Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Kết cấu bê tông ứng suất trước
4.5
1368
Lượt xem
2
Lượt đọc
Tác giảPGS.TS. Nguyễn Tiến Chương
ISBN978-604-82-2387-8
ISBN điện tử978-604-82- 6809-1
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2016
Danh mụcPGS.TS. Nguyễn Tiến Chương
Số trang338
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Sử dụng kết cấu bêtông ứng suất trước trong xây dựng cơ bản đang được đẩy mạnh ở nước ta. Nhiều kỹ sư xem ứng suất trước là một giải pháp thích hợp đế mở rộng phạm vi sử dụng đối với kết cấu bêtông cốt thép cho các loại công trình mà trước đây chủ yếu sử dụng kết cấu thép. Các công trình nhà cao tầng, công trình vượt nhịp lớn, công trình cầu, các hệ thống sillô, bể chứa, các công trình yêu cầu chống thấm cao, công trình chịu tải trọng lớn, tải trọng động... đều thuộc phạm vi mà kết cấu bêtông ứng suất trước có ưu thế.

Vật liệu cường độ cao đang ngày càng được sử dụng phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta. Nếu phát huy được cường độ chịu lực tối đa của vật liệu thì việc sử dụng vật liệu cường độ cao sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với vật liệu cường độ thấp. Kết cấu bêtông ứng suất trước là giải pháp kết cấu hiệu quả để sử dụng vật liệu bêtông cường độ cao và cốt thép cường độ cao.

Trước đây ở nước ta các công trình phần lớn có quy mô nhỏ, nhịp bé nên nhu cầu sử dụng kết cấu bêtông ứng suất trước còn ít; nhưng gần dãy tình hình thị trường đã đổi khác, các công trình quy mô lớn, nhịp lớn và yêu cầu thẩm mỹ cao đang ngày càng phổ biến. Đây là nhu cầu thực tế thuận lợi để kết cấu bêtông ứng suất trước phát triến.

Công cuộc công nghiệp hoá ngành xây dựng ở nước ta đang trên đà phát triển. Cùng với các giải pháp công nghệ thủ công tiên tiến trên hiện trường, việc sản xuất các cấu kiện xây dựng trong công xưởng cũng đang được đẩy mạnh. Nhiều dây chuyền sản xuất cấu kiện đúc sẵn đã và đang được xây dựng trên các miền đất nước. Đối với việc sản xuất cấu kiện đúc sẵn thì giải pháp ứng suất trước tỏ ra có ưu thế.

Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bêtông cốt thép TCXDVN 356 : 2005 ra đời đã góp phần phát triển kết cấu bêtông ứng suất trước ở nước ta. Tiêu chuẩn đã được các kỹ sư xây dựng tìm hiểu và áp dụng.

Thực tế cho thấy việc thiết kế kết cấu bêtông ứng suất trước theo tiêu chuẩn TCXDVN 356 : 2005 đang gặp khó khăn. Có ba nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn này: 1) Thiết kế kết cấu bêtông ứng suất trước chưa quen thuộc đối với các kĩ sư Việt Nam; 2) Các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn áp dụng TCXDVN 356 : 2005 còn ít; 3) TCXDVN 356 : 2005 được biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn CHuII 2.03.01 - 8 của Cộng hoà Liên bang Nga, nhưng hiện nay nguồn tài liệu từ CHLB Nga vào nước ta rất hạn chế.

Cuốn sách này được biên soạn nhằm mục đích làm tài liệu học tập cho các sinh viên ngành xây dựng và làm tài liệu tham khảo cho các kỹ sư khi thiết kế kết ca bêtông ứng suất trước theo TCXDVN 356 : 2005.

Xem đầy đủ
MỤC LỤCTrang
Lời nói đầu3
Thuật ngữ, đơn vị và ký hiệu5
Mở đầu11
Chương 1. Khái niệm cơ bản 
1.1. Khái niệm về kết cẩu bêtông ứng suất trước19
1.2. Phân loại bêtông ứng suất trước24
1.3. Các phương pháp căng cốt thép28
1.4. Neo cốt thép căng30
Chương 2. Vật liệu và cấu tạo bêtông ứng suất trước 
2.1. Khái quát chung về sử dụng vật liệu38
2.2. Bêtông40
2.3. Cốt thép55
2.4. Cấu tạo bêtông ứng suất trước65
Chương 3. Ứng suất trước và tổn hao ứng suất trước 
3.1. Khái quát chung75
3.2. Ưng suất trước trong cốt thép căng76
3.3. ứng suất trước trong bêtông77
3.4. Tổn hao ứng suất trước81
3.5. Ví đụ tính toán91
Chương 4. Phương pháp tính toán kết cấu bêtông ứng suất trước theo trạng thái giới hạn 
4.1. Trạng thái ứng suất của cấu kiện chịu uốn103
4.2. Phương pháp tính toán theo trạng thái giới hạn107
4.3. Tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ nhất115
4.4. Tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ hai121
Chương 5. Cấu kiện chịu uốn - tính toán cường độ theo tiết diện thẳng góc 
5.1. Mở đầu125
5,2. Cấu kiện có tiết diện đối xứng chịu uốn phẳng126
5.3. Cấu kiện có tiết diện chữ nhật129
5.4. Cấu kiện cể tiết diện chữ T và chữ I138
5.5. Trường hợp tổng quát146
Chương 6. Cấu kiện chịu uốn tính toán cường độ theo tiết diện nghiêng 
6.1. Khái quát chung   153
6.2. Tính tọán cường độ theo các dải nén xiên155
6.3. Tính toán tiết diện nghiấng theo lực cắt156
6.4. Tính toán tiết diện nghiấng chịu mômén uốn165
6.5. Khoảng cách lớn nhất của cốt ngang169
6.6. Ví dụ tính toán170
Chương 7. Cấu kiện chịu nén - tính toán theo cường độ 
7.1. Khái quát chung182
7.2. Ảnh hưởng của uốn dộc183
7.3. Cấu kiện có tiết diện chữ nhật và tiết diện chữ I cốt thép đối xứng185
7.4. Cấu kiện cể tiết diện vành khuyên192
7.5. Cấu kiện chịu lực nén trước196
Chương 8. Cấu kiện chịu kéo - tính toán theo cường độ 
8.1. Cấu kiện chịu kéo đúng tâm203
8.2. Cấu kiện tiết diện chữ nhật khi lực dọc đặt trong mặt phẳng đối xứng203
8.3. Trường hợp tổng quát tính toán tiết diện thẳng góc của cấu kiện chịu kéo lệch tâm206
8.4. Tính toán theo tiết diện nghiêng đối với trường hợp cấu kiện chịu kéo207
8.5. Ví dụ tính toán208
Chương 9. Tính toán cấu kiện bêtông ứng suất trước theo sự hình thành, mử rộng và khép kín vết nứt 
9.1. Khái quát chung214
9.2. Tính toán theo sự hình thành vết nứt215
9.3. Tính toán theo sự mở rộng vết nứt.237
9.4. Tính toán theo sự khép kín vết nứt262
Chương 10. Tính toán cấu kiện bêtông ứng suất trước theo biến dạng 
10.1. Khái quát chung266
10.2. Tính toán độ cong của cấu kiện tại đoạn không nứt266
10.3. Tính toán độ cong của cấu kiện tại đoạn có vết nứt trong vùng kéo269
10.4. Tính toán độ võng của cấu kiện278
10.5. Phưong pháp gần đúng tính biến dạng của cấu kiện bêtông ứng suất trước282
10.6. Ví dụ tính toán286
Phụ lục294
Tài liệu tham khảo331

 

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4980