Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Gia đình Thăng Long - Hà Nội
4.5
221
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảGS.TS. Lê Thị Quý
ISBN978-604-55-4167-8
ISBN điện tử978-604-355-028-3
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2019
Danh mụcGS.TS. Lê Thị Quý
Số trang458
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Gia đình là một hiện tượng tất yếu trong xã hội loài người. Nó vừa mang tính phổ biến lại vừa mang tính độc đáo. Việc con người tách ra từng nhóm nhỏ để sống thoải mái hơn, quan tâm đến những người thân yêu của mình được nhiều hơn là một nhu cầu chính đáng và cần thiết. Tuy nhiên, phải mất hàng triệu năm, kể từ khi hình thành xã hội loài người, con người mới làm được điều đó. Như vậy, xã hội có trước, gia đình có sau nhưng từ khi gia đình ra đời, nó làm thay đổi hẳn bộ mặt xã hội, khiến cho xã hội quy mô và trật tự hơn. Việc xã hội được chia thành các nhóm nhỏ là các thiết chế xã hội sẽ làm cho xã hội dễ quản lý hơn. Không chỉ trật tự xã hội đảm bảo mà từ trong gia đình, việc hình thành nhân cách con người cũng có nhiều thuận lợi hơn. Con người đa dạng vì xuất thân từ nhiều gia đình khác nhau cũng làm cho xã hội phong phú và hấp dẫn hơn.
Gia đình có tính hai mặt: một mặt, tình cảm ấm áp giữa những người thân sẽ gắn kết các thành viên gia đình, là động lực sống cho mọi cá nhân. Mặt khác, gia đình là một xã hội thu nhỏ, vì vậy nó cũng chứa đựng tất cả những mâu thuẫn xã hội. Tuy nhiên, những mâu thuẫn này không hoàn toàn giống với mâu thuẫn xã hội. Khi nghiên cứu gia đình, các nhà nghiên cứu không thể bỏ qua tính hai mặt này của nó.
Gia đình Thăng Long - Hà Nội cũng không đi ngoài quy luật này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu gia đình Thăng Long - Hà Nội từ khi thành phố được xác định là thủ đô đã không dễ dàng. Thứ nhất, lịch sử đất nước và thủ đô đã trải qua các cuộc chiến tranh liên miên, thiên tai tàn khốc khiến gia đình không thể phát triển bình thường như ở các mảnh đất yên bình khác. Thứ hai, những tài liệu về gia đình có rất ít trong lịch sử, đặc biệt là những câu chuyện cụ thể và điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho việc nghiên cứu nó. Thứ ba, mối quan hệ giữa gia đình và xã hội là mối quan hệ hết sức gắn bó, tương tác và bổ khuyết cho nhau nhưng những biên động xã hội thường được các sử gia ghi chép cẩn thận gắn bó với các triều đại phong kiến trong khi họ lại hầu như quên ghi chép về các hoạt động của gia đình qua các thời đại lịch sử.
Cuốn sách “Gia đình Thăng Long - Hà Nội” thuộc cơ cấu của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiên. Sách do GS.TS. Lê Thị Quý, một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về đề tài gia đình, tổ chức biên soạn.
Bằng nhiều nguồn tài liệu và cách tiếp cận liên ngành, tiếp cận về Lịch sử, Văn học, Triết học, Văn hóa học, Xã hội học, Gia đình học về những vấn đề cơ bản của hôn nhân và gia đình, tác giả đã cố gắng dựng lên một bức tranh tổng quát về gia đình Thăng Long - Hà Nội từ năm 1009 - 2017 (hơn 1000 năm).

Xem đầy đủ
MỤC LỤC
* Lời Nhà xuất bản        5

Phần thứ nhất

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIA ĐÌNH

 
1. Các định nghĩa, khái niệm về gia đình 7
2. Các hình thức và chức năng của gia đình        9
2.1. Hình thức gia đình  9
2.2. Các chức năng gia đình      9
3. Lý luận của chủ nghĩa Marx - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình28
3.1. Chủ nghĩa Marx về gia đình 28
3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về' hôn nhân và gia đình       37

Phần thứ hai

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ GIA ĐÌNH THĂNG LONG - HÀ NỘI QUA CÁC TRUYỀN THUYẾT VÀ CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ

 

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - XÃ HỘI CỦA THĂNG LONG - HÀ NỘI (TRƯỚC 1010)

