Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Công trình xanh & các giải pháp kiến trúc thiết kế công trình xanh
4.5
1723
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảPhạm Đức Nguyên
ISBN điện tử978-604-82-6073-6
Khổ sách19 x 27 cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcPhạm Đức Nguyên
Số trang144
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Công trình xanh (Green Building) – chính xác hơn là Tòa nhà xanh - là một phong trào hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, mới xuất hiện trên thế giới từ thập niên cuối cùng của thế kỷ 20. Nhưng chỉ sau 20 năm Công trình xanh đã trở thành Cuộc cách mạng (Green Building Revolution) lan rộng trong gần 100 quốc gia trên thế giới, bởi vì  Công trình xanh đã góp phần tích cực ứng phó với những vấn đề nan giải, ngăn cản sự phát triển bền vững, được coi là các cuộc khủng hoảng hiện nay trên thế giới. Đó là:

  1.  Các Hệ sinh thái đang bị hủy hoại nghiêm trọng, đáng kể nhất là nạn chặt phá rừng, san lấp đất, ao hồ, thảm xanh, mặt nước để thực hiện đô thị hóa và phục vụ cuộc sống văn minh của con người, phá vỡ sự cân bằng môi trường khí quyển, làm ô nhiễm môi trường đất và nước. Phải chăng vì vậy từ cuối thế kỷ trước người ta đã cảnh báo “Thế kỷ 21 sẽ là sự trả thù của thiên nhiên đối với con người”;
  2.  Khai thác vô hạn định nhiên liệu hóa thạch để sản xuất năng lượng mà vẫn không đáp ứng được sự phát triển, gây cạn kiệt tài nguyên hình thành từ hàng triệu năm và tạo ra khí thải, góp phần làm cho Biến đổi khí hậu trở nên ngày càng nghiêm trọng, có nguy cơ xẩy ra một “nạn hồng thủy” trên trái đất;
  3.   Khai thác vật liệu và tài nguyên vô hạn độ để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, làm cạn kiệt tài nguyên – đặc biệt tài nguyên đất, nước và vật liệu xây dựng - trong khi lại xả bừa bãi chất thải ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống của chính con người và các loài sinh vật, làm cho một số loài động vật đã hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, nhiều dịch bệnh mới phát sinh, sức khỏe con người bị đe dọa nghiêm trọng. 

            Cuốn sách giới thiệu những nội dung cơ bản, hình thức hoạt động và kết quả to lớn đạt được của phong trào công trình xanh thế giới (chương 1), trình bày những đặc điểm về khí hậu và truyền thống trong xây dựng của Việt Nam để dẫn đến các chiến lược và giải pháp thiết kế nhằm tạo ra các công trình xanh và khả năng áp dụng chúng ở Việt Nam (chương 2 và 3). Cuối cùng giới thiệu một số công trình với các giải pháp cụ thể đã áp dụng thành công ở nhiều mức độ khác nhau ở Việt Nam và thế giới (chương 4). 

            Trong chương 1 cuốn sách, Tác giả đã giới thiệu có phân tích, so sánh các hệ thống đánh giá công trình xanh nổi tiếng thế giới và những nghiên cứu đề xuất “Hệ thống tiêu chí công trình xanh Việt Nam” nhằm giúp độc giả - những người thiết kế - lựa chọn các tiêu chí phù hợp nhất để thiết kế công trình đạt chất lượng xanh phù hợp nhất điều kiện chung của Việt Nam và của mỗi địa phương. 

            Chương 2 trình bày những đặc điểm cơ bản nhất của khí hậu Việt Nam, đồng thời giới thiệu một số kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá của tác giả về khí hậu sinh học các đô thị nước ta phục vụ công việc thiết kế kiến trúc. Tác giả cũng trình bày cách nhận diện “phong cách kiến trúc nhiệt đới ẩm” với những nét tương đồng trong kiến trúc – xây dựng truyền thống của các dân tộc Việt Nam. 

