Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Kết cấu gỗ
4.5
87
Lượt xem
4
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Hồng Sơn
ISBN978-604-82-7084-1
ISBN điện tử978-604-82-7175-6
Khổ sách19 x 27 cm
Năm xuất bản (tái bản)2022
Danh mụcNguyễn Hồng Sơn
Số trang201
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Kết cấu gỗ xuất hiện khá nhiều trong thực tế đời sống, từ các công trình nhà một tầng đến nhiều tầng, với việc sử dụng loại vật liệu gỗ tự nhiên như trước đây hoặc sản phẩm từ vật liệu gỗ ở dạng gỗ ghép thanh bằng keo hoặc gỗ dán nhiều lớp v.v... như những năm gần đây ở trong và ngoài nước. Kiến thức trang bị cho các kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư và cán bộ kỹ thuật khác về kết cấu gỗ là cần thiết. 

Tiếp nối môn học Kết cấu thép đặc biệt là Kết cấu gỗ, môn học này thuộc học phần tự chọn, dành cho đối tượng là sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Tài liệu Kết cấu gỗ có 04 Chương (bao gồm lý thuyết và các ví dụ tính toán thực hành) và các Phụ lục. Theo đó, Chương 1 - Vật liệu gỗ xây dựng; Chương 2 - Tính toán cấu kiện cơ bản; Chương 3 - Tính toán liên kết. Nội dung của 03 chương này cập nhật Tiêu chuẩn thiết kế Kết cấu gỗ của Nga SP 64.13330.2017 và phiên bản sửa đổi tháng 6/2018. Ngoài ra, Chương 4 - Tính toán cấu kiện cơ bản theo EN 1995-1-1 (là nội dung tham khảo), chương này trình bày cách tính toán kết cấu gỗ theo tiêu chuẩn châu Âu. Thấy rằng, EN 1995-1-1 là tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới về Thiết kế kết cấu gỗ, và Tiêu chuẩn châu Âu cũng thuộc định hướng mới của hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam theo Đề án 198/QĐ-TTg của Chính phủ, ngày 09/02/2018 về Đề án Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng.

Tài liệu Kết cấu gỗ đã cập nhật, bổ sung cho phù hợp với chương trình đào tạo thuộc Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam về phân loại gỗ và các tiêu chuẩn về thử nghiệm vật liệu gỗ và thử nghiệm liên kết để xác định các đặc trưng cơ lý đối với gỗ nguyên khối, gỗ ghép và liên kết khi mà hiện nay chưa có tiêu chuẩn riêng về vật liệu gỗ ở Việt Nam khi xác định các đặc trưng cơ lý của chúng. Đồng thời cũng cập nhật các thông tin mới nhất có trong các giáo trình đào tạo đối với môn học Kết cấu gỗ dành cho sinh viên chuyên ngành xây dựng ở Nga được xuất bản gần đây, mới nhất là vào năm 2017 và 2018, cũng như các tài liệu Hướng dẫn thiết kế, giáo trình về Kết cấu gỗ ở châu Âu (ở Vương quốc Anh).

Ngoài ra, trong tài liệu Kết cấu gỗ cũng đã mở rộng hơn cho cả loại vật liệu gỗ nguyên khối (gỗ tự nhiên) và gỗ công nghiệp (gỗ ghép thanh, dán keo), các ví dụ minh họa đa dạng hơn và có tính điển hình, gắn với thực tiễn trong nước. Nội dung trình bày có cơ sở lý thuyết và các công thức tính toán, kèm theo các bảng tra được cho ở các Phụ lục để người đọc không phải tìm kiếm ở các tài liệu khác, cũng như phục vụ các sinh viên thực hành tính toán đối với các bài tập tương tự.

