Tác giả | Trần Quốc Bảo |
ISBN | 978-604-82-7529-7 |
Khổ sách | 17 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2023 |
Danh mục | Trần Quốc Bảo |
Số trang | 56 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Bộ môn Kiến trúc Môi trường nguyên là Bộ môn Vật lý Kiến trúc được đổi tên theo quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng số 154/QĐ-TCCB ngày 17 tháng 2 năm 2014.
Chiến lược đào tạo của Bộ môn Kiến trúc Môi trường là truyền thụ trọng tâm các kiến thức nền tảng về thiết kế và xây dựng các công trình kiến trúc cũng như quy hoạch các đô thị bền vững với phương châm lý thuyết đi đôi với thực hành, thực nghiệm.
Âm học kiến trúc là một trong các học phần mà Bộ môn Kiến trúc Môi trường đang giảng dạy cho sinh viên ngành Kiến trúc và Nội thất. Trong học phần Âm học kiến trúc, đi kèm với phần lý thuyết là phần thực hành với Bài tập lớn về Thiết kế âm học phòng khán giả. Để giúp đỡ sinh viên hoàn thành bài tập quan trọng này một cách nhanh chóng và chính xác, vào năm 2018, tập thể tác giả đã biên soạn sách tham khảo “Hướng dẫn Bài tập âm học phòng khán giả”, là tài liệu tham khảo dùng cho Bài tập lớn thiết kế âm học phòng khán giả cho sinh viên ngành Kiến trúc & Nội thất với nội dung bao gồm ba phần: Phần 1- Cơ sở lý thuyết, Phần 2 - Hướng dẫn thiết kế và Phần 3 - Báo cáo kết quả thiết kế. Phần 3 có mục đích tổng hợp kết quả tính toán thiết kế âm học phòng từ kết quả tính trên phần mềm ARAC (Architectural Room Acoustic Calculater) do Bộ môn Kiến trúc Môi trường kết hợp với Viện Tin học Xây dựng của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội lập trình. Đây là phần mềm đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam có khả năng trợ giúp tính toán thiết kế kiến trúc âm học phòng khán giả với các vật liệu hút âm và phản xạ âm.
LỜI NÓI ĐẦU | 3 |
CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG | 7 |
MỞ ĐẦU | 9 |
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT | 11 |
1.1. PHÂN LOẠI PHÒNG KHÁN GIẢ VÀ YÊU CẦU ÂM HỌC | 11 |
1.2. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ ÂM HỌC PHÒNG KHÁN GIẢ | 13 |
1.2.1. Yêu cầu thiết kế | 13 |
1.2.2. Các lý thuyết ứng dụng trong thiết kế âm học phòng khán giả | 13 |
1.3. TRÁNH CÁC HIỆN TƯỢNG XẤU VỀ ÂM THANH | 22 |
1.4. SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐIỆN THANH TRONG PHÒNG KHÁN GIẢ | 24 |
1.4.1. Phân loại các hệ thống điện thanh | 24 |
1.4.2. Đặc điểm trường âm phòng khán giả sử dụng hệ thống điện thanh | 26 |
1.4.3. Các yêu cầu đối với hệ thống điện thanh | 28 |
PHẦN 2: HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ ĐẢM BẢO VỚI ÂM THANH TỰ NHIÊN KHI CHƯA TÍNH ĐẾN HỆ THỐNG ĐIỆN THANH | 30 |
2.1. XÁC ĐỊNH THỂ TÍCH, TỶ LỆ KÍCH THƯỚC PHÒNG KHÁN GIẢ | 30 |
2.1.1. Xác định thể tích phòng khán giả theo thời gian âm vang tốt nhất và chức năng của phòng | 30 |
2.1.2. Xác định tỷ lệ kích thước phòng khán giả | 31 |
2.2. THIẾT KẾ HÌNH DẠNG PHÒNG KHÁN GIẢ | 31 |
2.2.1. Các dạng mặt bằng phòng khán giả | 31 |
2.2.2. Mặt cắt phòng khán giả | 32 |
2.3. LẬP BẢN VẼ TIA ÂM, XÉT ÂM PHẢN XẠ CÓ ÍCH ĐẢM BẢO NĂNG LƯỢNG ÂM TẠI CÁC VỊ TRÍ NGỒI TRONG PKG NGHE ÂM THANH TRỰC TIẾP | 36 |
2.3.1. Nguyên tắc tạo âm phản xạ có ích | 37 |
2.3.2. Kiểm tra mức năng lượng âm ở các phòng nghe trực tiếp | 39 |
2.4. HƯỚNG DẪN BỐ TRÍ LOA TRONG PHÒNG KHÁN GIẢ | 42 |
2.4.1. Hệ thống loa tập trung | 42 |
2.4.3. Hệ thống loa phân tán | 44 |
2.5. THIẾT KẾ PHÒNG ĐẢM BẢO THỜI GIAN ÂM VANG | 45 |
2.6. SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ THIẾT KẾ ÂM HỌC PHÒNG KHÁN GIẢ ARAC | 46 |
PHẦN 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ THIẾT KẾ | 47 |
3.1. XÁC ĐỊNH THỂ TÍCH, TỶ LỆ, KÍCH THƯỚC, THIẾT KẾ HÌNH DẠNG PHÒNG | 47 |
3.1.1. Xác định kích thước cơ bản của phòng | 47 |
3.1.2. Thiết kế hình dạng mặt bằng, mặt cắt phòng | 47 |
3.2. KIỂM TRA MỨC ÂM TẠI CHỖ NGỒI | 48 |
3.2.1. Lập bản vẽ tia âm | 48 |
3.2.2. Kiểm tra năng lượng âm tại các vị trí khảo sát | 49 |
KẾT LUẬN VỀ MỨC ÂM TẠI CHỖ NGỒI VÀ ÂM PHẢN XẠ CÓ ÍCH | 49 |
3.3. THIẾT KẾ PHÒNG ĐẢM BẢO THỜI GIAN ÂM VANG | 50 |
3.3.1. Xác định thời gian âm vang yêu cầu | 50 |
3.3.2. Tính lượng hút âm cố định yêu cầu theo dải tần số khảo sát | 50 |
3.3.3. Lựa chọn các vật liệu hút âm và gia công âm học phòng | 50 |
3.3.4. Tính thời gian âm vang sau khi đặt vật liệu hút âm | 50 |
KẾT LUẬN CHUNG | 52 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 53 |