Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Gió và tác động của gió lên công trình
4.5
2709
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảHoàng Nam
ISBN978-604-82-3101-9
ISBN điện tử978-604-82-3497-3
Khổ sách17,5 x 25 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcHoàng Nam
Số trang210
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Tác giả
Giới thiệu
Mục lục

 

Bão, lụt là một trong những thiên tai gây thiệt hại rất lớn cho con người (sinh mạng), mùa màng, nhà cửa và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác của nhà nước và nhân dân ta. Hàng năm, ở nước ta có từ một vài đến hàng chục cơn bão đổ bộ vào đất liền. Năm 2006, bão Sangsane (số 6) đổ bộ vào Đà Nẵng làm gần 300 000 ngôi nhà bị tốc mái và sụp đổ hoàn toàn. Năm 2012, tháp truyền hình - phát sóng cao 180 m bị đổ do bão, năm 2013 tháp phát thanh - truyền thông cao 150 m cũng bị đổ do bão. Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết cực đoan lúc chuyển mùa (high intensity wind - HIW) cũng làm hư hỏng hay gãy đổ các kết cấu như cột truyền tải điện cao thế, cẩu tháp… So với động đất, thì ở Việt Nam gió bão được xem là tải trọng hay tác động xuất hiện với tần suất cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và giảng dạy trong các trường Đại học (liên quan đến xây dựng và kỹ thuật xây dựng công trình) về tải trọng gió tác dụng lên kết cấu cũng như các hệ quả do tác động này gây ra là rất cần thiết xét về mặt lý thuyết và ứng dụng thực tiễn, tất cả là nhằm đảm bảo an toàn chịu lực và an toàn sử dụng cho nhà và công trình khi chịu tải trọng gió.

Cuốn sách “Gió và tác động của gió lên công trình” được biên soạn để cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực gió - kết cấu (wind engineering), theo chúng tôi là tài liệu rất có giá trị trong công tác giảng dạy ở bậc sau đại học (Thạc sỹ và Tiến sỹ) chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công  nghiệp. Ngoài ra, đây còn là tài liệu tham khảo rất tốt cho các nhà nghiên cứu, các kỹ sư và kiến trúc sư liên quan đến công tác tính toán thiết kế, biên soạn quy chuẩn, tiêu chuẩn nhà và công trình chịu tải trọng gió bão.

Tác giả đã biên soạn sách từ nhiều nguồn tư liệu, trong đó có cuốn sách của Simiu & Scanland (1996) Wind effects on structures (tạm dịch: Gió và hệ quả của tải trọng gió tác dụng lên kết cấu) là một trong những tài liệu kinh điển và nổi tiếng về lĩnh vực gió - kết cấu. Cuốn sách này đã được dịch sang tiếng Nga, tiếng Trung và nhiều thứ tiếng khác, đã được xuất bản ở Liên Xô (cũ) và Trung Quốc cũng như nhiều nước khác, đã được sử dụng làm tài liệu giảng dạy và nghiên cứu trong các trường Đại học lớn trên thế giới. Vì vậy, các nội dung trong tài liệu giáo trình này là có ý nghĩa khoa học, có độ tin cậy cao.

Cuốn sách dày hơn 200 trang, gồm 6 Chương, 4 Phụ lục. Trong đó, Chương 1 trình bày khái quát về lịch sử nghiên cứu về gió và tải trọng gió. Chương 2 giới thiệu các khái niệm cơ bản và các đặc trưng của gió trong thiết kế nhà và công trình. Chương 3 nói về tác động gió và khí động lực học vật cản đứng. Chương 4 là chương về phản ứng của công trình chịu tải trọng gió. Chương 5 trình bày về các hiện tượng khí động học đàn hồi. Chương 6 khái quát về thiết kế kết cấu chịu tải trọng gió. Các Phụ lục bổ sung kiến thức về toán thống kê, về động lực học công trình để giúp người đọc và người học hiểu rõ hơn về các nội dung trình bày ở các chương trong sách. Có thể nói, cuốn sách này trình bày gần như đầy đủ các kiến thức cơ bản và chuyên sâu, cần thiết cho những ai quan tâm đến lĩnh vực gió - kết cấu.

Với các kỹ sư vừa tốt nghiệp hoặc đã đi làm thì để sử dụng hiệu quả cuốn sách này cần trang bị đủ các kiến thức chuyên sâu về Toán thống kê, Động lực học công trình, Kết cấu công trình, cũng như Động lực học chất đối lưu.

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời giới thiệu

3

Lời nói đầu

5

Chương 1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu

7

Chương 2. Các đặc trưng của gió trong thiết kế công trình

15

2.1. Gió trong khí quyển

16

2.2. Biến thiên vận tốc gió trung bình theo chiều cao

26

2.3. Vận tốc gió trung bình cực đại

30

2.4. Dòng rối khí quyển

35

Chương 3. Tải trọng gió và khí động lực học vật cản đứng

59

3.1. Phương trình chi phối

60

3.2. Các thành phần của tải trọng gió

63

3.3. Dao động cưỡng bức do xoáy phía sau vật cản

76

3.4. Tổng thể tải trọng gió biến đổi theo thời gian

82

Chương 4. Phản ứng của công trình dưới tác dụng của tải trọng gió

91

4.1. Lý thuyết dao động ngẫu nhiên

93

4.2. Phân tích cực trị của phản ứng

99

4.3. Phản ứng của hệ một bậc tự do

107

4.4. Phản ứng của hệ nhiều bậc tự do

116

Chương 5. Các hiện tượng khí đàn hồi

119

5.1. Cộng hưởng do xoáy phía sau công trình

123

5.2. Mất ổn định uốn

133

5.3. Mất ổn định uốn xoắn kết hợp

141

Chương 6. Thiết kế công trình chịu tải trọng gió

153

6.1. Các vấn đề cần xem xét

154

6.2. Thiết kế nhà cao tầng có tính điển hình

159

Phụ lục A. Lý thuyết xác suất thống kê trong phân tích cực trị

173

A.1. Các định nghĩa

173

A.2. Mô hình thống kê về cực trị

176

Phụ lục B. Quá trình ngẫu nhiên dừng và ergodic

180

Phụ lục C. Phân tích Fourier

183

C.1. Hàm tuần hoàn

183

C.2. Hàm bất kỳ

188

Phụ lục D. Lý thuyết cơ bản động lực học công trình

191

D.1. Phương trình chuyển động

191

D.2. Phân tích dạng

196

D.3. Phản ứng hệ một bậc tự do

202

Đáp án ôn tập chương

207

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4980