Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Hỏi đáp pháp luật về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
4.5
1029
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảBộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ISBNnxbldxh-21
ISBN điện tử978-604-82-3748-6
Khổ sách14,5 x 20,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcBộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Số trang162
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước!

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, trẻ em vùng khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để các em được sống, được hòa nhập và phát triển. Chính vì thế Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em. Là quốc gia thành viên, ngay sau khi phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giảo dục trẻ em năm 1991 và năm 2004, gần đây nhất tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Trẻ em với 7 chương, 106 điều (tăng 46 điều) và có hiệu lực từ 1/6/2017.

Về tên gọi, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được đổi thành Luật Trẻ em để phản ánh đầy đủ hơn nội dung và phạm vi của luật.

Về kết cẩu, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (năm 1991) gồm 5 chương, 26 điều; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (năm 2004) vẫn gồm 5 chương và được bổ sung thành 60 điều.

Luật Trẻ em năm 2016 gồm 7 chương với 106 điều (tăng 46 điều). Chương I. Những quy định chung (từ điều 1 đến điều 11); Chương II. Quyền và bổn phận của trẻ em (từ điều 12 đến điều 41), Chương III. Chăm sóc và giáo dục trẻ em (từ điều 42 đến điều 46); Chương IV. Bảo vệ trẻ em (bao gồm cả nội dung về bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt-từ điều 47 đến điều 73); Chương V. Trẻ em tham gia vào các vẩn đề về trẻ em (từ điều 74 đến điều 78); Chương VI. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cả nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em (từ điều 79 đến điều 102); Chương VII. Điều khoản thi hành (từ điều 103 đến điều 106).

Nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước đổi với trẻ em, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội xuất bản cuốn sách Hỏi đâp pháp luật về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em tới đông đảo bạn đọc. Hy vọng cuốn sách sẽ là nguồn tài liệu hữu ích đối với độc giả trong việc bổ sung kiến thức, nắm bắt và tìm hiểu những quy định của pháp luật về trẻ em, đặc biệt là Luật Trẻ em 2016 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua và có hiệu lực từ 1/6/2017.

Trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc gần xa để cuốn sách được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

 

Xem đầy đủ
 Trang
Lời nói đầu3
PHẦN I. nhũng quy định chung7
PHẦN II. QUYỀN VÀ BÔN PHẬN CỦA TRẺ EM21
PHẦN III. CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM37
PHẦN IV. BẢO VỆ TRẺ EM45
• Cấp độ bảo vệ trẻ em và trách nhiệm thực hiện47
• Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em55
• Chăm sóc thay thế60
• Các biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý 
vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng70
PHẦN V. TRẺ EM THAM GIA VÀO CÁC VẤN ĐÈ 
VÈ TRẺ EM77
PHẦN VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ 
CHỨC, CƠ SỞ GIÁO DỤC, GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN 
TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN VÀ BỔN 
PHẬN CỦA TRẺ EM85
I. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức87
II.Trách nhiệm của gia đình, cá nhân và cơ sở giáo dục106
PHẦN VII. NHŨNG QUY ĐỊNH KHÁC LIÊN 
QUAN ĐẾN TRẺ EM113

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4980