Tác giả | Khổng Doãn Điền |
ISBN | 2011-gtchlt |
ISBN điện tử | 978-604-82-4119-3 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2011 |
Danh mục | Khổng Doãn Điền |
Số trang | 243 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Trong hơn 40 năm qua, giáo trình Cơ học lý thuyết dùng để giảng dạy và học tập ở Trường Đại học Thuỷ lợi được biên soạn nhiều lần. Chất lượng bản in ở từng thời kỳ có khác nhau, nhưng nội dung vẫn đảm bảo cho giảng dạy và học tập, đáp ứng yêu cầu của đào tạo và chương trình khung của Hội đồng Ngành Cơ học của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp trước đây, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lần in năm 1977, chương trình có tới hơn 20 chương, nhiều năm liền sinh viên ở Trường Đại học Thuỷ lợi được học theo chương trình đầy đủ đó. Qua nhiều lần cải cách, chương trình bị rút bớt và gần đây theo chương trình khung của Hội đồng Ngành Xây dựng, không còn dạy các nội dung: Chuyển động của vật rắn có một điểm cố định, chuyển động của vật rắn tự do, hợp chuyển động của vật rắn, động lực học vật rắn, lý thuyết va chạm, ... và rút gọn cách trình bày phần Tĩnh học.
Để thuận tiện cho sinh viên có nguyện vọng học đầy đủ và nâng cao, đồng thời đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, nhóm tác giả biên soạn lại giáo trình Cơ học lý thuyết, trong đó có các chương hiện không có trong chương trình khung (như Chương V phần thứ 2 và Phần phụ lục), vì theo nhóm tác giả, có như vậy chương trình mới đầy đủ. Cách sắp xếp các phần cũng không đáp ứng được cho tất cả các ngành, nhóm tác giả chia theo chương trình học của ngành học đầy đủ nhất.
Phân công trách nhiệm viết các phần như sau:
- PGS.TS. Khổng Doãn Điền viết các Chương: I, II, III phần thứ nhất; Phần mở đầu, Chương I, II, III, IV phần thứ hai.
- PGS.TS. Nguyễn Đình Chiều viết Chương V phần thứ hai; Chương I, II phần thứ ba và Chương I, III phần phụ lục.
- GS. TS Nguyễn Thúc An viết Chương I, Chương II phần phụ lục và cùng PGS.TS. Khổng Doãn Điền viết Chương II phần "Một vài Nguyên lý Cơ học".
Mục Lục
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Mở đầu | 5 |
Phần thứ nhất. TĨNH HỌC | |
Chương I. Các khái niệm cơ bản. Hệ tiên đề tĩnh học | |
Liên kết và phản lực liên kết | 7 |
Đ1. Các khái niệm cơ bản | 7 |
Đ2. Hệ tiên đề tĩnh học | 9 |
Đ3. Liên kết và phản lực liên kết | 15 |
Đ4. Mômen của lực | 19 |
Đ5. Ngẫu lực | 23 |
Chương II. Hai bài toán cơ bản của tĩnh học | 34 |
Đ1. Bài toán thu gọn hệ lực | 34 |
Đ2. Điều kiện cân bằng của hệ lực tổng quát | 42 |
Chương III. Một số bài toán đặc biệt của tĩnh học | 48 |
Đ1. Bài toán tĩnh định và bài toán siêu tĩnh | 48 |
Đ2. Bài toán cân bằng của đòn và vật lật | 48 |
Đ3. Bài toán cân bằng của hệ vật rắn phẳng | 50 |
Đ4. Bài toán ma sát | 53 |
Đ5. Bài toán trọng tâm | 62 |
Phần thứ hai. ĐỘNG HỌC | |
Mở đầu | 67 |
Đ1. Vị trí đối tượng và nội dung nghiên cứu của động học | 67 |
Đ2. Các khái niện cơ bản của động học | 68 |
Chương I. Động học điểm | 69 |
Đ1. Khảo sát chuyển động của điểm bằng phương pháp véctơ | 69 |
Đ2. Khảo sát chuyển động của điểm bằng phương pháp tọa độ Đề các | 73 |
