Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Giáo trình hệ thống truyền động thủy lực và khí nén
4.5
1909
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảTrần Ngọc Hải
ISBN978-604-82-5761-3
ISBN điện tử978-604-82-4126-1
Khổ sách19 x 27cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcTrần Ngọc Hải
Số trang259
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

"Hệ thống truyền động thủy lực và khí nén" là giáo trình phục vụ cho các đối tượng học tập, nghiên cứu của ngành Chế tạo máy, ngành Cơ điện tử và ngành Tự động hoá ở các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật và các cơ sở sản xuất, nghiên cứu.

Hệ thống truyền động thủy lực được ứng dụng để truyền động những cơ cấu chấp hành có công suất lớn, đặc biệt nhờ khả năng truyền động vô cấp chính xác mà nó được ứng dụng để điều khiển vô cấp cơ cấu chấp hành khi yêu cầu độ chính xác điều khiển cao. Hiện nay, hệ thủy lực được sử dụng trong các thiết bị công nghiệp, ví dụ như: máy ép, hệ thống nâng chuyển, máy công cụ vạn năng, máy CNC, Robot công nghiệp hoặc trong các dây chuyền sản xuất tự động...

Hệ thống truyền động khí nén được ứng dụng để truyền động những cơ cấu có công suất nhỏ hoặc sử dụng để thực hiện sự phối hợp giữa các cơ cấu công tác khi yêu cầu thời gian đáp ứng nhanh. Do độ đàn hồi của khí nén lớn, độ nhớt thấp nên hệ thống khí nén điều khiển cơ cấu chấp hành khó đạt được độ chính xác cao. Hiện nay, hệ thống truyền động khí nén thường sử dụng để điều khiển logic các thiết bị, dây chuyền thiết bị tự động, ví dụ như: trong các thiết bị, dây chuyền sản xuất dược phẩm; dây chuyền sản xuất thực phẩm đóng chai; dây chuyền sản xuất ximăng, gạch men; dây chuyền lắp ráp các sản phẩm cơ khí, điện, điện tử; đóng mở cửa, thay dao, kẹp phôi của các máy CNC ...

Giáo trình này bao gồm 2 phần. Phần 1 (từ chương 1 đến chương 6) là hệ thống truyền động thuỷ lực, trong đó trình bày nguyên lý làm việc và phương pháp tính toán để lựa chọn các phần tử cũng như phương pháp tính toán thiết kế một hệ thống truyền động thủy lực. Các bài toán ứng dụng được minh hoạ qua các ví dụ trong các chương. Phần 2 là hệ thống truyền động và điều khiển khí nén. Phần này được thể hiện qua bốn chương cuối của giáo trình (chương 7, 8, 9 và 10), trong đó chủ yếu giới thiệu các phần tử truyền động và điều khiển khí nén, các loại cảm biến thông dụng, phương pháp xây dựng biểu đồ trạng thái, sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền động bằng khí nén, điện khí nén và phương pháp thiết kế hệ thống điều khiển. Nội dung trình bày về điều khiển logic hệ thống bằng tín hiệu khí nén hoặc điện khí nén có thể suy luận để ứng dụng cho điều khiển lôgic bằng tín hiệu thuỷ lực hoặc điện thuỷ lực.

