Tác giả | TS. Lê Anh Thắng |
ISBN | 978-604-82-2793-7 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3537-6 |
Khổ sách | 21x31 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2020 |
Danh mục | TS. Lê Anh Thắng |
Số trang | 252 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Cuốn sách trình bày các nguyên tắc thiết kế cho một số kết cấu công trình thép. Sách được viết dành cho các sinh viên đại học năm cuối, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng thiết kế các công trình bằng thép. Sách trình bày nhiều dạng công trình thép khác nhau, và không phải là tài liệu hướng dẫn thực hành thiết kế.
Thiết kế là một quá trình hình thành phương án dựa trên các phán đoán kỹ thuật, kinh nghiệm, kiến thức lý thuyết, và kết quả nghiên cứu. Sự phối hợp của nhiều kỹ thuật khác nhau được sử dụng để có giải pháp tốt nhất cho một số trường hợp cụ thể. Nội dung trong cuốn sách bao gồm các công việc:
Cuốn sách này chủ yếu liên quan đến việc thiết kế các công trình kết cấu thép, các yếu tố chính ảnh hưởng đến thiết kế tổng thể và thiết kế chi tiết đều được đề cập đến. Bao gồm việc lựa chọn của vật liệu, móng, thiết kế sơ bộ, thể hiện các mối nối, quá trình chế tạo và lắp dựng. Tuy nhiên, các vấn đề bàn đến trong tài liệu này chưa xét đến khả năng kháng mỏi, khả năng chịu lửa và chống ăn mòn.
Việc sử dụng máy tính trong tính toán thiết kế ngày càng trở nên thông dụng. Công đoạn sử dụng phần mềm để phân tích tính toán không được đề cập đến trong tài liệu này. Tuy nhiên, sinh viên cần phải nắm được nguyên tắc thiết kế trước khi sử dụng các chương trình phần mềm thiết kế. Tài liệu này thiên về các bước chuẩn bị và xử lý số liệu trước và sau khi mô hình kết cấu được phân tích trên máy tính.
Phần quan trọng nhất của quá trình học tập là việc thực hiện các công việc thiết kế thực tế thông qua các bài tập tương ứng với các bước tính toán cụ thể của quá trình thiết kế. Các loạt bài tập như vậy được thể hiện thành các ví dụ ở hầu hết các chương. Ngoài ra, sinh viên thường được yêu cầu thực hiện một số bài tập lớn. Bài tập lớn sẽ mang lại cho sinh viên cơ hội để thực hiện một nghiên cứu sâu hơn về một số dạng kết cấu so với các bài giảng thông thường. Một số gợi ý cho các bài tập lớn được đưa ra ở phần cuối của cuốn sách.
Trang | ||
Lời nói đầu | 3 | |
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH THÉP | ||
1.1. NHU CẦU SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH | 5 | |
1.2. VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG | 5 | |
1.3. CÁC DẠNG KẾT CẤU | 6 | |
1.3.1. Các dạng kết cấu phổ biến | 6 | |
1.3.2. Kết cấu thép | 7 | |
1.4. MÓNG | 8 | |
1.4.1. Móng nông | 8 | |
1.4.2. Móng cọc | 8 | |
1.5. KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH | 10 | |
1.5.1. Phạm vi của kỹ thuật công trình | 10 | |
1.5.2. Công tác thiết kế kết cấu | 10 | |
1.6. THIẾT KẾ KỸ THUẬT | 11 | |
1.7. SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ THIẾT KẾ TỐI ƯU KẾT CẤU | 13 | |
1.7.1. Thiết kế sơ bộ và thiết kế tối ưu kết cấu | 13 | |
1.7.2. Mục tiêu và các yếu tố xem xét trong so sánh phương án thiết kế | 13 | |
1.7.3. Cơ sở so sánh các dạng kết cấu phổ biến | 14 | |
1.8. ĐƯỜNG TRUYỀN TẢI, MÔ HÌNH HÓA KẾT CẤU VÀ CÁC MÔ HÌNH | 18 | |
1.8.1. Đường truyền tải | 18 | |
1.8.2. Mô hình hóa kết cấu | 18 | |
1.8.3. Mô hình | 19 | |
1.9. VẼ VÀ THỐNG KÊ | 21 | |
1.9.1. Bản vẽ kết cấu thép | 21 | |
1.9.2. Yêu cầu kỹ thuật và ghi chú | 22 | |
1.9.3. Thống kê | 22 | |
1.10. CHẾ TẠO | 23 | |
