. Phương pháp thiết kế trắc dọc

43

2.5. Trắc ngang

48

2.6. Phối họp hài hòa bình đồ, trắc dọc, trắc ngang

53

Chương 3: Thiết kế phối cảnh đường ô tô

 

3.1. Độ êm thuận thị giác của tuyến đường

63

3.1.1. Khái niệm

63

3.1.2. Độ êm thuận động lực và êm thuận thị giác của tuyến đường:

68

3.2. Xây dựng phối cảnh để kiểm tra hiệu ứng thị giác và tuyến đường

70

3.2.1. Xác định vị trí điểm nhìn và trị số góc nhìn

71

3.2.2. Cách dựng hình chiếu phối cảnh trong toạ độ vuông góc

 

bằng phương pháp giải tích (Analytical method)

72

3.3. Áp dụng các phần mềm để dựng hình phối cảnh

76

3.4. Độ êm thuận thị giác của tuyến trong không gian

77

3.4.1. Trường họp đoạn đường là đường thẳng trên bình đồ

 

(có bố trí đường cong trên trắc dọc)

77

3.4.2. Trường họp đoạn tuyến là đường cong trên bình đồ

78

3.4.3. Trường hợp đoạn đường là đường cong - thẳng trên

 

bình đồ và trắc dọc (bố trí kết họp đường cong đứng và

 

đường cong bằng)

79

3.5. Sửa chữa để đạt độ êm thuận quang học của đoạn tuyến

79

3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của trị số bán kính đường cong tới

 

hiệu ứng thị giác người lái

81

3.6.1. Khảo sát với đường cong bằng

82

3.6.2. Khảo sát với đường cong đứng

87

3.7. Nghiên cứu chỉnh tuyến qua những địa hình phức tạp

88

3.8. Một số lỗi cần lưu ý khi thiết kế tuyến đường miền núi

90

3.8.1. Các lỗi thường gặp trong thiết kế bình đồ

91

3.8.2. Các lỗi thường gặp trong thiết kế trắc dọc

92

3.8.3. Các lỗi thường gặp khi thiết kế trắc ngang

93

3.8.4. Các lỗi thường gặp về phổi họp bình đồ, trắc dọc, trắc ngang

94

Chương 4. Thiết kê tuyến đường theo nguyên tắc

 

chuyển tiếp êm thuận

 

4.1. Siêu cao trong đường cong bằng

98

4.2. Mở rộng mặt đường trong đường cong

105

4.3. Bố trí nối tiếp các đường cong tròn

108

4.4. Thiết kế đường cong chuyển tiếp và tuyến clothoid

113

4.5. Đánh giá mức độ an toàn khi thiết kế bình đồ tuyến

125

Chương 5. Cây xanh và cây xanh đô thị

 

5.1. Vai trò và ý nghĩa của cây xanh

130

5.1.1. Cây xanh cải thiện khí hậu

132

5.1.2 Cây xanh và kỹ thuật học môi sinh

134

5.2. Phân loại cây xanh

136

5.3. Cây xanh đô thị

140

5.3.1. Ý nghĩa của cây xanh đô thị

140

5.3.2. Các loại cây xanh đô thị

141

5.3.3. Bố trí cây xanh đô thị

142

5.4. Cây xanh ở nơi có điều kiện đặc biệt

150

5.4.1. Cây xanh ven đường khi tuyến qua vùng ngập nước

150

5.4.2. Cây xanh ven đường khi tuyến qua vùng sa mạc

158

5.5. Một số loại cây xanh phổ dụng

163

5.6. Trồng và chăm sóc cây xanh

175

5.6.1. Kỹ thuật trồng cây

175

5.6.2. Chăm sóc, bảo vệ và quản lý cây

179

Chương 6. Thiết kế, xây dựng các công trình của đưòng đáp ứng

 

yêu cầu kiến trúc mỹ học cảnh quan đường đô thị

 

6.1. Cảnh quan trong thiết kế dải phân cách

191

6.2. Cảnh quan trong thiết kế tường chống ồn

197

6.3. Cảnh quan trong bố trí chiếu sáng đường đô thị

200

6.4. Cảnh quan với việc bố trí các công trình đường dây và

 

công trình ngầm

203

6.5. Cảnh quan trong thiết kế mặt đường, hè phố - quảng trường

 

đô thị

205

6.6. Cảnh .quan trong thiết kế nút giao thông

210

6.7. Cảnh quan trong thiết kế xây dựng công trình cầu

212

6.8. Bố trí ta luy đường và cảnh quan

216

6.9. Cảnh quan và bãi đỗ xe

217

6.10. bảo vệ môi trường cảnh quan trong xây dựng đường

219

6.10.1. Có hay không chuyện “xây 1 phá 10” ?

219

6.10.2. Những vấn đề cần lưu ý về bảo vệ và phát triển

 

môi trường cảnh quan trong quá trình thi công

223

Tài liệu tham khảo

 

225

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4989