Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Điều dưỡng trong tim mạch
4.5
70
Lượt xem
6
Lượt đọc
Tác giảTrường ĐH Y Hà Nội - Bộ môn tim mạch
Nhà xuất bảnNhà xuất bản Y học
ISBN điện tử978-604-66-5756-9
Khổ sách14,5 x 20,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcTrường ĐH Y Hà Nội - Bộ môn tim mạch
Số trang251
Ngôn ngữvi
Loại sáchSách giấy;
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Bệnh tim mạch đã và đang là nguyên nhân gây tử vong cũng như tàn phế hàng đầu trên thế giới và trong nước, gây tiêu tốn một nguồn lực (gồm cả nhân lực và vật lực) rất lớn trong xã hội. Nhu cầu chăm sóc, điều trị bệnh cũng ngày một lớn. Chuyên ngành Tim mạch nói chung của nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong thời gian qua. Công tác chăm sóc điều dưỡng cũng đã đạt nhiều tiến bộ. Tuy vậy, vấn đề chăm sóc điều dưỡng chuyên ngành sâu như Tim mạch vẫn còn khá nhiều vấn đề bất cập và rất cần phải được hệ thống, hoàn thiện và cập nhật để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong chuyên ngành.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên và qua thực tiễn công tác giảng dạy, điều trị và chăm sóc bệnh nhân tim mạch tại một trung tâm tim mạch hàng đầu trong cả nước, các cán bộ của Bộ môn Tim Mạch - Đại học Y Hà Nội và của Viện Tim Mạch, Bệnh viện Bạch Mai đã biên soạn cuốn sách này nhằm phần nào đáp ứng các nhu cầu về đào tạo chăm sóc điều dưỡng trong chuyên ngành tim mạch. Các tác giả đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới nhất trong chuyên ngành, trong đó có nhấn mạnh xu hướng hội nhập với xu thế bệnh lý và công tác điều dưỡng trên thế giới.

Cuốn sách được biên soạn với mục đích làm tài liệu tham khảo cho điều dưỡng làm việc trong lĩnh vực chăm sóc bệnh nhân tim mạch. Cuốn sách không nhằm mục đích giới thiệu sâu về bệnh học tim mạch mà chủ yếu mang tính thực hành với những thông tin thiết yếu cần cho công tác chăm sóc bệnh nhân tim mạch. Nội dung của cuốn sách đã cố gắng đề cập đến hầu hết các vấn đề cơ bản về các bệnh tim mạch mà điều dưỡng viên làm việc trong chuyên khoa tim mạch có thể gặp phải (ví dụ: bệnh lý van tim, bệnh lý nhiễm trùng, các bệnh tim bẩm sinh và di truyền, các chứng loạn nhịp hay gặp và cấp cứu tim mạch...). Trong cuốn sách, vấn đề chăm sóc bệnh nhân bị bệnh động mạch vành (ĐMV), một bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên thế giới và ngày càng gia tăng ở Việt Nam, được chú ý nhiều nhất.

Cuốn sách được bao phủ một phạm vi rộng các vấn đề liên quan trực tiếp tới công tác chăm sóc bệnh nhân tim mạch, không phân biệt nơi mà họ đang được điều trị.

Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ không chỉ là một tài liệu tham khảo tốt cho điều dưỡng chuyên ngành tim mạch mà còn cung cấp những thông tin cần thiết về chuyên ngành tim mạch cho điều dưỡng làm việc trong nhiều chuyên khoa khác nhau. Bệnh nhân tim mạch không phải lúc nào cũng được quản lý ở một đơn vị chuyên khoa, vì vậy, rất nhiều trong số họ khi có những triệu chứng đầu tiên đã đến gặp bác sĩ đa khoa hoặc điều dưỡng đa khoa hoặc những triệu chứng đó được ghi nhận một cách tình cờ khi họ điều trị các bệnh khác.

