Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên khối kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh
4.5
1718
Lượt xem
2
Lượt đọc
Tác giảTrần Thị Kim Nhung
ISBN điện tử978-604-330-070-3
Khổ sách17x24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcTrần Thị Kim Nhung
Số trang222
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Động lực nghiên cứu khoa học bàn đến quá trình cá nhân được động viên, định hướng, để nỗ lực, tăng cương và kiên trì theo đuổi hoạt động khoa học. Có thể nhận thấy, trong các nhóm công việc thì để tạo động lực và duy trì động lực cho cá nhân nghiên cứu khoa học ở Việt Nam là khó nhất, gắn với rất nhiều khó khăn khách quan và chủ quan. Nghiên cứu khoa học lại có vai trò quan trọng đối với các cơ sở giáo dục đại học; là yếu tố cấu thành quan trọng để khẳng định uy tín, thương hiệu và xếp hạng của các trường.

Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra động lực nghiên cứu khoa học có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên. Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh rằng có mối tương quan tích cực giữa năng suất nghiên cứu và động lực nghiên cứu (Chandra và cộng sự 2011; Chen và cộng sự, 2006; Tiến, 2000). Cụ thể, những người thể hiện tổng động lực cao hơn thì kết quả/hiệu suất nghiên cứu tốt hơn. Do đó, hạn chế của hoạt động NCKH trên là xuất phát từ thiếu động lực NCKH, phản ánh đội ngũ giảng viên đại học đang thiếu động lực trong NCKH đặc biệt trong CBQT và cho thấy các trường Đại học Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức trong quá trình tiến đến Đại học định hướng nghiên cứu, quá trình hội nhập hóa và quốc tế hóa. 

Trong thời gian vừa qua, các trường đại học và các cơ quan hữu quan đã có nhiều chính sách để thúc đẩy hoạt động NCKH trong các trường đại học nhưng kết quả đạt được cũng chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu mong đợi và tiềm năng NCKH, đặc biệt là các công bố quốc tế. Việc tìm hiểu, nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến động lực NCKH của giảng viên để từ đó các nhà quản lý có các giải pháp phù hợp để thúc đẩy động lực NCKH nhằm phát triển hoạt động NCKH của giảng viên là cần thiết. 

Để góp phần nhỏ vào công việc trên, tác giả mạnh dạn tập hợp các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực hẹp về động lực của giảng viên đại học khối kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh khu vực Hà Nội để cho ra cuốn sách này.

Cuốn sách phác họa bức tranh tổng thể về động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học khối kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh khu vực Hà Nội. Cuốn sách gồm năm chương và phần phụ lục. Chương 1 trình bày các lý thuyết cơ sở về động lực làm việc, chương 2 tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu về động lực nghiên cứu khoa học của giang viên, chương 3 tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học của một số trường đại học khối kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh khu vực Hà Nội, chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường khối khối kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh khu vực Hà nội và chương 5 bàn về các biện pháp thúc đẩy động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học khối kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh khu vực Hà Nội.Hy vọng cuốn sách này sẽ là công cụ hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý tại các cơ sở giáo dục Đại học trong việc tìm hiểu về động lực và tạo động lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên.

Xem đầy đủ
 

Trang

LỜI NÓI ĐẦU

7

CHƯƠNG 1. CÁC LÝ THUYẾT CƠ SỞ VỀ ĐỘNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN

