Tác giả | Phạm Thị Hương Lan |
ISBN | 978-604-82-2094-5 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3347-1 |
Khổ sách | 17 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2017 |
Danh mục | Phạm Thị Hương Lan |
Số trang | 164 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Trong những năm gần đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai lũ lụt, hạn hán… ngày càng gia tăng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội. Biến đổi khí hậu làm gia tăng mức độ ảnh hưởng và thiệt hại do thiên tai gây ra trên toàn thế giới. Theo thống kê của các nhà khoa học, số nạn nhân của lũ lụt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong 5 năm 1983-1987 là 31 triệu người; con số này tăng lên đến 130 triệu người trong 5 năm 1993-1997 của thập kỷ sau (WWC, 2003; Hotz, 2006). Thiệt hại về kinh tế hàng năm do thay đổi thời tiết và lũ lụt đã tăng gấp 10 lần trong vòng 50 năm qua. Số lượng thiên tai cũng ngày càng gia tăng.
Việt Nam là một trong các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Nếu mực nước biển tăng thêm 1m, sẽ có 10% dân số trực tiếp bị ảnh hưởng và 10% tổng thu nhập quốc dân có thể bị mất. Nếu không có giải pháp, đến năm 2100, Việt Nam sẽ mất 12,2 % đất, là nơi sinh cư của 23% dân số. Rất nhiều nơi sẽ bị ngập nước hàng tháng trời và thiệt hại kinh tế có thể đến con số 17 tỷ USD. Theo báo cáo phát triển con người 2007-2008 của UNDP, nếu nhiệt độ của trái đất tăng thêm 2oC, 22 triệu người Việt Nam sẽ mất nhà và 45% đất nông nghiệp trong khu vực Đồng bằng sông Mekong, vựa lúa của Việt Nam, sẽ bị chìm trong nước biển.
Theo các con số thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, bão, sạt lở đất, lũ lụt và nước cuốn liên tục xảy ra trong năm 2007 đã gây ra thiệt hại hơn 1% tổng GDP. Theo Ủy ban phòng chống Bão lụt Trung ương, riêng năm 2007, các cơn bão và lụt đã lấy đi mạng sống của 435 người và làm bị thương 850 người. Thiên tai gây ra những thiệt hại lớn về con người và tài sản tại 50 tỉnh của Việt Nam. Trong khi đó, lụt và thủy triều đã làm 113,800 ha đất trồng lúa bị nhiễm mặn, phá hủy hơn 1.300 công trình thủy lợi, lấy đi 460 km đê điều, 6.900 nhà và 921 trường học. Đồng thời, 920.900 ngôi nhà bị ngập nước và bị mất mái, rất nhiều công trình kinh tế xã hội bị phá hủy.
Mở đầu | 3 |
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG | |
Chương 2: MỘT SỐ THUẬT NGỮ CƠ BẢN | |
2.1. Một số thuật ngữ cơ bản | 12 |
2.2. Tính chất của rủi ro | 31 |
2.3. Các loại hiểm họa thiên nhiên ở Việt Nam | 33 |
Chương 3: QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI | |
3.1. Quản lí rủi ro (Risk management) | 40 |
3.2. Các thành phần của quản lí rủi ro thiên tai | 41 |
3.3. Các mô hình quản lý thiên tai | 52 |
4.1. Khái niệm về đánh giá rủi ro thiên tai | 56 |
4.2. Các bước tiến hành đánh giá rủi ro thiên tai | 59 |
4.3. Các kỹ thuật được sử dụng trong đánh giá rủi ro | 77 |
4.4. Phương pháp đánh giá rủi ro có sự tham gia | 97 |
4.5. Mục đích và sản phẩm của đánh giá rủi ro thiên tai | 103 |
Chương 5: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TRONG ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI | |
5.1. Tổng quan về các phương pháp tiếp cận | 108 |
5.2. Phân tích hiểm họa và tình trạng dễ bị tổn thương | |
bằng cách sử dụng ví dụ về lũ lụt | 110 |
5.3. Phân tích hiểm họa và tình trạng dễ bị tổn thương | |
(sử dụng ví dụ về hạn hán) | 131 |
5.4. Phân tích hiểm họa và tình trạng dễ bị tổn thương | |
sử dụng ví dụ về xói mòn | 147 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 161 |