Xem đầy đủ
MỤC LỤC
Lời nói đầu3
Chương I: TÌNH HÌNH BỆNH TIM MẠCH VÀ CÁC YẾU T NGUY CƠ BỆNH TIM MẠCH13
A. Tình hình bệnh tim mạch và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tim mạch13
B. Các xu hướng phát triển của chuyên ngành Tim mạch14
c. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch16
l.Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được17
2.Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được18
Chương II: ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG MỘT BỆNH NHÂN TIM MẠCH21
A. Giới thiệu chung21
B. Đánh giá tổng thể bệnh nhân21
c. Đau ngực22
D. Các chẩn đoán phân biệt đối với đau ngực23
E. Khó thở24
F. Đánh trống ngực25
G. Ngất25
H. Đánh giá huyết áp26
I. Đánh giá nhịp tim và mạch29
J. Tiếng tim36
K. Đánh giá hô hấp44
L. Các tiếng của phổi45
Chương III: CÁC PHƯƠNG TIỆN THEO DÕI VÀ XÉT NGHIỆM THĂM DÒ THƯỜNG DÙNG TRONG TIM MẠCH54
A. Giới thiệu chung54
B. Hệ thống theo dõi tim mạch (monitor)54
c. Hệ thống theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn55
D. Các chỉ số đánh giá cung lượng tim (CO)57
E. Đường truyền tĩnh mạch trung tâm57
F. Theo dõi áp lực động mạch phổi59
G. Theo dõi áp lực động mạch phổi bít61
H. Đo bão hòa oxy qua da62
I. Khí máu động mạch63
J. Điện tâm đồ65
1. Cách đọc một chuyển đạo điện tim65
2. Điện tâm đồ 12 chuyển đạo (ECG)65
3. Phân tích một điện tâm đồ (ECG)68
K. Xquang tim phổi69
L. Nghiệm pháp gắng sức72
M. Theo dõi điện tâm đồ 24 giờ (Holter ĐTĐ 24giờ)73
N. Nghiệm pháp bàn nghiêng73
O. Siêu âm tim74
P. Chẩn đoán hình ảnh khác trong tim mạch75
Chương IV: CHĂM SÓC BỆNH VAN TIM79
A. Giới thiệu chung79
B. Bệnh Hẹp van động mạch chủ (HC)79
C. Bệnh Hở van động mạch chủ (HoC)80
D. Bệnh Sa van hai lá (SHL)82
E. Bệnh Hở van hai lá (HoHL)83
F. Bệnh Hẹp van hai lá (HHL)84
G. Bệnh lý van động mạch phổi85
H. Bệnh lý van ba lá86
I. Điều trị ngoại khoa các bệnh van tim87
J. Các chú ý trong công tác điều dưỡng bệnh van tim88
K. Chăm sóc bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn89
1. Giới thiệu89
2. Nguyên nhân89
3. Phân loại viêm nội tâm mạc90
4. Các yếu tố nguy cơ90
5. Các tác nhân nhiễm trùng thường gặp91
6. Triệu chứng cơ năng và thực thể91
7. Chẩn đoán92
8. Điều trị92
9. Chú ý trong công tác điều dưỡng93
10. Giáo dục bệnh nhân94
Chương V: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN CÓ BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH VÀNH95
A. Bệnh động mạch vành ổn định mạn tính95
1. Giới thiệu chung95
2. Sinh lý bệnh95
3. Điều trị97
B. Hội chứng động mạch vành cấp98
1. Giới thiệu98
2. Sinh lý bệnh99
3. Phát hiện bệnh nhân có hội chứng động mạch vành cấp99
4. Nguyên tắc chăm sóc điều dưỡng đối với tất cả bệnh nhân nghi ngờ hội chứng động mạch vành cấp100
5. Các nguyên tắc cụ thể trong chăm sóc bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp có ST chênh lên101
6. Các quy định cụ thể trong chăm sóc bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp KHÔNG có ST chênh lên104
7. Những nguyên tắc cụ thể trong chăm sóc bệnh nhân sau hội chứng động mạch vành cấp sau giai đoạn cấp105
Chương VI: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH108
A. Giới thiệu chung108
B. Nguyên nhân suy tim108
C. Phân loại suy tim108
D. Phân độ suy tim109
E. Sinh lý bệnh học109
F. Chẩn đoán suy tim110
G. Điều trị suy tim111
H. Chăm sóc điều dưỡng112
1. Theo dõi bệnh nhân suy tim112
2. Giáo dục sức khỏe bệnh nhân suy tim114
3. Chăm sóc giảm nhẹ114
I. Các dịch vụ cho suy tim115
J. Vai trò của điều dưỡng viên trong chăm sóc bệnh nhân suy tim115