9

1.1. Các lý thuyết về động lực và tạo động lực

9

1.1.1. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

10

1.1.2. Lý thuyết hai nhân tố của Hezcberg

10

1.1.3. Lý thuyết thúc đẩy của  McClelland (1968)

11

1.1.4. Lý thuyết xác lập mục tiêu của Locke và Latham

12

1.1.5. Lý thuyết về sự tự quyết

13

1.1.6. Lý thuyết về sự tự tin

14

1.1.7. Lý thuyết công bằng

15

1.1.8. Lý thuyết đặc điểm công việc của Hackman và Oldham

19

1.2. Hai lý thuyết cơ sở về động lực nghiên cứu khoa học giảng viên

21

1.2.1. Lý thuyết kỳ vọng của Vroom

21

1.2.2. Lý thuyết trao đổi xã hội

24

1.3. Động lực và động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học

25

1.3.1. Một số khái niệm cơ bản

25

1.3.1.1.   Động lực

25

1.3.1.2. Động lực nghiên cứu khoa học

27

1.3.1.3. Tạo động lực trong nghiên cứu khoa học

28

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN

29

2.1. Tổng quan các nghiên cứu đã công bố về động lực và động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên

29

2.2. Tổng quan các nghiên cứu đã công bố về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu kho học của giảng viên đại học.

30

2.2.1. Các nghiên cứu về các yếu tố động lực bên ngoài

32

2.2.2. Các nghiên cứu về các yếu tố động lực bên trong

36

2.2.3. Các nghiên cứu về các yếu tố khác ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học

38

2.3. Tổng quan các nghiên cứu sử dụng lý thuyết kỳ vọng của Vroom trong nghiên cứu về động lực nghiên cứu khoa học

40

2.4. Các nhận xét rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố về động lực nghiên cứu khó học của giảng viên

43

2.4.1. Các nhận xét từ kết quả tổng quan

43

2.3.2. Các nội dung chính trình bày trong cuốn sách

44

CHƯƠNG 3. BỐI CẢNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ, QUẢN LÝ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

46

3.1. Bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam

46

3.2. Các quy định hiện hành về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học

47

3.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học

49

3.4. Kết quả đăng tải quốc tế trong các trường đại học khối kinh tế

53

3.5. Thực trạng một số chính sách khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học của một số trường đại học khối kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh

57

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN ĐỘNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG KHỐI KINH TẾ KHU VỰC HÀ NỘI

60

4.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

60

4.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

60

4.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu

64

4.1.2.1. Ảnh hưởng của phương tiện bên ngoài và phương tiện bên trong đến động lực nghiên cứu

64

4.1.2.2. Ảnh hưởng của giá trị bên ngoài và giá trị bên trong đến động lực nghiên cứu

66

4.1.2.3. Ảnh hưởng của kỳ vọng đến động lực nghiên cứu

66

4.1.2.4. Ảnh hưởng của nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức đến động lực nghiên cứu

67

4.1.2.5. Ảnh hưởng của nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức đến cảm nhận nghĩa vụ và ảnh hưởng của cảm nhận nghĩa vụ đến động lực nghiên cứu.

67

4.1.2.6. Ảnh hưởng gián tiếp của nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức đến động lực nghiên cứu thông qua cảm nhận nghĩa vụ

68

4.2. Phương pháp nghiên cứu

69

4.2.1. Thiết kế nghiên cứu

69

4.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

72

4.2.4. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

85

4.2.5. Nghiên cứu định lượng chính thức

86

4.3. Kết quả phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên khối ngành kinh tế khu vực Hà nội

88

4.3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

88

4.3.2. Làm sạch dữ liệu

89

4.3.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo (Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha)

92

4.3.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá(EFA)

98

4.3.5. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA

103

4.4. Kết quả kiểm định giả thuyết bằng mô hình SEM

112

4.4.1. Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế

112

4.4.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của mô hình nghiên cứu bằng Bootstrap

114

4.4.3. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

116

4.4.4. So sánh mô hình nghiên cứu theo các nhóm bằng phân tích cấu trúc đa nhóm theo kinh nghiệm CBQT

121

CHƯƠNG 5. CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY ĐỘNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ KHU VỰC HÀ NỘI

123

5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên khối ngành kinh tế khu vực Hà Nội

123

5.2. Các biện pháp tăng cường động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên

130

5.2.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

130

5.2.2. Đối với trường Đại học

132

KẾT LUẬN

137

PHỤ LỤC 

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4994