Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Cây trinh nữ thân gỗ (Mai dương) ở Việt Nam và biện pháp phòng trừ
4.5
680
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảPhạm Văn Lầm
ISBN điện tử978-604-60-2065-3
Khổ sách20,5 x 29,7 cm
Năm xuất bản (tái bản)2014
Danh mụcPhạm Văn Lầm
Số trang127
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Cây trinh nữ thân gỗ (TNTG) Mimosa pigra L. còn được gọi là cây TNTG nhọn, cây mắt mèo, cây xấu hổ hay cây mai dương, là loài thực vật ngoại lai có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ (Lewin và Elias, 1981). Do có khả năng sinh trưởng, phát triển và phát tán ra quần thể rất lớn, nó được xếp vào loài cỏ dại nguy hiểm thứ 3 trên thế giới và nằm trong danh sách 100 loài sinh vật gây hại nguy hiểm nhất đối với hầu hết các quốc gia đặc biệt là các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước Châu Phi, Châu Úc và khu vực Đông Nam Á đã gặp nhiều khó khăn và tốn kém trong việc đối phó với loài thực vật ngoại lai này. Chỉ riêng ở phía Bắc của Châu Úc, chi phí cho kiểm soát chúng trong năm 1996-1997 là 11,4 triệu đô la và năm 1997-1998 là 16,6 triệu đô la (Walden et al., 2000).

Ở Việt Nam, cây TNTG bắt đầu xuất hiện vào thập niên 60 thế kỷ trước. Trong những năm gần đây, cây này đã phát triển khá nhanh và có mặt ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Đặc biệt tại các vùng bán ngập thuộc đồng bằng sông Cửu Long, các khu vực lòng hồ thủy điện như Trị An, Thác Bà, Hòa Bình..., chúng mọc dày tạo thành những vành đai rộng lớn và trở thành đối tượng cỏ dại nguy hiểm khó phòng trừ, gây ảnh hưởng lớn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới cảnh quan và môi trường. Mặc dù vấn nạn về cây TNTG đã được nhiều phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nhưng cho đến nay vẫn chưa có được giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan của chúng.

Xem đầy đủ
Mục lục

vii

Lời nói đầu

ix

Chương I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA CÂY TRINH NỮ THÂN GỖ Ở VIỆT NAM

1

1.1. Đặc điểm ngủ nghỉ và nảy mầm

3

1.2. Sự phát triển chiều cao của TNTG

8

1.3. Đường kính thân cây

11

1.4. Khả năng phân nhánh của cây TNTG

12

1.5. Động thái ra lá của cây TNTG

13

1.6. Khối lương sinh khối ở một số độ tuổi khác nhau

14

1.7. Khả năng tái sinh của cây TNTG

14

1.8. Một số chỉ tiêu sinh trưởng khác của cây TNTG

15

1.9. Một số chỉ tiêu sinh thực của cây TNTG

16

Chương II. ĐẶC ĐIỂM XÂM LẤN, CON ĐƯỜNG LÂY LAN VÀ TÁC HẠI CỦA CÂY TRINH NỮ 

THÂN GỖ Ở VIỆT NAM

19

2.1. Đặc điểm xâm lấn và con đường lây lan

19

2.2. Tác hại của cây TNTG

35

Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP CÂY TRINH NỮ

THÂN GỖ Ở VIỆT NAM

43

3.1. Biện pháp chặt

48

3.2. Biện pháp chặt kết hơp ngâm ngãp lũ

57

3.3. Biện pháp đốt

60

3.4. Biện pháp chặt kết hơp với đốt

69

3.5. Biện pháp nhổ cây con

75

3.6. Nghiên cứu ứng dụng các thuốc trừ cỏ để phòng trừ cây TNTG

80

3.7. Nghiên cứu biện pháp sinh học trong phòng trừ cây TNTG

97

QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP CÂY TRINH NỮ THÂN GỖ

(Mimosa pigra L.) Ở VIỆT NAM

105

I. Nguồn gốc quy trình

105

II. Phạm vi áp dụng

105

III. Nội dung quy trình

105

Tài liệu tham khảo

115

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4989