Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Dân cư Thăng Long - Hà Nội
4.5
168
Lượt xem
3
Lượt đọc
Tác giảGS. TS. Đỗ Thị Minh Đức
ISBN978-604-55-4153-1
ISBN điện tử978-604-355-017-7
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2019
Danh mụcGS. TS. Đỗ Thị Minh Đức
Số trang333
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Chuyên khảo “Dân cư Tháng Long - Hà Nội” thuộc mảng sách Địa lý trong “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”. Các tác giả của chuyên khoa - GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức và GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh - đã có quá trình nhiều năm nghiên cứu về địa lí dân cư 'Việt Nam nói chung và địa lí dân cư thành phố Hà Nội nói riêng.

Trong chuyên khảo này, với quan điểm tổng hợp, xem xét các khía cạnh của dân cư Thăng Long - Hà Nội theo chiều không gian và theo chiều lịch sử, với nguồn tư liệu và số liệu phong phú, cập nhật, các tác giả đã trình bày cho bạn đọc bức tranh sinh động về dân cư Thăng Long - Hà Nội suối từ thời tiền Đông Sơn cho đến ngày nay. Bạn đọc sẽ hình dung được quá trình hình thành cộng đồng dân cư Hà Nội để tạo nên cộng đồng có nhiều giai tầng xã hội và đa dạng về văn hóa. Bạn đọc cũng sẽ có thêm hiểu biết về những thay đổi của cơ cấu dân cư Hà Nội về nhiều khía cạnh: cơ cấu sinh học, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp,... và những tác động của cơ cấu này đến sự phát triển kinh tế- xã hội của Thành Phố. Bạn đọc sẽ có dịp tìm hiểu về đặc điểm phân bố dân cư,gắn liền với các đặc điểm của quần cư nông thôn và quần cư đô thị. Các làng ở Hà Nội mang đặc trưng của làng đồng băng Bắc Bộ đang biến đổi - cả về không gian cư trú, không gian sản xuất và không gian văn hóa - dưới tác động của đô thị hóa và hiện đại hóa.

Những vấn đề về đô thị hóa và quần cư đô thị ở Hà Nội đã được trình bày khá dày dặn: từ các giai đoạn đô thị hóa, sự phát triển của dân số đô thị, vị thế của đô thị Hà Nội trong hệ thống đô thị cả nước cho đến sự phát triển và thay đổi cấu trúc không gian đô thị Hà Nội từ năm 1954 trở lại đây. Sự hình thành và biến đổi của các đô thị vệ tinh ở ngoại thành đem lại bức tranh hoàn chỉnh hơn về đô thị hóa ở Hà Nội cho đến hiện tại và trong tương lai gần.

Dĩ cư trên địa bàn Hà Nội và cả ở chừng mực nhất định các luồng di cư từ Hà Nội tới các tỉnh thành khác trong cả nước là một quá trình nhân khấu học rất đặc trứng và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Trong chuyên khảo này, ngoài một chương riêng viết sâu về di cư ở Hà Nội từ giữa thập niên 1980 trở lại đây, bạn đọc còn tìm được những thông tin bổ ích về di cư trên lãnh thổ Thăng Long - Hà Nội trong các giai đoạn lịch sử trước đó.

Một trong những đặc điểm riêng của chuyên khảo này là các bản để, biểu đồ rất phong phú, hầu hết các bản đồ, biểu đồ này do chính tác giả thành lập. Do có nguồn số liệu vi mô từ các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và năm 2009 của Hà Nội và các lãnh thổ phần Hà Nội mở rộng, qua xử lí công phu cả về mặt thống kê và bản đo, các tác giả đã đưa ra các phân tích vừa chi tiết, vừa có tính khái quát về sự phân hóa không gian cũng như về xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu dân số học quan trọng.

Các tác giả có mong muốn chuyên khoa này không dành riêng cho các nhà chuyên môn, các sinh viên đại học quan tâm đến các vấn đề của địa lý dân cư mà cho giới bạn đọc rộng rãi, những người yêu Hà Nội.

Xem đầy đủ
MỤC LỤC
Lời nói đầu       5

Chương 1

SỰ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở KHU VỰC HÀ NỘI

 
I. Cư dân khu vực Hà Nội thời tiền sử    7
II. Cư dân vùng Hà Nội giai đoạn ván hóa Đông Sơn      15
III. Cư dân vùng Hà Nội dưới thời Bắc thuộc     16
IV. Cư dân vùng Hà Nội thời phong kiến tự chủ 19
V. Cộng đồng dân cư thời Pháp thuộc    29
VI. Cộng đồng dân cư từ nám 1954 đến nay       32
VII. Phong cách người Hà Nội   39

Chương 2

QUY MÔ DÂN SỐ VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ

 
I. Một số khái niệm và thuật ngữ            44
II. Quy mô dân số qua các thời kì           45
III. Biến động dân số     50
IV. Động thái mức sinh và mức chết      63

Chương 3

CƠ CẤU DÂN SỐ

 
I. Một sô khái niệm và thuật ngữ            75
II. Cơ cấu tuổi và giới tính        77
III. Cơ cấu dân số theo dân tộc   97
IV. Cơ cấu dân số theo tôn giáo  101
V. Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân         106
VI. Cơ cấu hộ gia đình theo sốnhân khẩu            108
VII. Nguồn lao động và việc sử dụng lao động    112

Chương 4

MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỂ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

 
I. Một số khái niệm và thuật ngữ            123
II. Mức sống của dân cư 129
III. Tiếp cận dịch vụ giáo dục    136
IV. Tiếp cận dịch vụ y tế.          142
V. Tiếp cận dịch vụ môi trường sống      144
VI. Chỉ số phát triển con người  149

Chương 5

PHÂN BỐ DÂN CƯ

 
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư 153
II. Mật độ dân số cao, phân bố rất không đều      159
III. Phân bố dân cư phân theo khu vực thành thị và nông thôn164

Chương 6

QUẦN CƯ NÔNG THÔN

 
I. Đặc điểm của quần cư nông thôn        178
II. Các dạng quần cư nông thôn 188

Chương 7

ĐÔ THỊ HÓA VÀ QUẦN CƯ ĐÔ THỊ

 
I. Đặc điểm đô thị hóa ở Thăng Long - Hà Nội qua các giai đoạn203
II. Dân số đô thị Hà Nội qua các thời kì  226
III. Đô thị Hà Nội trong hệ thống đô thị cả nước 233
IV. Sự phát triển và thay đổi cấu trúc không gian đô thị Hà Nội237
V. Các đô thị ở ngoại thành Hà Nội        252

Chương 8

DI CƯ Ở HÀ NỘI TỪ GIỮA THẬP NIÊN 1980 TRỞ LẠI ĐÂY

 
I. Một số khái niệm và thuật ngữ            271
II. Các luồng di cư        272
III. Tính chọn lọc của di cư        296
IV. Một số’ tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Hà Nội  299
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 
I. Kết luận        311
II. Một số khuyến nghị              318
Tài liệu tham khảo        321
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
5013