Tác giả | Phạm Hữu Hanh |
ISBN | 2009-btdl |
ISBN điện tử | 978-604-82-4054-7 |
Khổ sách | 17 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2009 |
Danh mục | Phạm Hữu Hanh |
Số trang | 204 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Gần 2 thế kỷ kể từ khi xi măng rồi bê tông, bê tông cốt thép ra đời công nghệ xây dựng đã căn bản thay đổi, rất nhiều những công trình hiện đại, đẹp đẽ, hữu dụng ra đời. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng loại vật liệu này cũng bộc lộ những nhược điểm khó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Một trong những nhược điểm đó là sử dụng bê tông để xây dựng các công trình khối lớn (như đê đập v.v...). Vấn đề ở đây không phải là khả năng chịu lực vì loại bê tông này thường yêu cầu cường độ không cao mà quan trọng là ổn định của công trình chủ yếu là vấn đề liên quan đến nhiệt. Do khối bê tông quá lớn nên lượng nhiệt khuyếch tán từ trong khối bê tông ra ngoài rất lâu (theo tính toán của Mỹ có thể lên tới 200 năm!). Sự chênh lệch nhiệt độ tạo ra ứng suất gây nứt công trình sau này sẽ xảy ra hiện tượng thấm làm ảnh hưởng rất xấu đến tính chất của các công trình thủy công đặc biệt là các công trình ngăn nước. Để khắc phục hiện tượng này với công nghệ thi công bê tông thông thường làm đê đập là rất phức tạp: Phải làm lạnh cốt liệu đến 5oC; trộn bê tông bằng nước đá; thi công về đêm v.v... Từ khi bê tông đầm lăn ra đời nó nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng các công trình khối lớn, vì nó không những giải quyết rất triệt để về bài toàn nhiệt mà còn đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm giá thành ... Từ năm 1970, ở Mỹ bắt buộc phải sử dụng bê tông đầm lăn khi xây dựng đê, đập. Nhật Bản, Trung quốc cũng nghiên cứu và ứng dụng rất rộng rãi loại bê tông này. Ở nước ta, đã bắt đầu sử dụng bê tông đầm lăn trong xây dựng các công trình thuỷ điện.
Cuốn sách này cung cấp những nội dung cơ bản nhất về bê tông đầm lăn và giới thiệu một số phương pháp hiệu quả trong thiết kế và ứng dụng ở nước ta. Cuốn sách có thể dùng làm tài liệu học tập, tham khảo cho sinh viên, học viên cao học các ngành Xây dựng công trình và đặc biệt cho ngành Thuỷ lợi, Vật liệu và Giao thông.
Mục lục
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1. Bê tông đầm lăn cho các công trình xây dựng | 5 |
Chương 2. Nguyên liệu chế tạo bê tông đầm lăn | |
2.1. Chất kết dính | 12 |
2.2. Cốt liệu | 15 |
2.3. Phụ gia | 19 |
Chương 3. Tính chất của bê tông đầm lăn | |
3.1. Tính công tác | 24 |
3.2. Thời gian đông kết của bê tông đầm lăn | 29 |
3.3. Tính biến dạng | 31 |
3.4. Khối lượng thể tích | 40 |
3.5. Cường độ | 42 |
3.6. Tính thấm | 54 |
3.7. Các tính chất nhiệt | 55 |
Chương 4. Thiết kế thành phần bê tông đầm lăn | |
4.1. Khái quát | 72 |
4.2. Thành phần hạt cho bê tông đầm lăn | 76 |
4.3 Thiết kế thành phần bê tông đầm lăn | 82 |
Chương 5. Công nghệ sản xuất và kiểm định chất lượng | |
5.1. Công nghệ sản xuất bê tông đầm lăn | 111 |
5.2. Quản lý và đánh giá chất lượng | 136 |
5.3. Đánh giá chất lượng và nghiệm thu | 144 |
Chương 6. Áp dụng thực tế RCC ở Việt Nam | |
6.1. Thiết kế thành phần RCC ở trong phòng thí nghiệm cho | |
đập Sông Côn III tỉnh Quảng Nam | 149 |
6.2. Thi công thử nghiệm bê tông đầm lăn sử dụng cho đập | 186 |
Bảng quy đổi đơn vị đo lường | 201 |
Tài liệu tham khảo | 201 |