            Trình bày trong chương 3 là các kiến thức khoa học có thể coi là cần thiết và quan trọng nhất, nhưng vừa đủ chiều sâu, để giúp người thiết kế kiến trúc, thiết kế kỹ thuật và xây dựng công trình có thể sáng tạo các giải pháp kiến trúc, cấu tạo và công nghệ nhằm áp dụng có  hiệu quả ở Việt Nam. Đặc biệt trong chương 3, Tác giả có đề xuất mới về hai cách tiếp cận kiến trúc khác nhau khi thiết kế hai loại công trình đón nhận tự nhiên và sử dụng hệ thống điều hòa không khí, nhằm đạt hiệu quả cao về sử dụng năng lượng, nhưng tạo được môi trường sống tốt cho con người phù hợp nhất với khí hậu, văn hóa sống và cách ứng xử với thiên nhiên trong xây dựng hàng ngàn năm của người Việ Nam.

            Các công trình giới thiệu minh họa ở chương 4 là những công trình mới xây dựng ở trong và ngoài nước những năm gần đây, được coi là thành công, hoặc có thể, còn những khiếm khuyết theo con mắt phê phán của Tác giả.

            Cuốn sách cũng đưa vào một số kết quả nghiên cứu của Tác giả và đồng nghiệp trong nhiều năm qua, có những phát hiện và đề xuất mới trong thiết kế công trình, kể cả một số ý tưởng còn chưa được áp dụng thử nghiệm.

            Tóm lại, nội dung chủ yếu của cuốn sách là giới thiệu tổng hợp về các giải pháp kiến trúc cơ bản để thiết kế công trình đạt chất lượng xanh, giúp người thiết kế lựa chọn các giải pháp thiết kế phù hợp nhất cho mỗi công trình, mỗi địa phương theo các điều kiện sử dụng, địa hình, khí hậu, lao động và lối sống có thể rất khác nhau.

            Cuốn sách có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngành kiến trúc, xây dựng và môi trường trong các trường đại học đào tạo các lĩnh vực liên quan đến thiết kế và xây dựng công trình. Cuốn sách cũng có thể làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các Kiến trúc sư, Kỹ sư xây dựng, Kỹ sư Môi trường và công nghệ trong xây dựng. Đặc biệt cuốn sách đã được “Khoa đào tạo sau đại học của trường Đại học Xây dựng” chọn làm Giáo trình cho môn học cùng tên trong Chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành Công nghệ môi trường và ngành Xây dựng.

            

 

Xem đầy đủ

Mở đầu:

Tổng quan về sinh thái và môi trường toàn cầu từ cuối thế kỷ 20, sự quan tâm của thế giới về Phát triển bền vững và Biến đổi khí hậu

Chương 1 - Biến đổi khí hậu và cuộc Cách mạng công trình xanh

  1. Biến đổi khí hậu và vai trò, trách nhiệm của ngành xây dựng
  2. Công trình xanh – từ một làn sóng đến cuộc cách mạng
  3. Các hệ thống tiêu chí đánh giá CTX thế giới và Việt Nam
  4. Quan hệ CTX, Kiến trúc xanh và công nghệ môi trường
  5. Kết quả hoạt động của phong trào CTX một số nước trên thế giới và trong khu vực từ đầu thế kỷ 21

Chương 2 - Đặc điểm về khí hậu và truyền thống trong xây dựng Việt Nam

            2.1       Các yếu tố tự nhiên cơ bản tạo thành khí hậu và vai trò của chúng trên lãnh thổ Việt Nam

            2.2       Khí hậu các miền, vùng Việt Nam từ góc nhìn xây dựng

            2.3       Kiến trúc – xây dựng truyền thống Việt Nam thích ứng với khí hậu và cuộc sống các dân tộc Việt Nam

Chương 3 - Các chiến lược và công nghệ thiết kế công trình xanh

  1. Thiết kế thụ động và áp dụng cho kiến trúc Việt Nam
  2. Thiết kế chủ động và khả năng áp dụng cho Việt Nam

Chương 4 - Các giải pháp xanh trong các công trình trong nước thế giới

  1. Vỏ nhà giảm nhận BXMT
  2. Kiến trúc xâm nhập vào thiên nhiên
  3. Sân, hiên, giếng trời – tạo “độ rỗng” cho thông thoáng tự nhiên
  4. Mái xanh, hiên xanh, sân xanh
  5. Thiết kế sử dụng ánh sáng tự nhiên
  6. Thiết kế chiếu sáng nhân tạo

Phụ lục: Ảnh màu, 1, 2, 3, 4

Tài liệu tham khảo

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4979