Tác giả | Phạm Quốc Trung |
ISBN | 978-604-82-1939-0 |
ISBN điện tử | 978-604-82-5864-1 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2016 |
Danh mục | Phạm Quốc Trung |
Số trang | 206 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Ngày nay, khi thế giới đang bước vào kỷ nguyên thông tin-tri thức, tri thức ngày càng trở nên quan trọng, và được xem là một nguồn tài nguyên quý giá đế nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, tổ chức. Chính vì vậy, hiểu rõ về nguồn lực này và khai thác, quản lý tốt nguồn vồn tri thức là một chìa khóa quan trọng cho sự thành công của mọi tổ chức, góp phần vào việc phát triển kinh tế của một đất nước theo chiều hướng tăng dần hàm lượng tri thức, và mang lại giá trị nhiều hơn cho cuộc sống của con người.
Cùng với đà phát triển của công nghệ thông tin, mạng lưới Internet, và xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới đang chuyển mình sang nền kinh tế tri thức, trong đó, các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào nghiên círu, phát triển và tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, có hàm lượng tri thức cao hơn, với tốc độ đưa ra thị trường nhanh hơn. Trong bối cảnh đó, quản lý tri thức đã phát triển nhanh chóng để trở thành không chỉ là 1 công cụ quản trị hiệu quả, mà còn trở thành 1 trong nhĩmg ngành học, lĩnh vực nghiên cứu có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Theo nhận định chung, đến nay, hầu hết các trường Đại học lớn trên thế giới đều bổ sung môn/ bộ môn Quản lý Tri thức vào chương trình đào tạo của mình. Môn học này có thể thuộc về chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Quản lý Thông tin-Thư viện, Kinh tế học, Luật Sở hữu Trí tuệ và cả ở các ngành kỹ thuật như Công nghệ thông tin, Trí tuệ Nhân tạo... Trong xu thế đó, các trường Đại học ở Việt Nam cũng dần bổ sung môn học này, trong đó khoa Quản lý Công nghiệp, Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu môn Quản lý Tri thức từ năm 2011. Ban đầu môn này được giảng dạy ở bậc học Cao học ngành Quản trị Kinh doanh, sau đó, môn học cũng đã được áp dụng cho chương trình Cao học ngành Hệ thống Thông tin Quản lý của trường.
Trong bối cảnh còn khá mới ở Việt Nam, các tài liệu giảng dạy môn Quản lý Tri thức còn rất thiếu, đa phần dựa trên tài liệu nước ngoài, hoặc những bài báo, bản dịch rời rạc, thiếu đầy đủ. Đó chính là lý do quyển Giáo trình Quản lý Tri thức này được biên soạn và ra đời. Trước mắt, để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu và tìm hiểu ứng dụng về lĩnh vực Quản lý Tri thức của các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, giảng viên, nhà nghiên cứu và các nhà quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam. Giáo trình mong muốn tổng hợp những lý thuyết và thực tiễn từ nhiều nguồn về lĩnh vực này, nhằm giới thiệu một cách bao quát nhất những khái niệm cơ bản, các lý thuyết nền, và những vẩn đề liên quan đến triển khai quản lý tri thức, và thúc đẩy đổi mới, sáng tạo bên trong một tổ chức.
Bên cạnh đó, giáo trình cũng cố gắng giới thiệu đôi nét về nền kinh tế tri thức, các doanh nghiệp dựa trên tri thức, và điều kiện cần thiết để thành công trong nền kinh tế tri thức. Ngoài ra, một số vấn đề về sở hữu trí tuệ và pháp luật về sở hữu trí tuệ cũng được đề cập, nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về lĩnh vực này, một khỉa cạnh rất quan trọng để đảm bảo doanh nghiệp có thể tự tin trong cạnh tranh và thu lợi trong nền kinh tế tri thức. Giáo trình cũng đề cập đến vai trò của giáo dục và nghiên cứu khoa học, vai trò năng động của doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như đề xuất một số chính sách để áp dụng quản ỉý tri thức, góp phần thúc đẩy sự dịch chuyển của nền kinh tế Việt Nam theo định hướng tri thức.
