Tác giả | Đặng Quốc Lương |
ISBN | 978-604-82-0777-9 |
ISBN điện tử | 978-604-82-4077-6 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2011 |
Danh mục | Đặng Quốc Lương |
Số trang | 104 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Cơ học cơ sở là môn học cơ sở cho sinh viên các trường đại học kỹ thuật.
Hiện nay trong các trường đại học, môn học này có các tên gọi khác nhau như cơ học lý thuyết, cơ học, cơ học kỹ thuật. Năm 2006, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội căn cứ vào chương trình khung đào tạo đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã ban hành chương trình giảng dạy cho các ngành học của trường, trong đó môn học này có tên gọi là Cơ học cơ sở.
Với chủ trương rút ngắn thời gian đào tạo đại học, thời lượng dành cho môn học vì vậy cũng phải giảm đi. Môn Cơ học cơ sở cho ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Công trình ngầm là ngành có thời lượng nhiều nhất còn 75 tiết và cho các ngành Kiến trúc, Quy hoạch, Quản lý đô thị chỉ còn 30 tiết. Vì lý do đó nhóm tác giả biên soạn lại giáo trình này để phù hợp với thời lượng dành cho môn học.
Giáo trình Cơ học cơ sở gồm 2 tập:
Tập 1: Tĩnh học, thời lượng 30 tiết dành cho tất cả các ngành học;
Tập 2: Động học và Động lực học, thời lượng 45 tiết dành cho các ngành Xây dựng, Kỹ thuật hạ tầng và Môi trường đô thị.
Trong mỗi tập, phần đầu là lý thuyết kèm theo các ví dụ, phần cuối là các bài tập rèn luyện kỹ năng tính toán.
Để rút ngắn thời gian giảng dạy trên lớp mà sinh viên vẫn hiểu được lý thuyết và biết cách giải các bài tập, các tác giả đưa ra nhiều ví dụ minh họa. Một số ví dụ được giảng dạy trên lớp, số còn lại sinh viên có thể tự đọc ở nhà trước khi làm bài tập.
Phần bài tập có khá nhiều bài tập đa dạng. Giảng viên giảng dạy môn học sẽ quy định một số bài tập cơ bản để tất cả sinh viên phải làm ở nhà. Các bài tập khác dành cho các sinh viên khá, giỏi tự rèn luyện.
Cuốn sách này là tài liệu cần thiết cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, đồng thời cũng là tài liệu tốt cho sinh viên các trường đại học kỹ thuật khác.
Trang | |
Lời nói đầu | |
Mở đầu | |
Chương I. Các khái niệm cơ bản, hệ tiền đề tĩnh học | 7 |
1.1. Các khái niệm cơ bản và các định nghĩa | 7 |
1.2. Hệ tiên đề tĩnh học | 10 |
1.3. Nguyên lí giải phóng liên kết | 13 |
1.4. Mô men của lực và ngẫu lực | 16 |
Chương II. Thu gọn hệ lực, điều kiện cân bằng của hệ lực | 21 |
2.1. Hai đặc trưng cơ bản của hệ lực | 21 |
2.2. Thu hệ lực không gian | 23 |
2.3. Điều kiện cân bằng và các phương trình cân bằng của hệ lực không gian | 28 |
2.5. Các bài toán đặc biệt của tĩnh học | 40 |
Chương III. Ma sát | 51 |
3.1. Mở đầu | 51 |
3.2. Ma sát trượt | 52 |
3.3. Ma sát lăn | 55 |
Chương IV. Trọng tâm | 58 |
4.1. Tâm của hệ lực song song | 58 |
4.2. Trọng tâm của vật rắn | 59 |
Phần bài tập | 65 |
Tài liệu tham khảo | 103 |