Đ3. Khảo sát chuyển động của điểm bằng phương pháp toạ độ tự nhiên | 76 |
Chương II. Chuyển động cơ bản của vật rắn | 82 |
A. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn | 82 |
Đ1. Định nghĩa và đặc điểm của chuyển động tịnh tiến | 82 |
B. Chuyển động quay của vật rắn xung quanh trục cố định | 83 |
Đ2. Khảo sát chuyển động của vật rắn | 84 |
Đ3. Khảo sát chuyển động của các điểm thuộc vật | 88 |
Chương III. Chuyển động phức hợp của điểm | 92 |
Đ1. Các định nghĩa | 92 |
Đ2. Định lý hợp vận tốc | 93 |
Đ3. Định lý hợp gia tốc - Gia tốc Côriôlít | 95 |
Chương IV. Chuyển động song phẳng của vật rắn | 102 |
Đ1. Khảo sát chuyển động của cả vật | 102 |
Đ2. Khảo sát chuyển động của điểm trên hình phẳng | 106 |
A. Vận tốc các điểm trên hình phẳng | 106 |
B. Gia tốc các điểm trên hình phẳng | 115 |
Chương V. Chuyển động của vật rắn có một điểm cố định | 125 |
Đ1. Khảo sát chuyển động của cả vật | 125 |
Đ2. Khảo sát chuyển động của điểm thuộc vật | 129 |
Phần thứ ba. ĐỘNG LỰC HỌC | |
Mở đầu | 134 |
Chương I. Các định luật cơ bản của cơ học Niutơn. | |
Phương trình vi phân chuyển động | 136 |
Đ1. Các định luật của cơ học niutơn | 136 |
Đ2. Hệ quy chiếu quán tính và hệ đơn vị cơ học | 138 |
Đ3. Phương trình vi phân chuyển động của chất điểm | |
trong hệ quy chiếu quán tính | 139 |
Đ4. Hai bài toán cơ bản của động lực học chất điểm | 140 |
Đ5. Phương trình vi phân chuyển động của cơ hệ | 147 |
Chương II. Các định lý tổng quát của động lực học | 149 |
A. Hình học khối lượng | 149 |
Đ1. Khối tâm của cơ hệ | 149 |
Đ2. Mômen quán tính | 150 |
B. Các định lý tổng quát của động lực học trong hệ quy chiếu quán tính | 153 |
Đ3. Định lý động lượng và định lý chuyển dời khối tâm | 153 |
Đ4. Định lý mômen động lượng | 163 |
Đ5. Định lý động năng | 171 |
Phần thứ tư. MỘT VÀI NGUYÊN LÝ CƠ HỌC | |
Chương I. Nguyên lý Đalămbe | 186 |
Đ1. Nguyên lý Đalămbe đối với chất điểm | 186 |
Đ2. Nguyên lý Đalămbe đối với cơ hệ | 187 |
Chương II. Cơ sở của cơ học giải tích | 193 |
Đ1. Các khái niệm cơ bản | 193 |
Đ2. Tĩnh học giải tích | 199 |
Đ3. Phương trình tổng quát của động lực học. Phương trình Lagrăng loại II | 202 |
Phần phụ lục | |
Chương I. Động lực học vật rắn | 208 |
Đ1. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn | 208 |
Đ2. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định | 208 |
Đ3. Chuyển động song phẳng của vật rắn | 212 |
Đ4. Chuyển động quay quanh một điểm cố định của vật rắn | 214 |
Đ5. Lý thuyết gần đúng của hiện tượng con quay | 216 |
Chương II. Lý thuyết va chạm | 222 |
Đ1. Va chạm và các giả thiết gần đúng | 222 |
Đ2. Các định lý tổng quát của động lực học áp dụng vào va chạm | 224 |
Đ3. Áp dụng các định lý tổng quát vào một số bài toán | 225 |
Chương III. Động lực học của chuyển động tương đối | 230 |
Đ1. Phương trình vi phân chuyển động của chất điểm trong hệ quy chiếu | |
không quán tính | 230 |
Đ2. Các định lý tổng quát của động lực học trong chuyển động tương đối | 235 |
Đ3. Phương trình Lagrăng loại II trong hệ quy chiếu không quán tính | 238 |
Tài liệu tham khảo | 240 |