Tác giả | TS. Lê Công Duy |
ISBN | 978-604-82-2032-7 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3334-1 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2017 |
Danh mục | TS. Lê Công Duy |
Số trang | 205 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Trong tính toán kết cấu thường gặp những đại lượng đầu vào thuộc về kết cấu và tác động hàm chứa các thông tin ngẫu nhiên, không rõ ràng, không thể chính xác hóa, các đại lượng đó được gọi là các đại lượng không chắc chắn. Từ trước đến nay chúng ta thường tính toán kết cấu công trình theo ứng suất cho phép và theo trạng thái giới hạn. Tính toán theo các phương pháp này chưa phản ánh được toàn diện sự làm việc của kết cấu vì chưa kể đến sự ảnh hưởng của các yếu tố mang tính chất ngẫu nhiên, mang tính không rõ ràng hay nói cách khác là chưa kể đến các yếu tố mang tính chất không chắc chắn tác động đến kết cấu, cho nên nhiều trường hợp trong thực tế công trình vẫn xảy ra hư hỏng mặc dù khi tính toán kết cấu công trình với hệ số an toàn tương đối lớn.
Để mô tả những đại lượng không chắc chắn, người ta dùng đại lượng khoảng, đại lượng ngẫu nhiên, đại lượng mờ hay đại lượng ngẫu nhiên-mờ. Những đại lượng không chắc chắn được biểu diễn dưới dạng đại lượng ngẫu nhiên được tính toán theo mô hình ngẫu nhiên. Phân tích đánh giá kết cấu theo mô hình ngẫu nhiên bằng lý thuyết độ tin cậy đã có nhiều nghiên cứu. Trong trường hợp các đại lượng không chắc chắn mô tả dưới dạng số mờ, việc phân tích đánh giá phải thực hiện theo mô hình mờ. Mô hình mới này trong lĩnh vực xây dựng đã có những kết quả bước đầu. Tuy vậy, do tính chất và hình thức mô tả đại lượng không chắc chắn rất gần với thực tế nên hiện nay mô hình này được các nhà nghiên cứu quan tâm phát triển.
Cuốn sách trình bày nội dung liên quan đến mô hình mới này là phân tích trạng thái kết cấu và đánh giá mức độ an toàn của kết cấu trong trường hợp một số đại lượng không chắc chắn ở đầu vào của bài toán được mô tả dưới dạng các số mờ. Nội dung chính của cuốn sách gồm có: 4 chương
Chương 1 trình bày tổng quan về lý thuyết đánh giá mức độ an toàn của kết cấu trên thế giới và ở Việt Nam, đồng thời phân tích một số các mô hình đánh giá mức độ an toàn của kết cấu công trình đã được công bố theo các quan điểm ngẫu nhiên của lý thuyết xác suất và theo quan điểm mờ của lý thuyết tập mờ, từ đó nêu lên một số giả thiết cho việc tính toán một số bài toán kết cấu được trình bày trong cuốn sách.
Chương 2 trình bày nội dung cơ bản về lý thuyết tập mờ, các thuật toán của số học mờ được dùng để tính toán các số mờ. Từ đó trình bày một cách giải phương trình đại số có tham số mờ đồng thời áp dụng cách giải để giải phương trình của phương pháp phần tử hữu hạn có tham số mờ. ứng dụng tính toán kết cấu thanh phẳng một chiều, kết cấu dàn phẳng và khung phẳng chịu tải trọng tĩnh với các tham số mờ là đặc trưng hình học, đặc trưng vật liệu và đặc trưng của tải trọng tác động được xét dưới dạng các số mờ tam giác.
Chương 3 trình bày ý tưởng và triển khai một công thức đánh giá mức độ an toàn của kết cấu theo lý thuyết tập mờ. Công thức đánh giá được triển khai và chứng minh trong trường hợp tổng quát với hai tập mờ dùng để đánh giá có hàm thuộc dạng bất kỳ và trường hợp hai tập mờ có hàm thuộc dạng tam giác.
