Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Không gian công cộng trong bối cảnh chuyển đổi
4.5
1910
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảTrần Minh Tùng
ISBN978-604-82-4535-1
ISBN điện tử978-604-82-5643-2
Khổ sách20.5 x 20.5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcTrần Minh Tùng
Số trang282
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Tiếp sau những nghiên cứu được xuất bản trong những năm trước1, vẫn liên quan đến chủ đề thú vị về một mô hình phát triển không gian cư trú đang thu hút nhiều nghiên cứu không chỉ của các nhà khoa học trong nước mà cả các học giả nước ngoài, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung xem xét, phân tích bản chất sản xuất, cơ chế khai thác vận hành, cũng như sử dụng không gian công cộng trong các dự án khu đô thị mới.

Xuất phát từ một đề tài nghiên cứu về tính hấp dẫn và đáng sống tại các khu đô thị mới được hỗ trợ bởi Trường Đại học Xây dựng2, cùng những dự án nghiên cứu cá nhân, nhóm tác giả nhận thấy vai trò quan trọng của các không gian công cộng trong việc tạo nên tinh thần nơi chốn cho các khu đô thị mới. Nằm trong một mối quan hệ tay ba ràng buộc hữu cơ khá phức tạp - chủ dự án kiến tạo, chính quyền quản lý, và cộng đồng dân cư sử dụng, các không gian công cộng tại các khu đô thị mới phải vừa thể hiện được tính chính thống của không gian trong đô thị, vừa phải thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt dân sự, đồng thời lại đảm bảo cả lợi ích và mục tiêu kiến tạo. Đằng sau các yếu tố vật chất hiển thị của các không gian công cộng trong các khu đô thị mới là những câu chuyện mà càng đi sâu tìm hiểu, nhóm tác giả càng thấy thú vị khi đặt trong sự kết nối về không gian và thời gian, gắn kết với nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi mạnh mẽ, cả chủ động lẫn bị động, về các quan điểm tư tưởng kiến tạo không gian các đô thị trong thời kỳ quá độ chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa thuần xã hội chủ nghĩa trước năm 1986 sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa kể từ năm 1986.

Quyển sách này là tập hợp của nhiều nghiên cứu thành phần, dựa trên một chủ đề xuyên suốt về không gian công cộng tại các khu đô thị mới theo dòng thời gian trên 20 năm, kể từ lúc mô hình này được hình thành trong những năm cuối thể kỷ XX đến nay, thông qua một số trường hợp nghiên cứu điển hình, mang tính đại diện cho từng giai đoạn trong dòng chảy tái kiến tạo đô thị. Ngoài ra, các khu đô thị mới cũng được “so sánh”, đối chiếu với mô hình khu tập thể xây dựng phổ biến trong giai đoạn 1954-1986, và cũng được xem là “tiền thân” và kinh nghiệm để kiến tạo mô hình khu đô thị mới.

Xem đầy đủ
 

Trang

Dẫn nhập 

21

# KTT - Khu Tập Thể

21

# tiền Đổi mới 

21

Khi cuộc sống người dân được tập thể hóa theo những lý tưởng của chủ nghĩa xã hội và

 

kế hoạch hóa theo nền kinh tế quan liêu, bao cấp

21

# KĐTM - Khu Đô Thị Mới

26

# hậu Đổi mới

26

Một mô hình phát triển không gian và dân cư mới dưới những quan điểm mới của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 

26

# không gian công cộng 

28

# tư nhân hóa

28

Trong cách thức và bản chất sản xuất không gian của các khu đô thị mới .

28

# hấp dẫ n

30

# đáng sống 

30

Những mục tiêu cho các khu đô thị mới trong thị trường bất động sản đầy cạnh tranh

30

1. Logic của việc kiến tạo nơi chốn hướng tới các khu đô thịmới bền vững: Từ kẻ vô danh đến người anh hùng?   

37

Dẫn nhập chủ đề      

38

Khu đô thị mới - một mô hình phát triển không gian và dân cư thành công?   

38

Khảo sát thực tế tính hấp dẫn và đáng sống của các khu đô thị mới điển hình            

41

Các khu đô thị (hoàn toàn) mới trên những vùng đất nông nghiệp            

46

Làm mới thành phố và hiện đại hóa việc kiến tạo nơi chốn dưới hình thức dự án 

46

Từ những cánh đồng đến những khu đô thị mới sống động

47

Các khu đô thị mới thực sự hấp dẫn và đáng sống?        

49

Các cư dân có thực sự hài lòng với khu đô thị mới của họ?

49

Các cư dân có muốn gắn bó lâu dài với khu đô thị mới của họ?             

