Tác giả | Phạm Đức Nguyên |
ISBN điện tử | 978-604-82-6071-2 |
Khổ sách | 19 x 27 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2021 |
Danh mục | Phạm Đức Nguyên |
Số trang | 142 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Giáo trình “ Kiến trúc khí hậu và chiếu sáng” được soạn sát với bài giảng của môn học cho ngành Kiến trúc của Viện Đại học Mở Hà Nội với thời lượng 45 tiết (30 tiết phần 1 + 15 tiết phần 2) giảng trên lớp, kèm theo một bài tập lớn cho sinh viên thực hiện tại nhà.
Giáo trình gồm hai phần chính, là:
Phần 1: Kiến trúc khí hậu – phần này trình bày những yếu tố cơ bản tạo ra đặc điểm khí hậu Việt Nam trên lãnh thổ kéo dài 15 vĩ độ (Chương 1), đồng thời giới thiệu những kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu trong công trình – Vi khí hậu – tới con người, cơ sở tạo ra “Tiện nghi nhiệt” của con người khi hoạt động trong các không gian trong nhà (Chương 2).
Nội dung chính của phần 1 là trình bày và yêu cầu thực hành thành thạo các giải pháp thiết kế kiến trúc cơ bản để công trình thích ứng nhiều nhất với khí hậu nhiệt đới ẩm, có gió mùa Việt Nam, lợi dụng được nhiều nhất những thuận lợi và giảm thiểu bất lợi của khí hậu, giảm sử dụng năng lượng hóa thạch mà tạo được môi trường vệ sinh và sức khỏe trong công trình. Các giải pháp cơ bản là: Cách nhiệt cho vỏ nhà (chương 3), Thiết kế che nắng (Chương 4), thông gió tự nhiên (Chương 5) và kiến trúc cảnh quan và chống hiệu ứng đảo nhiệt đô thị (Chương 6).
Phần 2: Chiếu sáng tự nhiên trong kiến trúc – trình bày những cơ sở khoa học trong thiết kế ánh sáng và khí hậu ánh sáng Việt nam (Chương 7). Chương 8 giới thiệu các phương pháp thiết kế sử dụng ánh sáng tự nhiên – ánh sáng ban ngày – được khuyến nghị áp dụng trên thế giới. Từ đó, giới thiệu các giải pháp kiến trúc để thiết kế công trình sử dụng được nhiều nhất ánh sáng tự nhiên – một ưu thế của thiên nhiên vùng nhiệt đới.
Trong giáo trình có giới thiệu và phân tích một số công trình trong nước và thế giới đã thực hiện tốt các giải pháp đã giới thiệu, giúp sinh viên nắm vững và thực hành trong Bài tập lớn môn học, cũng như để áp dụng sáng tạo khi hành nghề thiết kế sau này.
Lời giới thiệu
Các ký hiệu và chữ viết tắt sử dụng trong sách
Phần 1. Kiến trúc khí hậu
Chương 1. Khái quát về khí hậu Việt Nam và thế giới
Chương 2. Vi khí hậu và con người
2.1. Vi khí hậu phòng
2.2. Phản ứng của con người đối với khí hậu
2.3. Đánh giá vi kí hậu
2.4. Phân tích sinh khí hậu ngoài nhà
2.5. Tổng quan về phương pháp thiết kế kiến trúc thich ứng với khí hậu Việt Nam
Chương 3. Truyền nhiệt qua vỏ công trình
3.1. Khái niệm cơ bản về truyền nhiệt
3.2. Truyền nhiệt ổn định qua vỏ công trình
3.3. Truyền nhiệt qua vỏ công trình trong mùa nóng
Chương 4. Che nắng cho vỏ công trình và cho phòng
4.1. Xác định bóng của công trình
4.2. Thiết kế cấu tạo che nắng
Chương 5. Thông gió tự nhiên trong khu nhà và trong phòng
5.1. Vai trò Thông gió tự nhiên trong xây dựng Việt Nam
5.2. Sự hình thành Thông gió tự nhiên
5.3. Thông gió tự nhiên trong nhà dân dụng
5.4. Ảnh hưởng quy hoạch công trình đến TGTN
5.5. TGTN trong nhà công nghiệp
Chương 6. Kiến trúc cảnh quan và giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị
6.1. Cây xanh, mặt nước và môi trường đô thị
6.2. Cây xanh và hiệu ứng đảo nhiệt đô thị
Phần 2. Chiếu sáng tự nhiên các công trình kiến trúc
Chương 7. Các khái niệm cơ bản
7.1. Ánh sáng, màu sắc
7.2. Mắt người và sự cảm thụ ánh sáng, màu sắc
7.3. Các đơn vị cơ bản
7.4. Tiện nghi nhìn
Chương 8. Thiết kế chiếu sáng tự nhiên
8.1. Nguồn sáng tự nhiên và mô hình bầu trời thiết kế CSTN
8.2. Cơ sở thiết kế CSTN
8.3. Yêu cầu thiết kế CSTN
8.4. Tính toán CSTN
8.5. Chiếu sáng có hiệu quả năng lượng
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Tài liệu tham khảo