Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Kiến trúc cơ sở phục vụ thiết kế nội ngoại thất
4.5
922
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Đức Thiềm
ISBN978-604-82-0266-8
ISBN điện tử978-604-82-5889-4
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2015
Danh mụcNguyễn Đức Thiềm
Số trang346
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Kiến trúc là một trong những ngành nghề chuyên môn mang tính kỹ thuật và nghệ thuật cao. Kiến trúc bao giờ cũng là một sản phẩm của sự phát triển văn hóa và xã hội. Nó phản ánh lối sống trình độ phát triển chung của một vùng hay sự phát triển chung của đất nước, nhưng ngược lại kiến trúc cũng có ảnh hưởng, tác động quan trọng đến sự phát triển của cá nhân và cộng đồng. Nhìn chung, kiến trúc gắn bó với chất lượng cuộc sống và lối sống xã hội, góp phần đắc lực vào công việc giáo dục, nâng cao dân trí, văn hóa sống vì xã hội văn minh và trở thành kiến thức không thể thiếu được của mọi người. Kiến trúc vì thế là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo kiến trúc sư, họa sĩ và kỹ sư các ngành liên quan đến lĩnh vực xây dựng, tổ chức và làm đẹp môi trường sống.

Cuốn sách "Kiến trúc cơ sở phục vụ thiết kế nội, ngoại thất" trình bày những kiến thức cơ bản dành cho sinh viên các ngành nội, ngoại thất khoa mỹ thuật công nghiệp thuộc hệ chính quy và tại chức, được sử dụng giảng dạy từ nhiều năm nay tại Viện đại học mở Hà Nội, nay biên soạn lại đã có cải tiến, cập nhật, bổ sung để phù hợp với tình hình mới. Cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo tốt cho các kiến trúc sư trẻ và sinh viên kiến trúc các trường đại học.

Nội dung sách gồm bốn phần:

Phần I: Những khái niệm chung về kiến trúc (phần trọng tâm)

Phần II: Nhà ở (phục vụ thiết kế nội thất)

Phần III: Nhà công cộng (phục vụ thiết kế nội thất)

Phần IV: Tổ chức không gian mở ở đô thị (phục vụ thiết kế ngoại thất)

Để việc giảng dạy và nghiên cứu môn học hiệu quả cần nhiều hình minh họa kèm theo bài giảng nên tác giả đã cố gắng biên soạn theo tinh thần đó.

Cuốn sách được biên soạn làm tài liệu phục vụ giảng dạy cho thầy giáo và tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành mỹ thuật công nghiệp của Viện đại học Mở Hà Nội.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời nói đầu

3

PHẦN 1. NHŨNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KIẾN TRÚC

 

Chương 1. Phân biệt kiến trúc và xây dựng

 

1.1. Định nghĩa kiến trúc và ba yếu tố tạo thành kiến trúc

5

1.2. Các đặc điểm và yêu cầu của kiến trúc

8

1.3. Phân loại kiến trúc và phân cấp nhà dân dụng

23

1.4. Cơ sở pháp lý của thiết kế kiến trúc và xây dựng

30

Chương 2. Nội dung, phương pháp, trình tự và yêu cầu của thiết kế kiến trúc

 

2.1. Khái niệm về thiết kế kiến trúc

32

2.2. Nội dung nhiệm vụ của thiết kế công trình, phương pháp luận

 

trong thiết kế kiến trúc của kiến trúc sư

33

2.3. Những tài liệu căn cứ của kiến trúc

34

2.4. Trình tự thiết kế

37

Chương 3. Giải pháp kết cấu và cơ sở kinh tế kỹ thuật

 

3.1. Sườn chịu lực và các yêu cầu của nó

38

3.2. Sơ lược về các bộ phân cấu tạo của nhà và các yêu cầu cơ bản của chúng

45

3.3. Cách đánh giá kinh tế kỹ thuật các giải pháp kiến trúc - kết cấu

52

3.4. Cơ sở kỹ thuật - công nghệ tiên tiến của xây dựng - kiến trúc hiện đại

54

Chương 4. Các cơ sở công năng và văn hóa - nhân văn của thiết kế kiến trúc

63

4.1. Cơ sở công năng

64

4.2. Cơ sở văn hoá và truyền thống của thiết kế kiến trúc

83

Chương 5. Cơ sở thẩm mỹ nghệ thuật của sáng tác kiến trúc

87

5.1. Quan hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức trong kiến trúc

 

(tính giản dị trong sáng trong tổ hợp nghệ thuật)

87

5.2. Sức truyền cảm của kỹ thuật, kết cấu và vật liệu (vẻ đẹp cấu trúc hay kiến tạo)

89

5.3. Các quy luật tổ hợp không gian - hình khối và biện pháp tạo hài hòa trong tạo hình kiến trúc

101

5.4. Những quan điểm thẩm mỹ kiến trúc hiện đại

156

Chương 6. Khái quát quá trình phát triển các phong cách và trường phái kiến trúc.