52

Bàn luận các kết quả khảo sát thực tế       

54

Những diễn giải từ phía những cư dân      

54

Và những hình dung của họ để giúp các khu đô thị mới trở nên hấp dẫn và đáng sống hơn 

56

Thành phố của những dự án khu đô thị mới hay/và thành phố của những nơi chốn khu đô thị mới? 

58

2.Sản xuất không gian công cộng cấp độ khu dân cư trong các dự án nhà ở mới: Xung đột và thương lượng giữa thể chế hóa và thị trường hóa 

61

Dẫn nhập chủ đề

62

1986 - một thời điểm quan trọng mang tính quyết định của 

 (các thành phố) Việt Nam

62

Tham chiếu những quan điểm về chuyển đổi sản xuất không gian đô thị và không gian công cộng

64

Những thay đổi bản lề trong chính sách sản xuất nhà ở

66

Chính sách nhà ở tiền và hậu Đổi mới 

66

Sản xuất nhà ở dưới hình thức dự án - khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án 

68

Kiến tạo hay sản xuất không gian công cộng trong các dự án khu dân cư mới 

69

Thể chế hóa bằng những văn bản pháp lý và những con số chỉ tiêu

69

Thị trường hóa bằng quy luật cung cầu và khả năng tạo ra lợi nhuận kinh tế 

72

Từ khu tập thể đến khu đô thị mới: Các trường hợp nghiên cứu tình huống 

75

Bản chất của không gian công cộng cấp độ khu dân cư trong các khu đô thị mới hậu 

Đổi mới

83

3.Định nghĩa lại không gian công cộng tại các khu đô thị mới:Chấm dứt hay khởi đầu mới của kiến tạo tính 

công cộng ?

87

Dẫn nhập chủ đề

88

Khái niệm không gian công cộng trước những chuyển đổi kinh tế và chính trị 

88

Câu hỏi nghiên cứu cho các không gian công cộng trong các khu đô thị mới 

90

Quan điểm về công cộng và không gian công cộng ở Việt Nam 

91

Những thang bậc công cộng đa dạng trong các “không gian công cộng”

94

Từ xã hội hóa đến biểu tượng hóa các không gian công cộng trong các khu đô thị mới

97

Những đặc thù về bản chất của không gian công cộng trong các khu đô thị mới .

100

Ai sẽ là người quyết định việc thiết kế các không gian công cộng trong các khu đô thị mới?

100

Ai sẽ là người sử dụng các không gian công cộng trong các khu đô thị mới? 

103

Khi các không gian công cộng trong mối quan hệ “tay ba” giữa các chủ thể 

107

4.Tái cấu trúc và tái sinh các không gian công cộng trong các khu tập thể hậu Đổi mới 

111

Dẫn nhập chủ đề

112

Sự chuyển đổi giữa hai thời kỳ, hai hệ tư tưởng 

112

Chủ nghĩa xã hội thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

114

Hà Nội giữa tiền và hậu Đổi mới 

117

Một “thành phố đỏ” bên con sông Hồng 

117

Tính năng động đô thị của Hà Nội thời kỳ chuyển đổi: vốn hóa thành phố

120

Không gian công cộng trong các khu tập thể: hình thành và biến đổi

123

Hệ thống tầng bậc không gian công cộng trong thành phố

123

Tài sản xã hội chủ nghĩa trong các khu tập thể 

126

Xung đột và thương lượng tại các không gian công cộng trong các khu tập thể

130

Các kịch bản chuyển hóa không gian công cộng

130

Cuộc sống giữa hai dãy nhà tập thể

134

Những điểm nhấn đầy màu sắc của không gian công cộng trên bức tranh màu xám bê tông của khu tập thể 

136

5.Tiến trình tính đáng sống ở các khu đô thị mới: Từ kế hoạch (hóa) đến thị trường (hóa)            

141

Dẫn nhập chủ đề

142

Mối quan tâm về tính đáng sống của xã hội

142

Khu đô thị mới và những danh hiệu hướng đến tính đáng sống 

143

Những phát hiện tiền đề từ cuộc khảo sát thực tế 

149

Kiến tạo không gian đô thị: từ thành phố xã hội chủ nghĩa đến thành phố toàn cầu hóa

153

Công năng hóa đô thị và kế hoạch hóa các khu dân cư

153

Thành phố mở với các dự án nhà ở “của tư nhân”

154

Khu đô thị mới: những sản phẩm của một hệ tư tưởng mới về kiến tạo diện mạo thành phố

157

Khu đô thị mới kiểu mẫu hướng đến những thành công đã được lên kế hoạch 

157

Cuộc cạnh tranh “khốc liệt” giữa các khu đô thị mới trong việc đi tìm danh hiệu

159

Liệu những danh hiệu có làm hài lòng cư dân? 

162

Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng... 

