Tác giả | Lê Văn Lạc |
ISBN | 2011-ctn |
ISBN điện tử | 978-604-82-4074-5 |
Khổ sách | 19 x 27 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2011 |
Danh mục | Lê Văn Lạc |
Số trang | 163 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Trong quá trình phát triển các hệ thống giao thông vận tải, ngoài các công trình cầu và đường, hệ thống hầm giao thông hay còn gọi là công trình ngầm cũng đóng vai trò rất quan trọng. Công trình ngầm được xem là phương tiện để đưa các tuyến đường vượt qua chướng ngại vật như: núi cao, sông, hồ, eo biển, các vùng đã được xây dựng dầy đặc… mà các công trình giao thông như cầu và đường gặp nhiều khó khăn.
Trong xây dựng đô thị, nhất là những đô thị lớn, ngoài nhiệm vụ để bố trí các hệ thống kỹ thuật, cấp thoát nước, gara phục vụ dân sinh, công trình ngầm còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc khắc phục các hiện tượng quá tải, ùn tắc giao thông và nâng cao chất lượng phục vụ người lưu hành cũng như bảo vệ và xử lý môi trường.
Trong xây dựng thuỷ lợi và thuỷ điện, công trình ngầm là một bộ phận không thể thiếu khi xây dựng các công trình đầu mối.
Trong quốc phòng, công trình ngầm được sử dụng làm các công trình phòng thủ, kho chứa và các nhà máy mang tính chất đặc biệt…
Ngoài ra, trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, cải tạo đất trong nông nghiệp, nhất thiết chúng ta phải sử dụng đến công trình ngầm để phục vụ công tác tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và vận chuyển khoáng sản đã khai thác.
Cuốn sách ‘ Công trình ngầm ’ được biên soạn nhằm đáp ứng một phần về giáo trình đào tạo các ngành cầu hầm, công trình mỏ, xây dựng dân dụng, xây dựng thuỷ lợi và ngành quản lý các dự án…, đồng thời cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các kỹ sư thiết kế, thi công trong lĩnh vực có liên quan.
Mục Lục
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH NGẦM | 6 |
1.1 Định nghĩa công trình ngầm | 6 |
1.2 Phân loại công trình ngầm | 6 |
1.3 Khái niệm về phương pháp thi công công trình ngầm | 9 |
1.3.1 Thuật ngữ dùng trong xây dựng công trình ngầm | 9 |
1.3.2 Các phương pháp thi công công trình ngầm | 11 |
CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT PHỤC VỤ THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CTN | 15 |
2.1 Mục đích của việc điều tra địa chất công trình ngầm | 15 |
2.2 Nội dung của việc điều tra khu vực xây dựng công trình ngầm | 18 |
2.2.1 Tính chất cơ lý của đất đá | 18 |
2.2.2 Điều kiện cấu tạo địa chất | 19 |
2.2.3 Điều kiện địa chất thủy văn | 20 |
2.2.4 Điều kiện khí tượng và địa hình | 22 |
2.2.5 Phương pháp điều tra khu vực xây dựng công trình ngầm | 24 |
CHƯƠNG 3 NHỮNG KHÁI NIỆM KỸ THUẬT CƠ BẢN VỀ CTN | 27 |
3.1 Khái niệm về công trình ngầm | 27 |
3.2 Mặt bằng và mặt cắt dọc công trình ngầm | 27 |
3.2.1 Mặt bằng công trình ngầm | 27 |
3.2.2 Mặt cắt dọc công trình ngầm | 29 |
3.2.3 Mặt cắt ngang công trình ngầm | 34 |
3.2.4 Cấu tạo vỏ công trình ngầm | 45 |
3.2.5 Cửa của công trình ngầm | 56 |
3.3 Bài tập | 59 |