 

6.1. Mục đích

163

6.2. Kiến trúc chế độ cộng đồng nguyên thủy

163

6.3. Kiến trúc thời đại nô lệ

164

6.4. Kiến trúc xã hội phong kiến

172

6.5. Kiến trúc xã hội tiền tư bản chủ nghĩa (trước 1880)

177

6.6. Các trào lưu kiến trúc cận đại tư bản chủ nghĩa giai đoạn phát ttiển (1880- cuối thế kỷ XX)

181

6.7. Kiến trúc nhóm Bauhaus với đóng góp mang tính quốc tế và

 

nền kiến trúc "hiện đại dân tộc" của một số quốc gia

200

6.8. Trào lưu "Hiện đại mới và Hi-tech đang và sẽ còn tỏa sáng trong thế kỷ XXI

208

PHẦN II. NHÀ Ở

 

Chương 1. Khái niệm chung về nhà ở - Sơ lược về lịch sử phát triển nhà ở

 

1.1. Khái niệm chung về nhà ở và đặc điểm kiến trúc nhà ở

212

1.2. Khái quát lịch sử phát triển của nhà ở và đặc điểm nhà ở trong từng giai đoạn

 

lịch sử nhân loại

213

Chương 2. Các cách phân loại nhà ở

 

2.1. Dựa vào tính chất công năng

215

2.2. Dựa trên độ cao (số tầng nhà)

217

2.3. Dựa trên các đối tượng phục vụ và ý nghĩa xã hội

221

Chương 3. Căn nhà hiện đại

 

3.1. Nội dung căn nhà và các bộ phận của nó                         .

222

3.2. Phân khu chức năng - tổ chức không gian mặt bằng - sơ đồ công năng của căn nhà

236

PHẦN III. NHÀ CÔNG CỘNG

 

Chương 1. Những khái niệm chung về nhà công cộng, các bộ phận của nhà công cộng

 

1.1. Phân loại và đặc điểm

246

1.2. Các bộ phận chủ yếu và yêu cầu thiết kế các bộ phận của nhà công cộng

251

Chương 2. Tổ hợp không gian - Kiến trúc nhà công cộng

 

2.1. Đặc điểm tổ chức không gian mặt bằng nhà công cộng

270

2.2. Giải pháp phân khu hợp nhóm phòng trong quy hoạch tổng mặt bằng

273

PHẦN IV. CẢNH QUAN VÀ KHÔNG GIAN MỞ ĐÔ THỊ .

 

Chương 1. Các khái niệm chung

 

1.1. Cảnh quan

278

1.2. Không gian mở

280

1.3. Phân loại và vai trò của không gian mở

282

1.4. Những bài học kinh nghiệm có thể đúc kết và vận dụng ở Việt Nam

284

1.5. Những cơ sở về hoạt động chức năng của không gian mở

285

Chương 2. Một số cơ sở khoa học trong tổ chức không gian mở

 

2.1. Những cơ sở thẩm mỹ trong tổ chức không gian mở ở phương Đông

289

2.2. Các yếu tố tổ thành của cảnh quan hay không gian mở và hiệu quả tổ hợp nghệ thuật

296

Chương 3. Một số kinh nghiệm tổ chức khu nghỉ ngơi giải trí trong

 

không gian xanh tại khu dân cư đô thị trên thế giới và ở Việt Nam

 

3.1. Các hình thức nghỉ ngơi, giải trí trong không gian xanh (vườn hoa công viên)

330

3.2. Kết luận chung

334

3.3. Nguyên tắc bố cục tổng thể không gian xanh trong các khu ở Việt Nam

334

3.4. Các yêu cầu cho việc tổ chức không gian vui chơi

335

3.5. Các nguyên tắc thiết kế chi tiết

336

3.6. Kết luận

337

3.7. Các đề xuất

338

Tài liệu tham khảo

341

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
1
Số lượng sách:
4980