Chương VII: NHỊP CHẬM VÀ TẮC NGHẼN (BLOCK)

ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN TRONG TIM

116
A. Giới thiệu chung116
B. Nhịp chậm xoang và bệnh lý nút xoang116
C. Block nhĩ thất117
1. Tổng quan117
2. Block nhĩ thất cấp I117
3. Block nhĩ thất cấp II118
4. Block nhĩ thất cấp III (Block nhĩ thất hoàn toàn)119
5. Block phân nhánh120
D. Điều trị nhịp chậm và block121
E. Tạo nhịp tim122
1. Các loại máy tạo nhịp122
2. Tạo nhịp thượng tâm mạc122
3. Tạo nhịp nội tâm mạc (qua đường tĩnh mạch)123
4. Tạo nhịp bên ngoài (qua da)123
5. Tạo nhịp bằng ép tim124
6. Mã tạo nhịp124
7. Chỉ định tạo nhịp tạm thời và quy trình124
8. Giáo dục bệnh nhân mang máy tạo nhịp131
9. Quản lý dài hạn bệnh nhân mang máy tạo nhịp132
10. Thay máy tạo nhịp132
Chương VIII: CÁC RỐI LOẠN NHỊP NHANH133
A. Giới thiệu chung133
B. Nhịp tim nhanh trên thất (SVT)133
C. Rung nhĩ (AF)135
D. Cuồng nhĩ137
E. Các rối loạn nhịp thất138
F. Nhịp nhanh thất (VT)138
G. Rung thất140
H. Điều trị các loại nhịp nhanh140
I. Sốc điện (DC) chuyển nhịp142
J. Cấy ghép máy phá rung tự động (ICD)143
Chương IX: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ BỆNH TIM BẨM SINH145
A. Giới thiệu chung145
B. Tuần hoàn bào thai145
C. Phân loại bệnh tim bẩm sinh146
D. Các tổn thương không tím146
E. Tổn thương có tím148
F. Các hội chứng tim bẩm sinh biểu hiện muộn149
G. Người lớn mắc bệnh tim bẩm sinh150
H. Các vấn đề đi kèm với bệnh tim bẩm sinh ở người lớn151
I. Những vấn đề lưu ý trong công tác điều dưỡng đối với bệnh nhân bị bệnh tim bẩm sinh152
Chương X: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ BỆNH CƠ TIM153
A. Giới thiệu chung153
B. Bệnh cơ tim phì đại (BCTPĐ)153
C. Bệnh cơ tim giãn (BCTG)155
D. Rối loạn nhịp do bệnh cơ tim tâm thất phải (ARVC)157
E. Bệnh cơ tim hạn chế (BCTHC)158
F. Chăm sóc điều dưỡng với các bệnh cơ tim159
Chương XI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC CỦA TIM162
A. Giới thiệu chung162
B. Bệnh màng ngoài tim162
C. Viêm màng ngoài tim cấp163
D. Tràn dịch màng ngoài tim165
E. Viêm màng ngoài tim co thắt166
F. Viêm cơ tim167
G. Tim của vận động viên169
H. Ung thư tim169
Chương XII: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIM MẠCH, PHÒNG NGỪA BỆNH TIM VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE TIM MẠCH171
A. Giới thiệu chung171
B. Phục hồi chức năng tim mạch171
C. Các giai đoạn của quá trình phục hồi chức năng tim171
D. Các loại hình phục hồi chức năng tim172
E. Các mô hình nâng cao sức khỏe và các giả thuyết173
F. Sự đồng thuận175
G. Kiểm soát lối sống và các yếu tố nguy cơ176
H. Cai thuốc lá176
I. Chế độ ăn177
J. Hoạt động thể lực178
K. Đánh giá về tâm lý xã hội179
