Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, sự thỏa mãn và sự trung thành của khách hàng ở Việt Nam
4.5
1855
Lượt xem
2
Lượt đọc
Tác giảTS. Trần Đức Thắng
ISBN điện tử978-604-330-069-7
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcTS. Trần Đức Thắng
Số trang285
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Sự phát triển của công nghệ thông tin trong ngân hàng đã làm thay đổi đáng kể chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Thay vì việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống, các ngân hàng thương mại đang tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, để cung cấp cho các khách hàng các dịch vụ ngân hàng hiện đại (sau đây gọi là ngân hàng điện tử). 

Các dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho ngân hàng như giảm số lượng nhân viên, chi nhánh, tăng số lượng giao dịch,… qua đó giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Đối với khách hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử giúp cho khách hàng có thể giao dịch nhanh chóng, thuận tiện, và tiết kiệm thời gian đi lại, chi phí giao dịch,… 

Việt Nam là một trong những quốc gia có số người sử dụng Internet nhiều nhất trên thế giới (gần 40 triệu người sử dụng, đứng 14 trên thế giới). Số lượng người sử dụng internet cao, tốc độ tăng trưởng mạnh đã tạo ra cơ hội thuận lợi cho sự phát triển thương mại điện tử nói chung và dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng. Hiện nay, mức độ cạnh tranh trong dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam ngày một cao, nếu như năm 2004 Việt Nam mới chỉ có 3 ngân hàng cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử thì đến cuối 2014 đã có tới 43 ngân hàng cung ứng dịch vụ này. Do vậy, để có thể cạnh tranh được trong lĩnh vực này, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang tích cực đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng điện tử, tuy nhiên, các ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng do đó chưa thỏa mãn được khách hàng và có được các khách hàng trung thành.

Mặt khác, để cạnh tranh được trong lĩnh vực ngân hàng điện tử, các ngân hàng cần phải hiểu được các tiêu chí mà khách hàng sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, từ đó mới có thể có các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ và thỏa mãn khách hàng. Muốn làm được điều đó cần thiết phải xây dựng được một mô hình nghiên cứu từ đó xác định các mối quan hệ giữa các tiêu chí phản ánh chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử với sự thỏa mãn và trung thành của khách hàng dưới tác động của các yếu tố trung gian khác (chi phí chuyển đổi, sự tin tưởng của khách hàng…), qua đó cung cấp các định hướng cho chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng.

Xuất phát từ lý do đó, Tập thể tác giả xin giới thiệu cuốn sách “Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, sự thỏa mãn và sự trung thành của khách hàng ở Việt Nam”.

Cuốn sách này hướng tới mục tiêu tổng quát là: (1) Nghiên cứu tổng quan về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, sự thỏa mãn và sự trung thành của khách hàng, chi phí chuyển đổi, sự tin tưởng của khách hàng và mối quan hệ giữa các biến; (2) Xây dựng mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử với sự thỏa mãn và sự trung thành của khách hàng dưới tác động của các biến trung gian là chi phí chuyển đổi, sự tin tưởng của khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam; (3) Kiểm định mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử với sự thỏa mãn và trung thành của khách hàng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam dưới tác động của các biến trung gian là chi phí chuyển đổi và sự tin tưởng của khách hàng; (4) Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử với sự thỏa mãn và trung thành của khách hàng, đề xuất một số gợi ý giải pháp xây dựng chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng điện tử.

Cuốn sách ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo được chia thành bốn chương:

Chương1: Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử với sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng

Chương 3: Kết quả nghiên cứu mối mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử với sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng

Chương 4: Kết luận và đề xuất cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

 

Xem đầy đủ

 

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

10

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ, SỰ THỎA MÃN VÀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG

13

1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng thương mại

13

1.1.1. Ngân hàng thương mại

13

1.1.2. Các loại hình ngân hàng thương mại

15

1.1.3. Chức năng của ngân hàng thương mại

19

1.1.4. Các dịch vụ ngân hàng

24

1.1.5. Vai trò của ngân hàng

31

1.1.6. Các loại hình ngân hàng thương mại

32

1.2. Thương mại điện tử

36

1.2.1. Khái niệm thương mại điện tử

36

1.2.2. Lợi ích và rủi ro của thương mại điện tử

41

1.3. Dịch vụ ngân hàng điện tử

54

1.3.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử

54

1.3.2. Lợi ích và rủi ro của dịch vụ ngân hàng điện tử

55

1.3.3. Kênh phân phối dịch vụ ngân hàng điện tử

62

1.3.4. Phương tiện thanh toán điện tử

65

1.4. Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử

67

1.4.1. Chất lượng dịch vụ

67

1.4.2. Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử

69

1.5. Sự thỏa mãn của khách hàng

77

1.6. Sự trung thành của khách hàng

84

1.7. Mô hình nghiên cứu

91

1.7.1. Mô hình nghiên cứu

91

1.7.2. Giả thuyết nghiên cứu

93

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ VỚI SỰ THỎA MÃN VÀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG

111

2.1. Thiết kế nghiên cứu

111

2.1.1. Mục đích nghiên cứu

112

2.1.2. Tiếp cận nghiên cứu

116

2.2. Các bước nghiên cứu

118

2.2.1. Phân tích trích dẫn

118

2.2.2. Phân tích và tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

119

2.2.3. Thiết kế bảng hỏi

120

2.2.4. Tổng thể và mẫu nghiên cứu

133

2.2.5. Nghiên cứu định tính sơ bộ và thu thập dữ liệu

136

2.2.6. Nghiên cứu định lượng

137

2.3. Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)

138

2.3.1. Giới thiệu tổng quan mô hình SEM

138

2.3.2. Công dụng và lợi thế của SEM

140

2.3.3. Các dạng mô hình SEM

141

2.3.5. Các bước thống kê trong SEM

149

2.3.6. Công cụ xử lý, phân tích dữ liệu trong SEM

153

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ VỚI SỰ THỎA MÃN VÀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG

155

3.1.  Dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam

155

3.1.1. Tình hình sử dụng internet tại Việt Nam

155

3.1.2. Sự ra đời dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam

159

3.1.3. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam

162

3.2. Phân tích định lượng

174

3.2.1. Thống kê mô tả

174

3.2.2. Kết quả kiểm định mô hình đo lường

183

3.2.3. Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc

189

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

203

4.1. Kết luận

203

4.2. Một số đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu cho ngân hàng thương mại

205

4.2.1. Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện tử

205

4.2.2. Tăng cường công tác maketing các dịch vụ ngân hàng điện tử

207

4.2.3. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ, nhân viên

210

4.2.4. Hạn chế rủi ro trong các giao dịch ngân hàng điện tử

211

4.2.5. Nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

214

4.2.6. Tăng cường liên kết với các đơn vị, tổ chức và các doanh nghiệp

216

4.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

217

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

220

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

220

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

223

PHỤ LỤC A. 

245

Hệ số CronchBach’s Alpha của các biến

245

PHỤ LỤC B

254

Kết quả chạy mô hình đo lường

254

PHỤ LỤC C

262

Kết quả chạy mô hình cấu trúc 1

262

PHỤ LỤC D

269

Kết quả chạy mô hình cấu trúc 2

269

PHỤ LỤC e

276

Kết quả chạy mô hình cấu trúc 3

276

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4989