Tác giả | Trần Thanh Giám |
ISBN | 2012-dxdvppgcnd |
ISBN điện tử | 978-604-82-4102-5 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2012 |
Danh mục | Trần Thanh Giám |
Số trang | 344 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Đất xây dựng (trước đây hay gọi là thổ chất) là học phần của ngành địa kỹ thuật, nó nghiên cứu về thành phần vật chất, các tính chất cơ-lý của đất đá, đặc biệt là cường độ và tính ổn định, sự hình thành và biến đổi của chúng, nhằm mục đích sử dụng đất đá làm nền, làm môi trường và làm vật liệu xây dựng.
Địa kỹ thuật nghiên cứu các điều kiện địa chất để xây dựng và sử dung công trình, nó không chỉ ứng dụng rộng rãi các phương pháp địa chất học mà còn bổ sung và phát triển các phương pháp và giải pháp đặc biệt nhờ những thành tựu của khoa học công nghệ, vật lý học và hoá lý hoá keo hiện đại v,v...
Ngành Địa kỹ thuật gồm các phân môn hợp thành là: đất xây dựng, địa chất công trình đại cương, địa chất công trình chuyên môn, địa chất động lực công trình và cải tạo đất...
Trong đất đá xây dựng, không chỉ khảo sát các hợp thể đơn giản mà còn đề cập đến các sản phẩn của các quá trình địa chất và các tác dụng địa chất trong mối tương quan giữa chúng với các công trình xây dựng, dựa vào những tài liệu về nguyên nhân, thành phần và tính chất của đất đá. Trong đất đá xây dựng, với ý nghĩa là môn địa chất ứng dụng, sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu của thổ nhưỡng học để nghiên cứu thành phần vật chất và tính chất của đất phân tán mịn, đất bồi ven biển và đất chứa chất hữu cơ. Nhờ vậy, đề xuất những vấn đề lý thuyết về cường độ và các tính chất địa kỹ thuật của đất đá đã được hình thành và biến đổi như thế nào; xây dựng nên các tiền đề để giải quyết các vấn đề sau:
a) Phân chia các loại đất đá cùng đơn nguyên địa kỹ thuật (đất đá có tính chất giống và gần giống nhau), phản ánh được trạng thái phân bố của chúng trong điều kiện tự nhiên;
b) Đánh giá về định lượng tính chất và đặc điểm địa kỹ thuật (độ bền, tính biến dạng, tính chất đối với nước...) của đất đá;
c) Dự báo khả năng có thể làm biến đổi tính chất của đất đá dưới tác dụng của công trình xây dựng và ảnh hưởng của đất đá đến công trình sẽ xây dựng;
d) Chọn lựa giải pháp hợp lý nhất để cải thiện tính chất xây dựng của nền đất đá và giải pháp thi công công trình nhằm đảm bảo sự ổn định của nền móng, sự bền vững của công trình xây dựng và tính kinh tế nhất.
Như vậy, việc nghiên cứu thấu đáo đất xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề chọn giải pháp đúng đắn gia cố nền đất đá trong xây dựng. Đất xây dựng và phương pháp gia cố nền đất là tài liệu đề cập đến nhiều phương pháp cải thiện tính chất xây dựng của nền đất yếu và nền đá có khe nứt phát triển. Trong đó có một số giải pháp mới lần đầu tiên đang được áp dụng thử nghiệm ở Việt Nam và bước đầu thu được kết quả đáng khích lệ. Nhóm tác giả mong rằng, tài liệu này sẽ giúp ích cho bạn đọc là sinh viên các ngành công trình, các chuyên gia công nghệ xử lý nền móng trên nền đất yếu.