Xem đầy đủ
 Trang
Lời nói đầu3
PHẦN 1 
TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC 
Chương 1: Cơ sở truyền động thủy lực5
1.1. Lịch sử phát triển và khả năng ứng dụng của hệ thống truyền động thủy lực5
1.2. Ưu và nhược điểm của hệ truyền động bằng thủy lực6
1.2.1. Ưu điểm6
1.2.2. Nhược điểm6
1.3. Định luật của chất lỏng6
1.3.1. Áp suất thủy tĩnh6
1.3.2. Phương trình dòng chảy liên tục7
1.3.3. Phương trình Bernulli8
1.4. Đơn vị đo hệ mét của các đại lượng cơ bản8
1.4.1. Áp suất (p)8
1.4.2. Vận tốc9
1.4.3. Gia tốc9
1.4.4. Khối lượng riêng9
1.4.5. Thể tích và lưu lượng9
1.4.6. Lực9
1.4.7. Công suất9
1.4.8. Độ nhớt động lực9
1.4.9. Độ nhớt động9
1.5. Nguyên lý truyền động9
1.5.1. Hệ thủy lực tạo chuyển động tịnh tiến10
1.5.2. Hệ thủy lực tạo chuyển động quay13
1.6. Tổn thất trong hệ thống truyền động thủy lực15
1.6.1. Tổn thất thể tích15
1.6.2. Tổn thất cơ khí15
1.6.3. Tổn thất áp suất16
1.6.4. Ảnh hưởng các thông số hình học đến tổn thất áp suất16
1.7. Độ nhớt và yêu cầu đối với dầu thủy lực19
1.7.1. Độ nhớt19
1.7.2. Yêu cầu đối với dầu thủy lực20
1.7.3. Độ đàn hồi của dầu23
Chương 2: Cơ cấu biến đổi năng lượng24
2.1. Bơm và động cơ dầu (mô tơ thủy lực)24
2.1.1. Nguyên lý chuyển đổi năng lượng24
2.1.2. Bơm bánh răng25
2.1.3. Bơm trục vít26
2.1.4. Bơm cánh gạt27
2.1.5. Bơm piston29
2.1.6. Động cơ dầu32
2.2. Xilanh thủy lực39
2.2.1. Nhiệm vụ39
2.2.2. Phân loại39
2.2.3. Kết cấu của một xilanh thủy lực40
2.2.4. Tính toán, thiết kế xilanh thủy lực41
Chương 3: Các loại van trong hệ thống truyền động thủy lực51
3.1. Van điều chỉnh áp suất51
3.1.1. Van tràn và van an toàn51
3.1.2. Van giảm áp56
3.1.3. Van cản57
3.1.4. Rơle áp suất59
3.2. Van điều chỉnh lưu lượng60
3.2.1. Van tiết lưu60
3.2.2. Vộ ổn tốc63
3.3. Van điều khiển64
3.3.1. Van một chiều64
3.3.2. Van đảo chiều67
3.4. Hệ thống chép hình thủy lực75
3.4.1. Van trượt điều khiển75
3.4.2. Cơ cấu chép hình bằng thủy lực82
Chương 4: Điều chỉnh và ổn định vận tốc91
4.1. Điều chỉnh bằng tiết lưu91
4.1.1. Van tiết lưu đặt trên đường dầu vào91
4.1.2. Van tiết lưu đặt trên đường dầu ra92
4.2. Điều chỉnh bằng thể tích94
4.3. Ổn định vận tốc95
4.3.1. Bộ ổn tốc lắp trên đường vào của cơ cấu chấp hành95
4.3.2. Bộ ổn tốc lắp trên đường ra của cơ cấu chấp hành96
4.3.3. Ổn định vận tốc khi điều chỉnh bằng thể tích kết hợp với tiết 
          lưu ở đường vào97
4.3.4. Ổn định vận tốc khi điều chỉnh bằng thể tích kết hợp với tiết 
           lưu dùng bộ ổn tốc lắp ở đường ra99
Chương 5: Các thiết bị khác trong hệ truyền động thủy lực101
5.1. Bể dầu101
5.2. Thiết bị làm nguội dầu104
5.3. Bộ lọc dầu104
5.3.1. Phân loại theo kích thước lọc105
5.3.2. Phân loại theo kết cấu105
5.3.3. Cách lắp bộ lọc trong hệ thống107
5.4. Ắc quy thủy lực107
5.4.1 Ắc quy trọng vật108
5.4.2. Ắc quy lò xo108
5.4.3. Ắc quy thủy khí109
5.5. Bộ khuếch đại áp suất113
5.6. Ống dẫn dầu và các bộ nối ống114
5.6.1. Ống dẫn115
5.6.2. Các bộ nối ống116
5.7. Vòng chắn117
5.7.1. Nhiệm vụ117
5.7.2. Phân loại118
5.7.3. Loại chắn khít phần tử cố định118
5.7.4. Loại chắn khít các phần tử chuyển động tương đối với nhau118
5.8. Đo áp suất và lưu lượng118
5.8.1. Đo áp suất118
5.8.2. Đo lưu lượng119
Chương 6: Thiết kế hệ thống truyền động thủy lực121