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời nói đầu

3

Danh mục các ký hiệu

5

Chương 1. Vật liệu gỗ xây dựng 
1.1. Đại cương về kết cấu gỗ

13

1.1.1. Khái quát chung

13

1.1.2. Đặc điểm và phạm vi ứng dụng

14

1.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của kết cấu gỗ

144

1.2. Phân loại gỗ

15

1.2.1. Phân loại theo mục đích sử dụng

15

1.2.2. Phân loại theo tính chất vật lý và cơ học

17

1.2.3. Phân loại khác

17

1.3. Cấu trúc và thành phần hoá học của gỗ

18

1.3.1. Cấu trúc

18

1.3.2. Thành phần hoá học

19

1.4. Tính chất vật lý và cơ   học của gỗ

20

1.4.1. Tính chất vật lý

20

1.4.2. Tính chất cơ học

22

1.5. Biện pháp phòng chống mục, mối, mọt và hà cho gỗ

30

Chương 2. Tính toán cấu kiện cơ bản 
2.1. Cơ sở tính toán

31

2.1.1. Phương pháp tính toán

31

2.1.2. Cường độ tiêu chuẩn và cường độ tính toán

32

2.1.3. Tải trọng tác động

35

2.2. Tính toán cấu kiện cơ bản

36

2.2.1. Cấu kiện chịu kéo đúng tâm

36

2.2.2. Cấu kiện chịu nén đúng tâm

38

2.2.3. Cấu kiện chịu uốn

43

2.2.4. Cấu kiện chịu nén uốn đồng thời

48

2.2.5. Cấu kiện chịu kéo uốn đồng thời

53

2.3. Ví dụ tính toán

54

2.3.1. Cấu kiện chịu kéo đúng tâm

54

2.3.2. Cấu kiện chịu nén đúng tâm

55

2.3.3. Cấu kiện chịu uốn

65

2.3.4. Cấu kiện chịu nén uốn đồng thời

72

2.3.5. Cấu kiện chịu kéo uốn đồng thời

73

Chương 3. Tính toán liên kết 
3.1. Phân loại liên kết và nguyên tắc tính toán liên kết

75

3.1.1. Phân loại liên kết

75

3.1.2. Nguyên tắc tính toán liên kết

77

       3.2. Tính toán liên kết

79

3.2.1. Liên kết mộng

79

3.2.2. Liên kết chốt

85

3.2.3. Liên kết chêm

96

3.2.4. Liên kết dán

99

3.3. Ví dụ tính toán

102

3.3.1. Liên kết mộng

102

3.3.2. Liên kết chốt

108

Chương 4. Tính toán cấu kiện cơ bản theo EN 1995-1-1 
4.1. Cơ sở tính toán

113

4.1.1. Phương pháp tính toán

113

4.1.2. Vật liệu và đặc trưng của vật liệu

114

4.1.3. Tải trọng tác động

115

4.2. Tính toán cấu kiện cơ bản

117

4.2.1. Cấu kiện chịu kéo đúng tâm

118

4.2.2. Cấu kiện chịu nén đúng tâm

119

4.2.3. Cấu kiện chịu uốn

120

4.2.4. Cấu kiện chịu nén uốn hoặc kéo uốn đồng thời

130

4.3. Ví dụ tính toán

132

4.3.1. Cấu kiện chịu kéo đúng tâm

132

4.3.2. Cấu kiện chịu nén đúng tâm

134

4.3.3. Cấu kiện chịu uốn

136

4.3.4. Cấu kiện chịu nén uốn đồng thời

149

4.3.5. Cấu kiện chịu kéo uốn đồng thời

157

Phụ lục 1. Bảng tra về vật liệu

161

Phụ lục 1.1.                         

161

Phụ lục 1.2. 

161

Phụ lục 1.3. 

162

Phụ lục 2. Bảng tra về hệ số tính toán

164

Phụ lục 2.1. 

164

Phụ lục 2.2. 

165

Phụ lục 2.3. 

165

Phụ lục 2.4. 

165

Phụ lục 2.5 

165

Phụ lục 2.6. 

165

Phụ lục 2.7. 

166

Phụ lục 2.8. 

166

Phụ lục 2.9. 

167

Phụ lục 2.10. 

167

Phụ lục 2.11. 

168

Phụ lục 2.12. 

168

Phụ lục 2.13. 

170

Phụ lục 2.14. 

170

Phụ lục 2.15. 

171

Phụ lục 2.16. 

173

Phụ lục 2.17. 

175

Phụ lục 2.18. 

176

Phụ lục 3. Bảng tra về vật liệu và hệ số tính toán theo EN 1995-1-1 
                  (Tiêu chuẩn Châu Âu)

177

Phụ lục 3.1. 

177

Phụ lục 3.2. 

179

Phụ lục 3.3.

180

Phụ lục 3.4. 

180

Phụ lục 3.5. 

182

Phụ lục 3.6. 

184

Phụ lục 3.7. 

186

Phụ lục 3.8. 

186

Phụ lục 3.9. 

187

Phụ lục 3.10. 

187

Phụ lục 3.11. 

188

Phụ lục 3.12. 

188

Phụ lục 4. Bảng tra dùng trong tính toán

190

Phụ lục 4.1. 

190

Phụ lục 4.2. 

190

Phụ lục 4.3. 

190

Tài liệu tham khảo

191

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4979