Chương 4 cũng trình bày một số phương pháp xây dựng hàm thuộc cho các đại lượng mờ trên cơ sở lý thuyết tập mờ, và ứng dụng phương pháp xây dựng hàm thuộc cho đặc trưng tải trọng động và hệ số cản của kết cấu theo lý thuyết tập mờ. Chương 4 trình bày một mô hình tính kết cấu khung chịu tải trọng động trong trường hợp có tham số mờ và ứng dụng công thức "Tỷ số diện tích" để đánh giá mức độ an toàn cho kết cấu khung phẳng nhiều tầng chịu tải trọng động trong trường hợp các yếu tố đầu vào của kết cấu như đặc trưng vật liệu, khối lượng, độ cản của kết cấu và đặc trưng tải trọng động được xét dưới dạng là các tập mờ tam giác, đồng thời tính toán và so sánh kết quả với một vài phương pháp đánh giá khác được trình bày trong cuốn sách này.
Lời nói đầu | 3 |
Danh mục các ký hiệu cơ bản | 5 |
Chương 1. Tổng quan | |
1.1. Tổng quan về lý thuyết đánh giá mức độ an toàn của kết cấu | 7 |
1.2. Quá trình nghiên cứu tính toán kết cấu theo lý thuyết độ tin cậy trên thế giới và ở Việt Nam | 9 |
1.3. Phân tích các mô hình đánh giá mức độ an toàn của kết cấu theo | 13 |
1.4. Mô hình tính kết cấu khung phẳng chịu tải trọng động | 25 |
1.5. Một số yếu tố mờ tác động đến kết cấu | 29 |
1.6. Một số giả thiết tính toán | 30 |
1.7. Kết luận chương | 31 |
Chương 2. Một số phép toán của lý thuyết tập mờ và cách giải thực hành hệ phương trình đại số tuyến tính mờ | |
2.1. Định nghĩa tập mờ và các thuật ngữ cơ bản của tập mờ | 32 |
2.2. Các phép toán cơ bản trên tập mờ [33], [40], [49], [62] | 36 |
2.3. Số học mờ | 38 |
2.4. Một số phép toán của số học mờ [49], [84] | 41 |
2.5. Một cách giải thực hành hệ phương trình đại số tuyến tính mờ | 50 |
2.6. Kết luận chương 2 | 71 |
Chương 3. Công thức "tỷ số diện tích" đánh giá độ tin cậy mờ của kết cấu | |
3.1. Mở đầu 71 | |
3.2. Triển khai và chứng minh công thức đánh giá | 75 |
3.3. Ví dụ minh họa | 84 |
3.4. Một số phương pháp xây dựng tập mờ | 86 |
3.5. Kết luận chương 3 | 89 |
Chương 4. Phân tích và đánh giá độ tin cậy mờ cho kết cấu khung phẳng nhiều tầng chịu tải trọng động | |
4.1. Sơ đồ tổng quát các bước đánh giá độ tin cậy cho kết cấu | 90 |
4.2. Phương trình vi phân dao động có tham số mờ | 91 |
4.3. Sơ đồ các bước giải phương trình dao động bằng ngôn ngữ | 95 |
4.4. Ứng dụng tính toán | 103 |
4.5. Khảo sát độ tin cậy của kết cấu theo biên độ của tải trọng động mờ | 115 |
4.6. Tính độ tin cậy của kết cấu chịu tải trọng động mờ có | 117 |
4.8. Kết luận chương 4 | 126 |
Phụ lục tính. Chương trình tính FASP bằng ngôn ngữ của phần mềm Maple.13 | |
Phụ lục 1: Tính toán số mờ | 127 |
Phụ lục 2: Tính kết cấu thanh phẳng một chiều | 128 |
Phụ lục 3: Tính kết cấu dàn phẳng | 130 |
Phụ lục 4: Tính kết cấu khung phẳng | 136 |
Phụ lục 5: Tính kết cấu-kiểm tra độ tin cậy thuật toán | 140 |
Phụ lục 6: Tính kết cấu khung chịu tải trọng động | 147 |
Danh mục bài báo liên quan đến nội dung cuốn sách | 194 |
Tài liệu tham khảo | 195 |