6.1. Mục đích121
6.2. Thiết kế hệ thống truyền động thủy lực121
6.3. Các ví dụ122
6.3.1. Ví dụ về tính toán hệ truyền động thủy lực của máy tổ hợp122
6.3.2. Ví dụ về tính toán hệ truyền động thủy lực máy tổ hợp125
6.3.3. Ví dụ tính toán hệ truyền động thủy lực của máy mài127
6.3.4. Ví dụ thiết kế hệ truyền động thủy lực tạo chuyển động quay129
PHẦN 2 
TRUYỀN ĐỘNG VÀ ĐIỀU KHIỂN KHÍ NÉN 
Chương 7: Cơ sở truyền động khí nén143
7.1. Lịch sử phát triển và khả năng ứng dụng của hệ thống truyền động khí nén143
7.1.1. Vài nét về lịch sử phát triển của hệ truyền động khí nén143
7.1.2. Khả năng ứng dụng của hệ thống truyền động khí nén144
7.2. Ưu và nhược điểm của truyền động bằng khí nén144
7.2.1. Ưu điểm144
7.2.2. Nhược điểm145
7.3. Đơn vị đo các đại lượng cơ bản145
7.3.1. Áp suất145
7.3.2. Lực145
7.3.3. Công145
7.3.4. Công suất145
7.3.5. Độ nhớt động146
7.4. Nguyên lý truyền động146
7.5. Cơ sở tính toán147
7.5.1. Các đại lượng vật lý147
7.5.2. Phương trình trạng thái nhiệt động học147
7.5.3. Phương trình dòng chảy149
7.5.4. Tổn thất áp suất trong hệ thống truyền động bằng khí nén151
Chương 8: Các phần tử khí nén và điện khí nén157
8.1. Cơ cấu chấp hành157
8.2. Van đảo chiều161
8.2.1. Nguyên lý hoạt động của van đảo chiều161
8.2.2. Ký hiệu van đảo chiều162
8.2.3. Các tín hiệu tác động162
8.2.4. Ký hiệu, nguyên lý của một số van đảo chiều164
8.3. Van chặn170
8.3.1.Van một chiều170
8.3.2. Van logic OR170
8.3.3. Van logic AND171
8.3.4. Van xả khí nhanh172
8.3.5. Van giảm âm172
8.4. Van tiết lưu172
8.4.1. Van tiết lưu có tiết diện không thay đổi172
8.4.2. Van tiết lưu có tiết diện thay đổi172
8.5.2. Rơle thời gian ngắt chậm174
8.6. Van chân không174
8.7. Cảm biến bằng tia175
8.7.1. Cảm biến bằng tia rẽ nhánh175
8.7.2. Cảm biến bằng tia phản hồi176
8.7.3. Cảm biến bằng tia qua khe hở176
Chương 9: Hệ thống truyền động và điều khiển khí nén, điện - khí nén177
9.1. Hệ thống điều khiển khí nén177
9.1.1. Biểu đồ trạng thái177
9.1.2. Các phương pháp điều khiển178
9.2. Hệ thống điều khiển điện - khí nén196
9.2.1. Các phần tử điện196
9.2.2. Một số mạch điều khiển điện khí nén204
Chương 10: Phương pháp thiết kế hệ thống điều khiển215
10.1. Thiết kế mạch điều khiển của máy khoan cho chu trình 2 xilanh215
10.1.1. Thiết kế mạch điều khiển bằng khí nén216
10.1.2. Thiết kế mạch điều khiển bằng điện khí nén221
10.2. Thiết kế mạch điều khiển của máy khoan có chu trình 3 xilanh223
10.2.1. Thiết kế mạch điều khiển bằng khí nén224
10.2.2. Thiết kế mạch điều khiển bằng điện khí nén229
10.3. Thiết kế mạch điều khiển bằng khí nén - điện khí nén của máy làm 
         sạch chi tiết với một phần tử nhớ trung gian231
10.3.1. Thiết kế mạch điều khiển bằng khí nén231
10.3.2. Thiết kế mạch điều khiển bằng điện khí nén236
10.4. Thiết kế mạch điều khiển bằng khí nén - điện khí nén có 2 phần tử 
          nhớ trung gian238
10.5. Thiết kế mạch điều khiển bằng khí nén - điện khí nén của quy trình 
         4 xilanh có 2 phần tử nhớ trung gian242
10.6. Thiết kế mạch điều khiển bằng khí nén - điện khí nén của một máy 
         đột hai lỗ có 2 phần tử nhớ trung gian247
Tài liệu tham khảo254
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4990