Tác giả | TTƯT. TS. Nguyễn Đức Quang |
Nhà xuất bản | Nhà xuất bản Y học |
ISBN | 978-604-66-3736-3 |
ISBN điện tử | 978-604-66-3975-6 |
Khổ sách | 16 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2019 |
Danh mục | TTƯT. TS. Nguyễn Đức Quang |
Số trang | 460 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Thuốc cổ truyền phương Đông được phát hiện và nhận thức trong sinh hoạt, lao động và đấu tranh với bệnh tật; lúc đầu cơ bản là các loài cây cỏ của thiên nhiên và mọc hoang ngoài đồng nên sách viết về thuốc gọi là “Bản thảo”. Trong quá trình tiến hoá và phát triển của xã hội, con người phải tự trồng trọt, chăn nuôi, tham gia công nghiệp khai khoáng, luyện kim, thủ công nghiệp..., đã tự trồng một số cây thuốc, phát hiện nhiều sản phẩm có nguồn gốc động vật, khoáng vật có tác dụng chữa bệnh.
Đến nay, thuốc đông dược có đến vài trăm loại; để dễ nhớ, dễ sử dụng, người xưa sắp xếp phân loại chúng theo nhiều cách; nhưng cách phân loại theo tính vị và công năng là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, cách phân loại này có tính khái lược và chưa cập nhật tính khoa học để xác định chính xác các vị thuốc, có ví dụ cụ thể công năng của từng vị thuốc; vì vậy chúng tôi biên soạn cuốn “Dược vật tân biên và ứng dụng lâm sàng”.
Nội dung sách gồm:
- Phân loại nhóm thuốc, cách sử dụng và lưu ý khi dùng.
- Tên thường dùng và tên khoa học các vị thuốc; tính vị, quy kinh và tác dụng chữa bệnh của thuốc.
- Liều dùng.
- Kiêng kỵ và chú ý khi dùng thuốc.
- Một số ứng dụng lâm sàng.
Nội dung biên soạn cơ bản dựa theo cuốn “Dược vật khái luận” của người xưa, viết theo ngôn từ ngày nay, có cập nhật thông tin về thực vật, dược liệu thay thế... và ứng dụng chữa bệnh; chắc chắn rằng cuốn sách còn có nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được đóng góp của bạn đọc và những người quan tâm đến Y Dược học phương Đông để khi tái bản sách được hoàn thiện hơn.
Lời giới thiệu | 3 |
Lời nói đầu | 5 |
Một số vấn đề liên quan đến việc dùng thuốc chữa bệnh | 9 |
Nguyên nhân bệnh | 9 |
Bát cương, Bát pháp | 11 |
Chương I: Thuốc giải biểu | 18 |
Bảng tóm tắt tính năng thuốc giải biểu | 44 |
Chương II. Thuốc thanh nhiệt | 47 |
Bảng tóm tắt tính năng thuốc thanh nhiệt | 95 |
Chương III. Thuốc khu hàn | 100 |
Bảng tóm tắt tính năng thuốc khu hàn | 114 |
Chương IV. Thuốc trừ thấp | 116 |
Bảng tóm tắt tính năng thuốc trừ thấp | 155 |
Chương V: Thuốc trừ phong thấp | 159 |
Bảng tóm tắt tính năng thuốc trừ phong thấp | 176 |
Chương VI: Thuốc tức phong | 178 |
Bảng tóm tắt tính năng thuốc tức phong | 188 |
Chương VII: Thuốc an thần | 190 |
Bảng tóm tắt tính năng thuốc an thần | 199 |
Chương VIII: Thuốc khai khiếu | 200 |
Bảng tóm tắt tính năng thuốc khai khiếu | 206 |
Chương IX: Thuốc tiêu đờm, cầm ho | 235 |
Bảng tóm tắt tính năng thuốc tiêu đờm, cầm ho | |
Chương X: Thuốc gây nôn | 238 |
Bảng tóm tắt tính năng của thuốc gây nôn | 241 |
Chương XI: Thuốc tẩy | 242 |
Bảng tóm tắt tính năng của thuốc nhuận tẩy | ^J252 |
Chương XII: Thuốc tiêu thực | 254 |
Bảng tóm tắt tính năng của thuốc tiêu thực | 259 |
Chương XIII: Thuốc trị giun sán | 260 |
Bảng tóm tắt tính năng của thuốc trị giun sán | 269 |
Chương XIV: Thuốc lý khí | 270 |
Bảng tóm tắt tính năng của thuốc lý khí | 287 |
Chương XV: Thuốc lý huyết | 289 |
Bảng tóm tắt tính năng của thuốc lý huyết | 332 |
Chương XVI: Thuốc cố sáp | 336 |
Bảng tóm tắt tính năng của thuốc cố sáp | 354 |
Chương XVII: Thuốc bổ | 356 |
Bảng tóm tắt tính năng của thuốc bổ | 407 |
Chương XVIII: Thuốc dùng ngoài | 411 |
Bảng tóm tắt tính năng thuốc dùng ngoài | 419 |
Danh mục các vị thuốc có trong tài liệu | 420 |
Tài liệu tham khảo | 455 |