Tác giả | Trần Thế Tuân |
ISBN điện tử | 978-604-82-6854-1 |
Khổ sách | 16 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2021 |
Danh mục | Trần Thế Tuân |
Số trang | 215 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, đã và đang mang lại những cơ hội tốt nhtmg cùng tạo ra không ít những thách thức cho mỗi quốc gia. Nó đòi hoi mỗi quốc gia cần phải chủ động và tích cực tham gia để khai thác có hiệu qua các lợi thế so sánh của đất nước, để đạt tới vị trí thuận lợi và ngày càng tăng trong phân công lao động quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế. Có nghĩa là mỗi quốc gia cần phai phát triển mạnh mẽ và có hiệu lực (qua) các quan hệ kinh tế quốc tế, bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, di chuyển quốc tế về lao động, hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ, các dịch vụ quốc tế thu ngoại tệ (vận tai quốc tế, du lịch quốc tế, thông tin liên lạc quốc tế...). Việt Nam đã và đang tiếp tục đáy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng như mở rộng giao thương, buôn bán với các quốc gia trên thế giới. Theo đó, cần thiết phai có nguồn nhân lực trẻ với kiến thức vững vàng về lĩnh vực kinh tế quốc tế.
Kinh tế quốc tế là một môn chuyên ngành của kinh tế học, nghiên cứu tính quy luật của sự phụ thuộc lẫn nhau về' mặt kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới trong một nền kinh tế mở và hội nhập, nghiên cứu sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ, sự vận động của các yếu tố san xuất, sự chuyển đổi tiền tệ và cán cân thanh toán giữa các quốc gia, nghiên cứu các chính sách điều chỉnh quá trình vận động và trao đổi... Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu môn học “Kinh tế quốc tế” là rất cần thiết, có ý nghĩa ca về lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện cho việc tổ chức và quan lý lĩnh vực kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với Việt Nam.
Giáo trình Kinh tế quốc tế biên soạn theo chương trình môn học thuộc khối ngành kinh tế và được Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tai phê duyệt sử dụng làm tài liệu chính thức dùng cho giang dạy, học tập trong nhà trường.
Cuốn giáo trình gồm 6 chương:
Chương 1: Nhập môn kinh tế quốc tế và tổng quan về nền kinh tế thế giới.
Chươig 2: Lý thuyết về thương mại quốc tế.
Chương 3: Chính sách thương mại quốc tế.
Chương 4: Di chuyển quốc tế các nguồn lực.
Chương 5: Cán cân thanh toán quốc tế, thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái.
Chương 6: Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra, sau nội dung chính trong mỗi chương là hệ thống câu hỏi ôn tập nhằm không chỉ cung cấp cho người học kiến thức, rèn luyện kỹ năng chuyên môn mà còn giúp người học chủ động tự học, tự nghiên cứu những vấn đề lý luận, mở rộng kiến thức thông qua các chủ đề.
Trang | |
Lời mở đầu | 3 |
Danh mục từ viết tắt | 7 |
Chương 1. Nhập môn kinh tế quốc tế và tổng quan về nền kinh tế thế giới | |
1.1. Nhập môn kinh tế quốc tế | 11 |
1.2. Tổng quan về nền kinh tế thế giới | 14 |
1.3. Các quan hệ kinh tế quốc tế | 34 |
Câu hỏi ôn tập chương 1 | 40 |
Chương 2. Lý thuyết về thương mại quốc tế | |
2.1. Lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế | 41 |
2.2. Lý thuyết tân cổ điển về thương mại quốc tế | 49 |
2.3. Lý thuyết mới về thương mại quốc tế | 55 |
Câu hỏi ôn tập chương 2 | 63 |
Chương 3. Chính sách thương mại quốc tế | |
3.1. Khái niệm và vai trò của chính sách thương mại quốc tế | 64 |
3.2. Những xu hướng của chính sách thương mại quốc tế | 65 |
3.3. Những nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế | 72 |
3.4. Những công cụ và biện pháp chủ yếu của chính sách | |
thương mại quốc tế | 77 |
3.5. Phân tích về thuế quan nhập khẩu | 84 |
Câu hỏi ôn tập chương 3 | 88 |
Chương 4. Di chuyển quốc tế các nguồn lực | |
4.1. Di chuyển quốc tế về vốn | 89 |
4.2. Di chuyển quốc tế về lao động | 120 |
Câu hỏi ôn tập chương 4 | 128 |
Chương 5. Cán cân thanh toán quốc tế, thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái | |
5.1. Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of Payment - BOP) | 129 |
5.2. Thị trường ngoại hối | 142 |
5.3. Tỷ giá hối đoái | 154 |
Câu hỏi ôn tập chương 5 | 167 |
Chương 6. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế | |
6.1. Toàn cầu hóa | 168 |
6.2. Hội nhập kinh tế quốc tế | 180 |
Câu hỏi ôn tập chương 6 | 207 |
Kết luận | 208 |
Tài liệu tham khảo | 210 |