MỤC LỤC
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1. Sự hình thành và biến đổi tính chất cơ - lý của đất đá | |
Đ1. Sự hình thành cường độ của đất đá | 5 |
Đ2. Kết cấu của đất đá | 9 |
Đ3. Khe nứt trong đất đá | 17 |
Đ4. Quá trình và đặc điểm phong hóa của đất đá | 21 |
Đ5. Phân loại đất đá theo mục đích xây dựng | 30 |
Chương 2. Thành phần kết cấu của đất | |
Đ1. Thành phần hoá học của pha rắn trong đất | 35 |
Đ2. Thành phần khoáng vật của pha rắn trong đất | 38 |
Đ3. Thành phần pha khí trong đất | 62 |
Đ4. Thành phần pha lỏng trong đất đá | 63 |
Chương 3. Tính chất vật lý cơ bản của đất đá | |
Đ1. Các đại lượng khối lượng thể tích của đất đá | 75 |
Đ2. Các trạng thái ẩm của đất | 79 |
Đ3. Tính lỗ rỗng và tính đầm chặt của đất đá | 84 |
Đ4. Tính chất nhiệt của đất đá | 88 |
Chương 4. Tính chất hoá lý của đất loại sét | |
Đ1. Tính chất keo của đất loại sét | 91 |
Đ2. Hiện tượng hấp phụ trong đất | 98 |
Đ3. Tính toả nhiệt do ẩm | 103 |
Đ4. Tính dẻo của đất loại sét | 104 |
Đ5. Tính trương nở của đất | 107 |
Đ6. Tính lún co và tính lún ướt của đất | 110 |
Đ7. Tính dính bám của đất loại sét | 115 |
Đ8. Tính hoá mềm, tính tan rã và tính hoà tan | 116 |
Đ9. Tính xúc biến của đất | 120 |
Chương 5. Tính chất cơ học của đá | |
Đ1. Cách xác định độ bền, chỉ số độ bền của đá | 122 |
Đ2. Đường tròn ứng suất giới hạn của đá | 133 |
Đ3. Quan hệ giữa ứng suất và biến dạng của đá | 138 |
Đ4. Tính đàn hồi của đá | 141 |
Chương 6. Tính biến dạng của đất | |
Đ1. Độ bền chống nén của đất | 147 |
Đ2. Tính nén lún của của đất | 151 |
Đ3. Khảo sát lý thuyết nén cố kết thấm | 159 |
Đ4. Xác định độ bền nén của đất bằng máy nén ba trục | 172 |
Chương 7. Độ bền chống cắt của đất | |
Đ1. Các chỉ tiêu độ bền chống cắt của đất | 177 |
Đ2. Khảo sát điều kiện bền | 184 |
Đ3. Các phương pháp xác định độ bền chống cắt | 189 |
Chương 8. Kỹ thuật cải thiện tính chất của đất | |
Đ1. Phương pháp đầm chặt đất | 198 |
Đ2. Giải pháp thay đổi thành phần cỡ hạt của đất | 204 |
Đ3. Cải thiện tính chất của đất bằng silicat hoá | 205 |
Đ4. Gia cố đất bằng điện- hoá học | 219 |
Đ5. Gia cố đất đá bằng phương pháp ximăng hoá | 224 |
Đ6. Phương pháp trộn vôi và ximăng dưới sâu | 232 |
Đ7. Gia tải trước bằng hút chân không | 240 |
Đ8. Giải pháp móng cọc đài phễu (top-base) đổ tại chỗ | 248 |
Chương 9. Thiết kế đất đắp trên nền đất yếu | |
Đ1. Các nội dung cơ bản | 264 |
Đ2. Cách tính đơn giản về đắp đất trên nền đất yếu | 271 |
Đ3. Tính gần đúng công tác đắp đất trên nền đất yếu. | 277 |
Đ4. Thiết kế đắp đất theo giai đoạn trên nền đất yếu. | 291 |
Đ5. Điều chỉnh lại độ lún. | 305 |
Đ6. Quá trình thi công đắp đất trên nền đất yếu. | 309 |
Đ7. Các thí dụ tính toán đắp đất theo giai đoạn | 315 |
Phụ lục | 329 |
Đơn vị đo lường hệ quốc tế SI và các hệ khác | 339 |
Tài liệu tham khảo | 340 |