1.11. VẬN CHUYỂN VÀ LẮP ĐẶT | 23 | |
Chương 2: THIẾT KẾ KẾT CẤU THÉP | ||
2.1. LÝ THUYẾT VỀ THIẾT KẾ | 25 | |
2.1.1. Sự phát triển của kỹ thuật thiết kế | 25 | |
2.1.2. Thiết kế theo kinh nghiệm | 25 | |
2.1.3. Thiết kế theo lý thuyết đàn hồi | 25 | |
2.1.4. Thiết kế theo lý thuyết dẻo | 27 | |
2.1.5. Thiết kế theo trạng thái giới hạn và Tiêu chuẩn thiết kế | 28 | |
2.2. PHƯƠNG PHÁP THIÊT KẾ KẾT CẤU THÉP THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (TCVN) | 29 | |
2.2.1. Các trạng thái giới hạn | 29 | |
2.2.2. Cường độ tiêu chuẩn và cường độ tính toán | 31 | |
2.2.3. Tải trọng và tác động | 32 | |
2.3. CÁC BƯỚC CƠ BẢN ĐỂ THIẾT KẾ KHUNG NHÀ THÉP THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (TCVN) | 34 | |
Chương 3: THIẾT KẾ SƠ BỘ | ||
3.1. KHÁI NIỆM CHUNG | 35 | |
3.2. NHU CẦU VÀ PHẠM VI CỦA PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ SƠ BỘ | 35 | |
3.3. QUAN ĐIỂM THIẾT KẾ, MÔ HÌNH HÓA VÀ XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG | 36 | |
3.3.1. Quan điểm thiết kế | 36 | |
3.3.2. Mô hình | 36 | |
3.3.3. Xác định tải trọng | 36 | |
3.4. PHÂN TÍCH | 37 | |
3.4.1. Kết cấu tĩnh định | 37 | |
3.4.2. Kết cấu siêu tĩnh | 38 | |
3.5. THIẾT KẾ SƠ BỘ CẤU KIỆN | 49 | |
3.5.1. Thanh giằng và thanh chống | 49 | |
3.5.2. Dầm và xà ngang | 51 | |
3.6. BÀI TẬP | 54 | |
Chương 4: NHÀ CÔNG NGHIỆP BẰNG THÉP | ||
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG | 56 | |
4.2. CẤU TẠO NHÀ CÔNG NGHIỆP MỘT TẦNG | 56 | |
4.2.1. Bố trí lưới cột | 56 | |
4.2.2. Các bộ phận nhà công nghiệp | 57 | |
4.3. HỆ GIẰNG | 59 | |
4.3.1. Tác dụng | 59 | |
4.3.2. Mái là dàn vì kèo | 59 | |
4.3.3. Mái là xà ngang tiết diện I | 62 | |
4.4. KÍCH THƯỚC KHUNG NGANG | 63 | |
4.4.1. Sơ đồ tính khung ngang 63 | ||
4.4.2. Kích thước khung ngang nhà công nghiệp thép một nhịp | 64 | |
4.4.3. Kích thước khung ngang nhiều nhịp | 67 | |
4.5. TẢI TRỌNG | 68 | |
4.5.1. Tải trọng thường xuyên | 68 | |
4.5.2. Tải trọng tạm thời | 70 | |
4.6. PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN HÓA SƠ ĐỒ TÍNH KHUNG NGANG | 81 | |
4.7. TÍNH NỘI LỰC CÁC CẤU KIỆN TRONG KHUNG | 82 | |
4.8. TỔ HỢP NỘI LỰC | 83 | |
4.9. KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN VỀ ĐỘ CỨNG CỦA KHUNG NGANG | 86 | |
4.10. CỘT THÉP NHÀ CÔNG NGHIỆP | 86 | |
4.10.1. Các loại cột nhà công nghiệp | 86 | |
4.10.2. Chiều dài tính toán của cột | 88 | |
4.10.3. Kiểm tra khả năng chịu lực của cấu kiện chịu nén-uốn | 92 | |
4.11. XÀ NGANG NHÀ CÔNG NGHIỆP | 96 | |
4.12. CHÂN CỘT | 99 | |
4.12.1. Kích thước bản đế | 101 | |
4.12.2. Tính bu lông neo | 104 | |
4.13. LIÊN KẾT CỘT VÀ XÀ NGANG XÀ NGANG-XÀ NGANG | 107 | |
4.14. KẾT CẤU BAO CHE | 111 | |
4.14.1. Mái có xà gồ | 111 | |
4.14.2. Thiết kế xà gồ | 112 | |
4.14.3. Mái không có xà gồ | 116 | |
4.14.4. Hệ sườn tường | 116 | |
4.15. BÀI TẬP | 121 | |
Chương 5: NHÀ NHỊP LỚN | ||
5.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KẾT CẤU NHÀ NHỊP LỚN | 125 | |
5.2. ĐẶC ĐIỀM NHÀ NHỊP LỚN | 125 | |
5.3. KẾT CẤU | 125 | |
5.4. KẾT CẤU PHẲNG | 126 | |
5.4.1. Dạng dầm | 126 | |
5.4.2. Dạng dàn | 126 | |
5.4.3. Dạng khung | 128 | |
5.4.4. Kết cấu vòm phẳng | 131 | |
5.5. KẾT CẤU KHÔNG GIAN | 141 | |
5.5.1. Đặc điểm | 141 | |
5.5.2. Hệ lưới thanh không gian dạng phẳng | 141 | |
5.5.3. Hệ thanh không gian dạng vỏ cong một chiều | 146 | |
5.5.4. Cupôn | 147 | |
5.5.5. Hệ mái treo - mái dây | 154 | |
5.6. BÀI TẬP | 164 | |
PHẦN PHỤ LỤC | 174 | |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 246 |