Giáo trình gồm 12 chương, được cấu trúc thành 3 phần chỉnh: Phần 1 tập trung vào Tri thức và Tài sản trí tuệ (Chương 1- Khái niệm tri thức & vốn trí tuệ, Chương 2- Sáng tạo và Nghiên cứu khoa học, Chương 3- Định giá tài sản trí tuệ), Phần 2 tập trung vào Quản lý tri thức (Chương 4- Lịch sử phát triển Quản lý tri thức, Chương 5- Các khung lý thuyết Quàn lý tri thức, Chương 6- Chu trình Quản lý tri thức, Chương 7- Văn hóa tổ chức & chiến lược Quản lý tri thức, Chương 8- Các mô hình trưởng thành Quản lý tri thức, Chương 9- Công nghệ thông tin & Quản lý tri thức ), và Phần 3 tập trung vào Kinh tế tri thức (Chương 10- Đặc điểm của nền kinh tế tri thức, Chương 11- Sở hữu trí tuệ & vấn đề bảo hộ tài sản trí tuệ, Chương 12- Việt Nam trong lộ trình hướng đến nền kinh tế tri thức). Để hỗ trợ cho quá trình tự học và ôn tập, cuối mỗi chương đều có mục Tóm tắt chương và Câu hỏi ôn tập. Danh mục tài liệu tham khảo giới thiệu khá nhiều sách, bài báo đã được tham khảo cho giáo trình này, giúp độc giả có thể tìm đọc và mở rộng thêm kiến thức về lĩnh vực Quản lý tri thức. Ngoài ra, phần phụ lục giới thiệu 5 bài báo đã được xuất bản của tác giả về lĩnh vực Quản lý tri thức, giúp độc giả có thể tiếp cận với các kết quả nghiên cứu mới về lĩnh vực này ở bối cảnh Việt Nam.
Hy vọng, quyển Giáo trình Quản lý Tri thức sẽ là mang lại những thông tin, kiến thức hữu ích cho các độc giả và góp phần vào việc ứng dụng trong công tác quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam, giúp nâng cao năng suất, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, và giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể tự tin cạnh tranh trong hội nhập quốc tể và thành công trong nền kinh tế tri thức của thế kỷ 21.
TS. Phạm Quốc Trung
Khoa Quản lý Công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trang
| |
Lời nói đầu | 3 |
Danh mục các từ viết tắt | 5 |
PHẦN 1. TRI THỨC & TÀI SẢN TRÍ TUỆ |
|
Chương 1. Khái niệm tri thức & vốn trí tuệ | 11 |
1.1. Tri thức (Knowledge) | 11 |
1.2. Phân loại tri thức | 14 |
1.3. Vốn trí tuệ(Intellectual capital) | 16 |
1.4. Tóm tắt chương | 17 |
1.5. Câu hỏi ôn tập | 17 |
Chương 2. Sáng tạo & nghiên cứu khoa học | 19 |
2.1. Sáng tạo, đổi mới | 19 |
2.2. Nghiên cứu khoa học | 22 |
2.3. Vòng xoắn sáng tạo tri thức | 24 |
2.4. Tóm tắt chương | 27 |
2.5. Câu hỏi ôntập | 28 |
Chương 3. Định giá tài sản trí tuệ | 29 |
3.1. Mục đích định giá tài sản trí tuệ | 29 |
3.2. Cơ sở định giá tài sản tri thức | 31 |
3.3. Các công cụ đo lường vốn trí tuệ và hiệu quả quản lý tri thức | 32 |
3.4. Tóm tắt chương | 36 |
3.5. Câu hỏi ôn tập | 37 |
PHẦN 2. QUẢN LÝ TRI THỨC |
|
Chương 4. Lịch sử phát triển của lĩnh vực quản lý tri thức | 39 |
4.1. Các chủ đề nghiên cứu nền tảng của QLTT | 39 |
4.2. Khái niệm QLTT và các khái niệm liên quan | 41 |
4.3. Lịch sử phát triển của QLTT và ba thế hệ QLTT | 44 |
4.4. Các vấn đề trong nghiên cứu về QLTT | 46 |
4.5. Tóm tắt chương | 51 |
4.6. Câu hỏi ôn tập | 52 |
Chương 5. Các khung lý thuyết về quản lý tri thức | 53 |
5.1. Khung lý thuyết về QLTT | 53 |
5.2. Mô hình của Von Krogh & Roos (1995) | 54 |