44

Chương 2

SỰ HÌNH THÀNH GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ THĂNG LONG - CÁC HÌNH THỨC HÔN NHÂN ĐẦU TIÊN

48
1. Hôn nhân một vợ một chồng bình đẳng và hôn nhân tự do48
2. Hôn nhân theo phụ hệ và đa thê         52
3. Hôn nhân huyết thống           55
4. Hôn nhân mua bán (Hình thức thách cưới)      57
5. Hôn nhân mang màu sắc chính trị và ngoại giao          58
6. Hình thức gia đình mẹ một mình hoặc con sinh ra chỉ biết có mẹ          60
7. Hôn nhân theo kiểu “Môn đăng hộ đổỉ"          61

Chương 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH

 
1. Các mối quan hệ trong gia đình          63
2. Vấn đề gia đình trị     71

Phần thứ ba

GIA ĐÌNH THĂNG LONG - HÀ NỘI (THỜI KỲ PHONG KIẾN

Ở VIỆT NAM TỚI TRƯỚC KHI THỰC DÂN PHÁP

XÂM LƯỢC, THỜI GIAN TỪ 1010 - 1858)

 

Chương 1

KINH ĐÔ THĂNG LONG - SỰ THAY ĐỔI CÁC VƯƠNG TRIỀU

PHONG KIẾN TRONG NỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP LÀ CHỦ ĐẠO

 
1. Thăng Long thời Lý (1010 - 1225)      74
2. Thăng Long thời Trần (1225 - 1400)   88
3. Thăng Long chống xâm lược Minh (1407 - 1427)        101
4. Thăng Long thời Hậu Lê (1428 - 1788)           103
5. Thăng Long thời Lê Trung hưng, chế độ phong kiến phân quyền (1533 - 1789)                                                                118
6. Thăng Long thời Tây Sơn (1789 - 1802)         126
7. Thăng Long - Hà Nội thời Nguyễn (1802 - 1945)        128

Chương 2

GIA ĐÌNH THĂNG LONG - HÀ NỘI TRONG SỰ ĐỔI THAY CỦA LỊCH SỬ

 
1. Những gia đình quý tộc phong kiến    133
1.1. Các hình thức hôn nhân ở Thăng Long - Hà Nội       134
1.2. Các mối quan hệ gia đình    159
1.3. Một số phụ nữ xuất sắc       183
1.4. Ngoại tình trong các gia đình cung đình - Một hiện tượng không thể tránh khỏi      188
2. Gia đình người dân Thăng Long trong xã hội nông nghiệp phong kiến  190
2.1. Một số dòng họ theo gia phả, nghề nghiệp    191
2.2. Lối sống gia đình    196
2.3. Người phụ nữ bình dân Thăng Long 200
2.4. Lối sống cộng đồng của người Thăng Long  202
2.5. Một số thay đổi về lối sống gia đình của Thăng Long thời Nho giáo suy tàn       206

Chương 3

GIÁO DỤC HỆ GIÁ TRỊ, CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC, VĂN HÓA GIA ĐÌNH

 
1. Giáo dục lòng yêu nước, yêu nhân dân, tình cảm cộng đồng210
2. Giáo dục về trật tự gia đình và tình cảm gia đình         216
3. Giáo dục nhân cách làm người trong gia đình và xã hội theo các tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và văn hóa bản địa           221
4. Giáo dục ý chí vươn lên, học hỏi theo tinh thần “Con hơn cha là nhà có phúc"   223
5. Giáo dục theo tư tưởng phụ quyền      238

Chương 4

VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH THĂNG LONG - HÀ NỘI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH TÀI NĂNG VÀ NHÂN CÁCH CON NGƯỜI THÔNG QUA MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP DANH NHÂN

 
1. Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa đền nợ nước, trả thù nhà....243
2. Ỷ Lan phu nhân hay Linh Nhân hoàng thái hậu, từ một người con gái nông dân thành một người lãnh đạo đất nước và gia đình hoàng tộc      246
3. Vua Trần Thái Tông, vị vua anh hùng khởi nghiệp triều đại nhà Trần và người chồng nhân hậu của gia đình (1218 - 1277)251
4. Vua Trần Nhân Tông, vị vua anh hùng và việc dạy con trong gia đình (1258 - 1308) 255
5. Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng dân tộc, đại tướng Đại Việt,người hy sinh tình cảm gia đình cho quyền lợi của dân tộc (1232 - 1300)      258
6. Nguyễn Trãi, đại văn hào và anh hùng dân tộc của Việt Nam và Thăng Long, danh nhân văn hóa thế giới và thảm họa gia đình (1380 - 1442)262
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4989