Tác giả | Trần Hùng |
ISBN điện tử | 978-604-82-6283-9 |
Khổ sách | 17 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2003 |
Danh mục | Trần Hùng |
Số trang | 206 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Xuất phát từ đặc trưng kinh tế, chính trị văn hoá của Hà Nội cũng như thị hiếu và khuynh hướng thẩm mỹ của người Hà Nội thời kỳ cận và hiện đại, các tác giả đã bước đầu tìm ra những đặc điểm kiến trúc của thành phố trong 100 năm qua. Đây là việc nghiên cứu thực sự công phu dựa trên những hiểu biết sâu sắc và thấu đáo cũng như những tư liệu điều tra điền dã phong phú, tập sách đã cống hiến cho bạn đọc một cái nhìn tổng quát về sự biến thiên của quá trình đô thị hoá trên địa bàn Hà Nội, từ phạm trù cổ truyền sang phạm trù hiện đại.
Song theo chúng tôi, phần thành công cơ bản của tập sách chính là những nhận định có tính chất tổng kết, quy nạp nâng lên thành lý luận về tính cách người Hà Nội. Thông qua việc nghiên cứu về sự phát triển quy hoạch đô thị vùng Hà Nội và hình ảnh kiến trúc nội, ngoại thất những ngôi nhà ở Hà Nội trong 100 năm trở lại đây, các tác giả đã phác thảo được những nét đặc trưng nhất về suy nghĩ, sở thích, lối sống của người Hà Nội theo những quan niệm và tiêu chí của chuyên ngành kiến trúc.
Ngoài ra, tập sách còn có những kiến nghị về định hướng sáng tác kiến trúc cũng như xây dựng ở Hà Nội, như vậy cũng là thể hiện điều mà Pháp lệnh thủ đô Hà Nội (do Quốc hội ban hành ngày 28-01-2000) đã chỉ ra trong khi nói về mục tiêu phát triển thủ đô: "Xây dựng con người thủ đô văn minh, thanh lịch biểu hiện cho trí tuệ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc".
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Phần I | |
NHŨNG HÌNH ẢNH KIẾN TRÚC VÀ NGƯỜI HÀ NỘI | |
1. Khái quát về Hà Nội và người Hà Nội | 7 |
2. Một số đặc điểm kiến trúc và người Hà Nội qua các thời kỳ | 11 |
3. Người Hà Nội với kiến trúc nhà chung cư (1955 - 1985) | 18 |
4. Người Hà Nội ở làng kiến trúc phong cảnh Võng Thị | 23 |
5. Người Hà Nội với kiến trúc chung cư được đổi mới | 26 |
6. Một tâm huyết gắn với kiến trúc Hà Nội: kiến trúc sư Tạ Mỹ Duật | 29 |
7. Người Hà Nội với di sản "khu phố cổ" | 36 |
8. Các nhà văn hóa viết về Hà Nội và người Hà Nội | 50 |
9. Báo hiệu một trào lưu kiến trúc dân gian mới ở Hà Nội | 83 |
10. Quy hoạch đô thị và sự tham gia của cộng đồng | 86 |
11. Hình ảnh minh họa | 94 |
Phần II | |
KIẾN TRÚC THĂNG LONG - HÀ NỘI QUA CÁC THỜI KỲ | |
A. Một số dấu tích của thời kỳ tiền Thăng Long | 107 |
B. Kiến trúc Thăng Long thời kỳ phong kiến | 110 |
1. Định đô Thăng Long và diện mạo kiến trúc ban đầu | 110 |
2. Kiến trúc Thăng Long thời Lý, Trần, Lê Sơ | 111 |
3. Kiến trúc Thăng Long từ thế kỷ XVI đến nửa đầu XIX | 115 |
4. Kiến trúc Thăng Long Hà Nội thế kỷ XIX (thời Nguyễn) | 119 |
c. Kiến trúc Hà Nội thời Pháp thuộc (từ nửa sau thế kỷ XIX đến 1954) | 133 |
1. Khái quát quá trình phát triển của Hà Nội thời thực dân | 133 |
2. Kiến trúc Hà Nội thời kỳ 1920 - 1945 | 138 |
3. Các công trình kiến trúc chủ yếu | 142 |
D. Kiến trúc Hà Nội sau 1954 | 157 |
1. Thời kỳ 1955 - 1965 | 157 |
2. Thời kỳ 1966 đến ngày thống nhất đất nước | 165 |
3. Thời kỳ sau ngày thống nhất đất nước | 169 |
E. Quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2020 | 171 |