Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Kiến trúc Đông Dương
4.5
1415
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảLê Minh Sơn
ISBN978-604-82-3852-0
ISBN điện tử978-604-82-4186-5
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2013
Danh mụcLê Minh Sơn
Số trang154
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Cuốn sách này được biên soạn trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học về kiến trúc thuộc địa đã được công bố ở Pháp cũng như ở Việt Nam, để đề cập đến một xu hướng kiến trúc, được thực hiện tại Hà Nội trong giai đoạn 1921 - 1937, mà như đầu đề của cuốn sách, chúng tôi đã tạm gọi là phong cách “kiến trúc Đông Dương”, điều này có khi cũng không quá nỗi hồ đồ, vì rằng Hà Nội đã từng được vinh danh làm thủ đô chính thức của toàn cõi Đông Dương (1902). Phong cách kiến trúc này được đánh dấu bởi một kiến trúc sư Pháp rất nổi tiếng Ernest Hébrard, ông là nhà quy hoạch, nhà khảo cổ học, đến Hà Nội sau khi đã được nổi danh ở những vùng lãnh thổ khác. Ông cũng là người có kinh nghiệm và hiểu biết rất tinh thông, tìm cách kết nối giữa các tiêu chuẩn, chuẩn mực kỹ thuật, hay trang trí của kiến trúc Pháp đương đại lúc bấy giờ với những kiểu kiến trúc và kỹ thuật truyền thống Việt Nam. Đó là những quan niệm thiết kế mà ông đã dành nhiều thời gian để phân tích trên cả hai phương diện là: nghệ thuật và chức năng.

Hy vọng thông qua cuốn sách này sẽ cung cấp cho độc giả là những nhà nghiên cứu, học viên cao học, sinh viên chuyên ngành kiến trúc nhiều thông tin bổ ích, đặc biệt giới thiệu lần đầu tiên một loạt các bản vẽ chuyên khảo công bố về các tòa nhà dân dụng được xây dựng tại Hà Nội trong những năm đầu thế kỷ XX. Ngoài ra việc biên soạn và xuất bản cuốn sách này cũng chính là một tập giáo trình chuyên khảo cho môn học Lý thuyết và lịch sử kiến trúc, thuộc Khoa kiến trúc - Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. 

Xem đầy đủ

MỤC LỤC

 Trang
Lời giới thiệu3
Lời cảm ơn5
I. KIẾN TRÚC CỦA NHỮNG BƯỚC ĐẦU THỜI KỲ THUỘC ĐỊA 7
1.1. Kiến trúc với những thay đổi đầu tiên 8
1.2. Những tòa nhà xây dựng theo phong cách nhập khẩu 14
1.3. Kiểu kiến trúc Chiết trung 20
1.4. Những nhà kiến trúc sư tài ba ở Đông Dương 24
1.5. Chính sách kết hợp của toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut 26
II. ERNEST HÉBRARD VÀ PHONG CÁCH KIẾN TRÚC  
     ĐÔNG DƯƠNG (1921-1937) 31
2.1. Ernest Michel Hébrard 32
2.2. Những hoạt động kiến trúc của Hébrard tại Đông Dương 38
2.2.1. Thiết kế các đồ án quy hoạch 39
2.2.2. Kiến trúc sư trưởng của Sở thanh tra xây dựng 40
2.3. Sự nghiên cứu phong cách kiến trúc Đông Dương 43
2.3.1. Khước từ sao chép vẻ đẹp ý nhị của bản xứ 44
2.3.2. Thuyết hợp thức cho khu vực47
2.4. Những sự hiểu nhầm của thế hệ sau Hébrard 48
III. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG CỦA ERNEST      
      HÉBRARD TẠI HÀ NỘI 52
3.1. Tòa nhà chính Trường Đại học Đông Dương 53
3.1.1. Lịch sử xây dựng 53
3.1.2. Mặt bằng - Mặt cắt 53
3.1.3. Mặt đứng 54
3.1.4. Họa tiết trang trí 68
3.2. Viện Pasteur Hà Nội 71
3.2.1. Lịch sử xây dựng 71
3.2.2. Mặt bằng tổng thể 71
3.2.3. Mặt bằng - Mặt cắt 71
3.2.4. Mặt đứng 72
3.2.5. Họa tiết trang trí 80
3.3. Sở Tài chính và Trước bạ Đông Dương         82
3.3.1. Lịch sử xây dựng 82
3.3.2. Mặt bằng tổng thể 82
3.3.3. Mặt bằng - mặt cắt 82
3.3.4. Mặt đứng 82
3.3.5. Họa tiết trang trí 89
3.4. Bảo tàng Viễn Đông Bác cổ - kết quả của những học thuyết Hébrard 90
3.4.1. Lịch sử xây dựng 91
3.4.2. Mặt bằng tổng thể 91
3.4.3. Mặt bằng 93
3.4.4. Mặt đứng - mặt cắt 93
3.4.5. Họa tiết trang trí 105
IV. MỘT SỐ BẢN VẼ QUÝ VỀ CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC 
      THUỘC ĐỊA PHÁP TẠI HÀ NỘI 108
4.1. Trại lính khố xanh 108
4.2. Ga Hà Nội 117
4.3. Nhà hát lớn thành phố Hà Nội 122
4.4. Trường Cao đẳng tiểu học nữ sinh Pháp 130
Tài liệu tham khảo 136
Danh mục hình ảnh minh họa 143

 

 

 

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4989