Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Kiến trúc và hiện tượng cộng sinh văn hóa
4.5
3093
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảLê Thanh Sơn
ISBN978-604-82-3113-2
ISBN điện tử978-604-82-3559-8
Khổ sách17x24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcLê Thanh Sơn
Số trang190
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Văn hoá có một vị thế rất quan trọng trong lịch sử sinh tồn và phát triển của loài người. Sự tiến bộ của các nền văn minh đạt được cho đến nay không phải bằng con đường “bế quan tỏa cảng” hay “phát triển tự túc”… mà là thông qua những quá trình phức tạp của trao đổi (tiếp nhận và biến đổi) giữa các nền văn hóa vốn rất khác nhau.

Cuốn sách “ Biểu tượng và không gian kiến trúc đô thị” là khảo cứu về một trong các phổ tục văn hóa: “Kiến trúc”, nhưng không phải là kiến trúc chỉ được hiểu theo cái nghĩa là một sáng tác nghệ thuật, hay một khoa học, hay vừa là khoa học và vừa là nghệ thuật.

Cộng sinh (symbiosis) là một khái niệm của ngành sinh học, được nhà kiến trúc tài danh Nhật Bản là Kisho Kurokawa vay mượn để vận dụng vào những chủ thuyết nghiên cứu của ông, cho thấy khía cạnh then chốt của Chủ thuyết Cộng sinh (Symbiosism) có sự dung hợp, hòa trộn và tương đồng với những tôn giáo và triết học quan trọng nhất của phương Đông như Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo với tín ngưỡng Thần đạo (Shinto) của Nhật Bản.

Những nghiên cứu của tác giả đã vượt ra ngoài những khuôn khổ hạn hẹp, ở đó xem kiến trúc chỉ như là những hình thức hay phong cách. Từ quan điểm về Tam nguyên Kiến trúc của K. Tange và từ Both - And (cái này vừa là cái khác) của Robert Venturi, tác giả phát triển khái niệm về Kiến Trúc của sự Cộng Sinh (The Architecture of Symbiosis) của Kurokawa để đưa ra khái niệm Cộng sinh văn hóa (Cultural symbiosis), là việc bàn về sự xâm nhập, sự chung sống, sự cùng tồn tại giữa các yếu tố của các nền văn hóa khác nhau. Vì rằng, sự cộng sinh văn hóa khác với sự cộng sinh trong giới tự nhiên ở chỗ đó là sự chọn lựa của con người một cách có ý thức, cho dù sự “chọn lựa” đó là do bị trói buộc hay tự nguyện.

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời nói đầu

3

Phần 1. Hiện tượng cộng sinh

5

Phần 2. Hiện tượng cộng sinh trong quá trình giao lưu văn hóa

15

2.1. Giao lưu văn hóa trong lịch sử nhân loại

15

2.2. Sự hình thành các “trung tâm cộng sinh” văn hóa

17

2.3. Tính cộng sinh của văn hóa - tư tưởng Việt Nam

21

2.4. Nội sinh và ngoại sinh trong quá trình giao lưu văn hóa 
       của kiến trúc

30

Phần 3. Chủ thuyết cộng sinh trong kiến trúc của Kisho Kurokawa

36

3.1. Tam nguyên kiến trúc theo Kenzo Tange

36

3.2. Hệ thống Non - Bourbakian và tính cộng sinh văn hóa

45

3.3. K. Kurokawa và chủ thuyết cộng sinh văn hóa

49

Phần 4. Bản chất cộng sinh văn hóa của kiến trúc

70

4.1. Kiến trúc là vật thể văn hóa vật chất và văn hóa phi vật chất

71

4.2. Sự lấn át của văn hóa vật chất đối với văn hóa phi vật chất 
       trong truyền bá kiến trúc

80

4.3. Ba “vật thể” cộng sinh trong kiến trúc

97

4.4. Cộng sinh của ba thực thể trong kiến trúc - trường hợp 
       của kiến trúc Việt Nam

103

Phần 5. Sự chuyển hướng của kiến trúc đương đại

140

5.1. Các nghiên cứu & chủ thuyết liên quan đến hiện tượng 
       cộng sinh văn hóa trong kiến trúc

141

5.2. Từ nguyên tắc cơ khí đến nguyên tắc của đời sống

149

5.2.1. Văn hóa hiển thị và văn hóa phi hiển thị

149

5.2.2. Tính bất quy tắc của nghệ thuật

153

5.2.3. Kiến trúc hướng về những nguyên tắc của đời sống

155

5.3. Những nguyên lý và đặc điểm cộng sinh của kiến trúc 
        Nhật Bản đương đại

159

Phần 6. Kết luận

165

CHÚ THÍCH THUẬT NGỮ SỬ DỤNG

169

TÀI LIỆU THAM KHẢO

173

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4980