CHƯƠNG 4 CÔNG TRÌNH NGẦM PHỤC VỤ ĐƯỜNG SẮT | 60 |
4.1 Tuyến hầm cho đường sắt | 60 |
4.1.1 Cao độ của hầm | 60 |
4.1.2 Mặt bằng hầm đường sắt | 64 |
4.2 Mặt cắt dọc hầm đường sắt | 66 |
4.2.1 Hình thái mặt cắt dọc hầm đường sắt | 66 |
4.2.2 Độ dốc dọc của hầm đường sắt | 67 |
4.3 Mặt cắt ngang và cấu tạo vỏ hầm đường sắt | 68 |
4.3.1 Tiết diện ngang vỏ hầm đường sắt | 68 |
4.3.2 Vỏ hầm đường sắt | 74 |
4.5 Bài tập | 76 |
CHƯƠNG 5 ĐƯỜNG XE ĐIỆN NGẦM | 78 |
5.1 Khái niệm về đường xe điện ngầm | 78 |
5.2 Nguyên tắc thiết kế hệ thống đường xe điện ngầm | 85 |
5.3 Tuyến đường xe điện ngầm | 89 |
5.4 Nhà ga đường xe điện ngầm | 93 |
5.4.1 Phân loại nhà ga đường xe điện ngầm theo hình thái bố trí sân ga | 94 |
5.4.2 Phân loại nhà ga đường xe điện ngầm theo đặc trưng sử dụng | 98 |
5.4.3 Vỏ hầm và hình thái tiết diện đường xe điện ngầm | 106 |
5.5 Thiết bị lên xuống của đường xe điện ngầm | 111 |
5.6 Bài tập | 115 |
CHƯƠNG 6 ĐƯỜNG XE Ô TÔ NGẦM | 116 |
6.1 Mặt bằng đường xe ô tô ngầm | 116 |
6.2 Mặt cắt dọc của đường xe ô tô ngầm | 120 |
6.3 Cấu tạo vỏ và hình thái tiết diện ngang đường xe ô tô ngầm | 125 |
6.4 Bài tập | 129 |
CHƯƠNG 7 ĐƯỜNG HẦM DẪN NƯỚC | 130 |
7.1 Khái niệm chung | 130 |
7.2 Tuyến đường hầm dẫn nước | 133 |
7.3 Mặt cắt dọc của đường hầm dẫn nước | 129 |
7.4 Mặt cắt ngang của đường hầm dẫn nước | 141 |
7.5 Vỏ của đường hầm dẫn nước | 144 |
7.5.1 Vỏ của đường hầm dẫn nước không áp lực | 144 |
7.5.2 Vỏ hầm có áp lực nước tác dụng | 145 |
7.6 Tính toán thủy lực đối với đường hầm dẫn nước | 151 |
7.7 Bài tập | 156 |
CHƯƠNG 8 TẢI TRỌNG VÀ TÍNH TOÁN KẾT CẤU NGẦM | 158 |
8.1 Tải trọng lên kết cấu ngầm | 158 |
8.1.1 Tình hình chung | 158 |
8.1.2 Các tải trọng chủ động thường xuyên | 159 |
8.1.3 Các tải trọng và tác động tạm thời | 164 |
8.1.4 Tính toán phản lực đáy hầm | 165 |
8.1.5 Tính toán áp lực đất ở hầm đứng | 168 |
8.1.6 Tính toán áp lực đất đối với hầm nằm nghiêng | 170 |
8.1.7 Tính toán trụ đá lưu | 172 |
8.2 Sự tác động tương hỗ giữa kết cấu ngầm và khối địa tầng-lực kháng đàn hồi | 184 |
8.3 Tính toán kết cấu ngầm | 190 |
8.3.1 Tình hình chung | 194 |
8.3.2 Tính toán các kết cấu CTN thi công bằng phương pháp đào kín | 227 |
8.4 Bài tập | 229 |
CHƯƠNG 9 THIẾT KẾ THÔNG GIÓ TRONG CÔNG TRÌNH NGẦM | 229 |
9.1 Tầm quan trọng của việc thông gió trong công trình ngầm | 231 |
9.2 Tính toán lượng gió sạch trong hầm | 231 |
9.2.1 Đối với hầm đường sắt | 233 |
9.2.2 Đối với hầm ô tô | 235 |
9.2.3 Tính toán lượng gió cần thiết | 237 |
9.3 Thông gió tự nhiên | 238 |
9.3.1 Chênh lệch áp suất không khí do sự chênh lệch cao độ | 238 |
9.3.2 Chênh lệch áp suất do chênh lệch nhiệt độ trong ngoài hầm | 239 |
9.3.3 Chênh lệch áp suất do chuyển động của gió bên ngoài hầm | 241 |
9.4 Tác động piston của đoàn tầu đối với thông gió trong hầm đường sắt | 244 |
9.5 Thông gió nhân tạo | 244 |
9.5.1 Thông gió dọc | 247 |
9.5.2 Thông gió ngang | 248 |
9.5.3 Thông gió hỗn hợp | 249 |
9.5.4 Máy quạt gió | 251 |
Phụ lục | 258 |
Tài liệu tham khảo chính | 260 |
Mục lục |