5.3. Mô hình của Choo (1998) | 55 |
5.4. Mô hình của Wigg (1993) | 56 |
5.5. Mô hình Munich của R. Rothmeier (2000) | 58 |
5.6. Mô hình hê thống tương thích phức tap (Beer, 1981) | 58 |
5.7. Mô hình mang tri thức cá nhân (Chatti, 2012) | 60 |
5.8. Tóm tắt chương | 62 |
5.9. Câu hỏi ôn tập | 62 |
Chương 6. Chu trình quản lý tri thức | 65 |
6.1. Chu trình quản lý tri thức tích hợp | 65 |
6.2. Nắm bắt và sáng tạo tri thức | 67 |
6.3. Chia sẻ và phân phối tri thức | 73 |
6.4. Tìm kiếm và ứng dụng tri thức | 79 |
6.5. Tóm tắt chương | 86 |
6.6. Câu hỏi ôn tập | 87 |
Chương 7. Văn hóa tổ chức & chiến lược quản lý tri thức | 89 |
7.1. Văn hóa tổ chức | 89 |
7.2. Mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức và QLTT | 91 |
7.3. Chuyển đổi văn hóa tổ chức theo định hướng tri thức | 93 |
7.4. Xây dựng chiến lược QLTT | 95 |
7.5. Khung triển khai QLTT trong tổ chức | 98 |
7.6. Tóm tắt chương | 101 |
7.7. Câu hỏi ôn tập | 102 |
Chương 8. Các mô hình trưởng thành về quản lý tri thức | 103 |
8.1. Mô hình trưởng thành tổ chức và trưởng thành năng lực CMMI | 103 |
8.2. Các mô hình trưởng thành về QLTT | 105 |
8.3. Lô trình phát triển CNTT-VT và mức đô trưởng thành CNTT-VT | 106 |
8.4. Tóm tắt chương | 108 |
8.5. Câu hỏi ôn tập | 108 |
Chương 9. Công nghệ thông tin & Quản lý tri thức | 109 |
9.1. Vai trò của CNTT trong QLTT | 109 |
92. Công nghệ hỗ trợ nắm bắt và sáng tạo tri thức | 111 |
9.3. Công nghệ hỗ trợ chia sẻ và phân phối tri thức | 114 |
9.4. Công nghê hỗ trơ tìm kiếm và ứng dụng tri thức | 116 |
9.5. Đội ngũ QLTT và vai trò của CKO | 117 |
9.6. Tóm tắt chương | 120 |
9.7. Câu hỏi ôn tập | 120 |
PHẦN 3. KINH TẾ TRI THỨC |
|
Chương 10. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức | 123 |
10.1. Kinh tế tri thức & công ty dựa trên tri thức | 123 |
10.2. Các chỉ số đo lường nền kinh tế tri thức | 127 |
10.3. Công nhân tri thức - nguồn tài nguyên vô giá | 131 |
10.4. Vai trò của giáo due & NCKH trong nền kinh tế tri thức | 133 |
10.5. Tóm tắt chương | 140 |
10.6. Câu hỏi ôn tập | 141 |
Chương 11. Sở hữu trí tuệ & chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế tri thức | 143 |
11.1. Sở hữu trí tuệ & pháp luật về quyền SHTT | 143 |
11.2. Các vấn đề về bảo vệ quyền tác giả & quyền sở hữu công nghiệp | 147 |
11.3. Dòng chảy tri thức trong nền kinh tế tri thức | 151 |
11.4. Tóm tắt chương | 155 |
11.5. Câu hỏi ôn tập | 156 |
Chương 12. Việt Nam hướng đến nền kinh tế tri thức | 157 |
12.1. Quản lý tri thức trong các DNVVN | 157 |
12.2. Nghiên cứu một vài tình huống QLTT ở Việt Nam | 160 |
12.3. Chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế tri thức ở Viêt Nam | 166 |
12.4. Tóm tắt chương | 173 |
12.5. Câu hỏi ôn tập | 174 |
PHỤ LỤC. MỘT SỐ BÀI BÁO VÈ QUẢN LÝ TRI THỨC |
|
Mức độ trưởng thành về CNTT-VT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ | 175 |
Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến việc chia sẻ tri thức của nhân viên |
|
trong ngành xây dựng Việt Nam | 179 |
Nâng cao động lực chia sẻ tri thức của các nhân viên |
|
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dưng điện 3 | 192 |