Tác giả | Nguyễn Thị Thanh Thủy |
ISBN | 978- 604-82-7164-0 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3331-0 |
Khổ sách | 17 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2023 |
Danh mục | Nguyễn Thị Thanh Thủy |
Số trang | 217 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Kiến trúc cảnh quan là một môn học chuyên ngành kiến trúc được giảng dạy trong các trường Đại học và Cao đẳng đào tạo kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng. Đây là môn học về nghệ thuật không thể thiếu trong hành trang kiến thức của các kiến trúc sư và người làm nghề kiến trúc - xây dựng. Sách giáo khao và sách tham khảo về kiến trúc cảnh quan bằng tiếng Việt hiện nay rất thiếu, nhu cầu về sách kiến trúc cảnh quan tại các cơ sở đào tạo kiến trúc sư và cao đẳng kiến trúc là cấp thiết, cho nên việc xuất bản cuốn sách "Kiến trúc cảnh quan Việt Nam truyền thống và hiện đại" là cần thiết để đáp ứng nhu cầu này.
Tác giả cuốn sách này, Tiến sĩ - Kiến trúc sư Nguyễn Thị Thanh Thủy là một người đi đầu trong nghệ thuật kiến trúc phong cảnh ở Việt Nam. Cuốn sách "Kiến trúc phong cảnh" xuất bản năm 1996 của Bà là tài liệu đầu tiên về chuyên ngành này. Tác giả đã thiết kế và xây dựng nhiều công trình kiến trúc phong cảnh quan trọng trên đất nước ta như: cảnh quan và cây xanh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, cảnh quan khu di tích Phủ Chủ tịch; thiết kế và xây dựng các Trà hoa viên ở khu Triển lãm Giảng Võ, Trà hoa viên Lạc Trung, Trà hoa viên Hồ Tây, thiết kế và xây dựng Làng kiến trúc phong cảnh Võng Thị... Tác giả là Giám đốc Trung tâm Kiến trúc Phong cảnh của Hội Kiến trúc sư Việt Nam giảng dạy ở nhiều trường đại học trong nước. Tác giả đã đào tạo một số kiến trúc sư phong cảnh hiện nay là những thầy cô giáo ngành nghệ thuật này ở các trường đại học trong nước
Lời nói đầu | 3 |
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: Kiến trúc cảnh quan Việt Nam truyền thống | |
và hiện đại | |
1.1. Khái niệm về cảnh quan | 5 |
1.2. Cơ sở kiến trúc cảnh quan | 11 |
Chương 1. Những bước đi ban đầu của kiến trúc phong cảnh | |
1.1. Phân kỳ sự phát triển nghệ thuật vườn - công viên trên thế giới | 13 |
1.2. Vài nét về sự hình thành và phát triển của nghệ thuật kiến trúc | |
phong cảnh Việt Nam | 30 |
1.3. Một số vườn hoa tại Hà Nội được xây dựng trước năm 1954 và được cải tạo từ 1954 cho đến ngày nay | 53 |
1.4. Tình hình xây dựng vườn hoa tại các đô thị Việt Nam | 96 |
Chương 2. Cơ sở khoa học của bố cục phong cảnh vườn - công viên | |
Việt Nam hiện đại | |
2.1. Thiên nhiên Việt Nam quyết định các yếu tố trong bố cục | |
phong cảnh vườn - công viên Việt Nam | 109 |
2.2. Danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử là một trong những nơi | |
hình thành và phát triển bố cục phong cảnh vườn - công viên | 114 |
2.3. Bố cục phong cảnh vườn - công viên được hình thành và phát triển trên cơ sở xã hội và tâm lý xã hội vườn - công viên phục vụ cho cuộc sống con người | 117 |
2.4. Cơ sở truyền thống dân tộc | 121 |
2.5. Cơ sở tiến bộ khoa học kỹ thuật | 124 |
Chương 3. Các nguyên tắc của kiến trúc cảnh quan Việt Nam | |
hiện đại | |
3.1. Các mối tương quan của các dạng bố cục vườn - công viên | 125 |
3.2. Các quy luật của nghệ thuật cảnh quan | 128 |
3.3. Những nguyên tắc của bố cục cây trồng | 129 |
3.4. Những đề nghị về nguyên tắc chủ yếu của bố cục cảnh quan | 131 |
Chương 4. Vận dụng các nguyên tắc vào thực tế | |
4.1. Vận dụng các nguyên tắc vào bố cục toàn cảnh (hình 4.1) | 144 |
4.2. Việc vận dụng các nguyên tắc vào bố cục tiểu cảnh | 147 |
4.3. Vận dụng các nguyên tắc vào việc biến đổi cảnh quan | |
địa lý thành cảnh quan kiến trúc (hình 4.3a, 4.3b) | 158 |
4.4. Đề xuất về tổ chức các vườn hoa | 164 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 188 |