Chương XIII: CẤP CỨU THƯỜNG GẶP TRONG TIM MẠCH180
A. Giới thiệu chung180
B. Đánh giá tình trạng bệnh nhân nặng180
C. Hồi sức tim phổi cơ bản (BLS)182
D. Hồi sức tim phổi nâng cao (ALS)185
E. Phá rung trong cấp cứu tim mạch187
F. Tắc động mạch phổi cấp (PE)187
G. Tràn khí màng phổi áp lực188
H. Ép tim cấp189
I. Phù phổi190
J. Sốc tim190
K. Bơm bóng ngược dòng động mạch chủ (IABPs)191
L. Các tai biến do điều trị IABP192
M. Các thiết bị hỗ trợ thất (VADs)194
N. Tách thành động mạch chủ195
Chương XIV: ĐẠI CƯƠNG TIM MẠCH CAN THIỆP TRONG BỆNH MẠCH VÀNH197
A. Giới thiệu chung197
B. Đường vào động mạch197
C. Chụp động mạch vành qua da198
1. Chăm sóc trước thủ thuật198
2. Chăm sóc sau thủ thuật200
3. Cầm máu: các thiết bị đóng mạch204
4. Các biến chứng của chụp động mạch vành206
D. Can thiệp động mạch vành qua da208
1. Nong động mạch vành bằng bóng208
2. Đặt stent động mạch vành208
3. Loại bỏ mảng xơ vữa trong lòng mạch vành208
4. Chăm sóc trước thủ thuật208
5. Chăm sóc sau thủ thuật208
6. Các biến chứng của thủ thuật can thiệp209
7. Các thuốc kết hợp với can thiệp động mạch vành qua da209
Chương XV: THĂM DÒ ĐIỆN SINH LÝ TIM213
A. Giới thiệu chung213
B. Thăm dò điện sinh lý cơ bản (EP)213
1. Điện cực thăm dò215
2. Kích thích tim theo chương trình215
C. Triệt đốt các rối loạn nhịp qua đường ống thông216
D. Các chú ý của điều dưỡng217
Chương XVI: PHẪU THUẬT TIM218
A. Giới thiệu chung218
B. Quản lý danh sách bệnh nhân chờ mổ218
C. Đánh giá trước phẫu thuật219
D. Vô cảm221
E. Phẫu thuật221
F. Chăm sóc trong mổ222
G. Ảnh hưởng của máy tim phổi nhân tạo223
H. Giảm thời gian theo dõi và rút ống sớm - đánh giá chung sau mổ226
I. Kiểm soát huyết động228
J. Hỗ trợ hô hấp229
K. Kiêm soát dịch ra - vào - kiểm soát chảy máu229
L. Kiểm soát đau231
M. Chăm sóc thần kinh231
N. Hỗ trợ tâm lý232
O. Chăm sóc vết mổ232
P. Vấn đề dinh dưỡng232
Q. Vận động và nâng cao sức khỏe233
R. Rút ống dẫn lưu ngực233
S. Dây điện cực thượng tâm mạc234
T. Chuẩn bị cho bệnh nhân ra viện234
U. Theo dõi sau ra viện236
V. Sự phát triển của ngành phẫu thuật tim236
Chương XVII: ĐẠI CƯƠNG CÁC THUỐC THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIM MẠCH238
A. Giới thiệu chung238
B. Thuốc chống loạn nhịp238
C. Thuốc trợ tim loại glycosid239
D. Thuốc chẹn p giao cảm240
E. Thuốc chẹn kênh canxi241
F. Nitrat242
G. Thuốc giãn mạch243
H. Thuốc ức chế men chuyển (ACE)243
I. Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II244
J. Thuốc vận mạch244
K. Thuốc chống đông246
L. Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu247
M. Thuốc tiêu sợi huyết247
N. Thuốc giảm lipid máu nhóm Statin248
O. Thuốc lợi tiểu249

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4989