167

6.Kiến tạo tính hấp dẫn và đáng sống tại các khu đô thị mới:

 

Khi các không gian công cộng được “xã hội hóa”

171

Dẫn nhập chủ đề

172

Xã hội hóa và tư nhân hóa 

172

Xã hội hóa không gian công cộng trong các khu đô thị mới 

174

Cạnh tranh giữa các khu đô thị mới thông qua các không gian công cộng được xã hội hóa 

175

Chẩn đoán các vấn đề liên quan đến hoạt động của không gian công cộng trong các khu đô thị mới 

177

Các kịch bản kiến tạo không gian công cộng trong các khu đô thị mới

177

“Người trong” và “người ngoài” ở các không gian công cộng trong các khu đô thị mới

179

Phát sinh từ quyền sở hữu, khả năng tiếp cận và quyền quản lý trên các không gian công cộng trong các khu đô thị mới

181

Hãy để các không gian công cộng trong các khu đô thị mới là của tất cả 

183

Những cư dân nghĩ gì và mong đợi điều gì ở các không gian công cộng của các khu đô thị mới?

184

Thảo luận về tương lai của không gian công cộng trong các khu đô thị mới 

186

Không gian công cộng - những sáng kiến của các dự án khu đô thị mới 

189

7. Tiến trình phát triển của các tiện ích thương mại trong các khu đô thị mới: Tiềm năng tạo ra những “nơi chốn thứ ba” bền vững cấp khu phố 

193

Dẫn nhập chủ đề

194

Tiện ích thương mại trong đời sống dân cư

194

“Nơi chốn thứ ba” trong các khu dân cư

195

Các tiện ích thương mại cấp khu dân cư: hiện đại hóa và pháp lý hóa 

198

Thương mại trong các khu dân cư truyền thống: từ chợ làng đến khu buôn bán 36 phố phường Hà Nội 

198

Các tiện ích thương mại của các khu dân cư hiện đại: từ chế độ bao cấp đến thị trường tự do 

201

Tiến trình pháp lý hóa tiện ích thương mại cấp khu phố trong các khu dân cư mới

203

Các phát hiện quan sát được từ các khu đô thị mới tình huống 

206

Linh Đàm - một khu đô thị mới bình dân 

207

Ciputra - một khu đô thị mới đóng cửa 

210

Times City - một khu đô thị mới sang trọng

213

Thảo luận về các tiện ích thương mại trong các khu đô thị mới 

218

Mong muốn trở thành nơi chốn thứ ba thực sự của các không gian thương mại trong khu đô thị mới: mua sắm thiết thực, tương tác tụ họp và thoải mái như ở nhà? 

218

Tham vọng của các trung tâm mua sắm trong khu đô thị mới: từ nơi chốn thứ ba cấp khu phố đến nơi chốn thứ ba cấp thành phố 

220

Kết luận về tiềm năng của nơi chốn thứ ba bền vững cấp khu phố: Có cần một chính sách đa chiều? 

223

8. Xem xét bản chất các khu đô thị mới được sang trọng hóa kiểu mới trong thời đại chủ nghĩa kinh doanh và tiêu  dùng đô thị 

227

Dẫn nhập chủ đề

228

Hàng hóa hóa đô thị 

228

Những thuật ngữ “mới” trong bối cảnh kinh tế mới

230

Những biến chuyển quan trọng trong các quan điểm về sản xuất nhà ở 

236

Cung ứng nhà ở cao cấp hay bình dân? 

236

Nhà ở phi nhân văn: từ tiêu dùng xã hội đến giá trị hàng hóa ............................................................................................................ 

238

Tính hiện đại và sự hiện đại hóa: từ nhà ở sang trọng đến sang trọng hóa nhà ở ..

240

Một góc nhìn về các khu đô thị mới được sang trọng hóa (kiểu mới) 

243

Sang trọng hóa nhà ở giữa hai cán cân cung và cầu 

243

Thành phố được ghép mảnh từ các phiên bản của “lux-KDTM”: “gated-KDTM” và “eco-KDTM” 

247

Liệu các khu đô thị mới giàu có và sang trọng có đồng nghĩa với những nơi chốn hấp dẫn và đáng sống? 

250

Lời kết 
Kiến tạo nơi chốn khu đô thị mới hấp dẫn và đáng sống từ 
kiến tạo (không gian/tính) công cộng

253

Khu đô thị mới - biểu tượng của lối sống mới, môi trường cư trú mới 

253

Mô hình hóa sản xuất không gian công cộng trong các khu đô thị mới 

255

Bộ tứ hành động kiến tạo các không gian công cộng trong các khu đô thị mới...

257

Một tương lai mới đang dần được hình thành trên những bề bộn của thời kỳ quá độ

259

Tài liệu tham khảo 

260

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4990