Tác giả | Nguyễn Thị Huệ |
ISBN | 978-604-82-2865-1 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3536-9 |
Khổ sách | 19x27 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2019 |
Danh mục | Nguyễn Thị Huệ |
Số trang | 160 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Các hệ thống kỹ thuật trong công trình ngày càng đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Chúng không chỉ tạo ra môi trường sống và làm việc trong lành, tiện nghi mà còn đảm bảo an toàn cho các cư dân trong các tòa nhà.
Các hệ thống kỹ thuật trong công trình là một cấu phần không thể tách rời được kiến trúc và kết cấu công trình. Tuy nhiên, do nhu cầu và đòi hỏi của cư dân ngày càng cao, trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển, các hệ thống kỹ thuật trong công trình cũng không ngừng lớn mạnh và phức tạp hơn. Chúng yêu cầu không gian đáng kể trong các công trình xây dựng để thi công lắp đặt và vận hành, do đó tác động không nhỏ đến kiến trúc và kết cấu công trình.
Cuốn sách này nhằm hệ thống hóa và trang bị các khái niệm, thông tin cơ bản về các hệ thống kỹ thuật trong công trình cho các sinh viên trong trường Đại học Xây dựng nói riêng cũng như các trường đại học có đào tạo ngành kỹ thuật xây dựng nói chung để giúp sinh viên có thể triển khai thiết kế tích hợp công trình xây dựng hiệu quả.
Toàn bộ cuốn sách gồm 7 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống kỹ thuật trong công trình;
Chương 2: Hệ thống thông gió;
Chương 3: Hệ thống điều hòa không khí;
Chương 4: Hệ thống phòng cháy chữa cháy;
Chương 5: Hệ thống thang máy;
Chương 6: Hệ thống điện;
Chương 7: Hệ thống cấp thoát nước và cấp khí đốt.
Trang | ||
Lời nói đầu | 3 | |
Chương 1. Khái niệm chung về hệ thống kỹ thuật trong công trình | ||
1.1. Vai trò của hệ thống kỹ thuật trong công trình | 5 | |
1.2. Sự cần thiết phải thiết kế tích hợp hệ thống cơ điện với kết cấu và kiến trúc công trình | 6 | |
1.3. Các tác động của hệ thống kỹ thuật đến kiến trúc và kết cấu công trình | 6 | |
Chương 2. Hệ thống thông gió trong công trình | ||
2.1. Chức năng, nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió | 8 | |
2.2. Phân loại hệ thống thông gió | 14 | |
2.3. Các bộ phận cơ bản của hệ thống thông gió | 16 | |
2.4. Các hệ thống thông gió trong công trình | 25 | |
2.5. Xác định lưu lượng thông gió | 37 | |
2.6. Không gian yêu cầu của hệ thống thông gió | 44 | |
Chương 3. Hệ thống điều hòa không khí trong công trình | ||
3.1. Chức năng của hệ thống điều hòa không khí | 46 | |
3.2. Nguyên lý cơ bản của hệ thống điều hòa không khí | 47 | |
3.3. Các hệ thống điều hòa không khí | 56 | |
3.4. Các nguyên tắc lựa chọn hệ thống điều hòa không khí | 68 | |
3.5. Không gian yêu cầu của hệ thống điều hòa không khí | 69 | |
Chương 4. Hệ thống phòng cháy chữa cháy trong công trình | ||
4.1. Các điều kiện phát sinh và lan truyền cháy | 70 | |
4.2. Các hậu quả do cháy gây ra | 71 | |
4.3. Hệ thống báo cháy | 72 | |
4.4. Hệ thống chống cháy | 83 | |
4.5. Không gian yêu cầu của hệ thống phòng cháy chữa cháy | 91 | |
Chương 5. Hệ thống thang máy trong công trình | ||
5.1. Chức năng và phân loại thang máy | 93 | |
5.2. Các yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn và bố trí thang máy | 98 | |
5.3. Các bộ phận chính của thang máy và giếng thang máy | 103 | |
5.4. Không gian yêu cầu của hệ thống thang máy | 107 | |
Chương 6. Hệ thống điện trong công trình | ||
6.1. Khái niệm chung | 117 | |
6.2. Phụ tải điện - hộ tiêu thụ điện trong công trình | 117 | |
6.3. Hệ thống phân phối điện trong công trình | 119 | |
6.4. Xác định không gian yêu cầu của hệ thống điện trong công trình | 133 | |
Chương 7. Các hệ thống kỹ thuật khác trong công trình | ||
7.1. Hệ thống cấp thoát nước | 138 | |
7.2. Hệ thống cấp khí đốt | 144 | |
Phụ lục. Tiêu chuẩn cấp khí tươi vào vùng hít thở | 150 | |
Tài liệu tham khảo | 155 |