Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Kinh đô Rồng - Từ truyền thống thượng võ đến chủ nghĩa anh hùng
4.5
102
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Khắc Phục
ISBN978-604-55-4761-8
ISBN điện tử978-604-355-071-9
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2019
Danh mụcNguyễn Khắc Phục
Số trang605
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Nói đến văn hiến Thăng Long, một trong những truyền thống mà chúng ta không thể không nhắc đến là truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. Đối với dân tộc Việt Nam nói chung và người dân Thủ đô nói riêng, tình cảm yêu nước không phải là một tình cảm tự nhiên, nó là một sản phẩm của lịch sử, được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc. Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta là lịch sử đấu tranh giành độc lập và bảo vệ chủ quyền đất nước. Bởi vậy, truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng dân tộc đã ngấm sâu vào tư tưởng, tình cảm của người dân Việt qua nhiều thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác, cho dù chúng luôn vượt trội ta về nhiều mặt. Chúng ta thắng không chỉ ở lòng dũng cảm, sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu mà còn ở tinh thần thượng võ, lối sống khí phách và trên tất cả là chủ nghĩa anh hùng mang đậm sắc màu văn hóa dân tộc. Sức mạnh văn hóa dân tộc Việt là điểm tựa, là mục tiêu, là động lực để’ nước ta trường tồn mãi mãi mà điểm hội tụ, kết tinh và tỏa sáng là Thăng Long - Hà Nội.

Những nội dung đề cập trên đều được thể hiện khá rõ nét trong cuốn sách “Kinh đô Rồng - Từ truyền thống thượng võ đến chủ nghĩa anh hùng” do cố nhà văn Nguyễn Khắc Phục và nhà thơ Bằng Việt biên soạn. Với nguồn tư liệu phong phú cùng cách viết mạch lạc, khúc triết, cuốn sách đã tổng kết truyền thống thượng võ từ thời cổ đại đến nay, đồng thời phác họa mối quan hệ nhân quả giữa tinh thần thượng võ với chủ nghĩa anh hùng. Ngoài Lời nhà xuất bản, Lời dẫn và Vĩ thanh, cuốn sách được bố cục với 4 phần, 16 chương:

Phần I: Truyền thống thượng võ Thăng Long - Hà Nội: Gồm 4 chương (từ chương 1 đến chương 4) nêu khái quát về nguồn gốc hình thành người Việt cổ, khát vọng độc lập, tự chủ qua nghìn năm Bắc thuộc, từ đó toát lên tinh thần thượng võ trong đời sống chiến đấu, trong văn hóa tín ngưỡng, nêu cao bản lĩnh, sức sống của người Việt cổ nói chung và người Hà Nội thời sơ sử nói riêng.

Phần II: Nền võ học cổ truyền trên đất Thăng Long - Hội tụ và lan tỏa: Phần này gồm 5 chương (từ chương 5 đến chương 9) viết về truyền thống võ học Việt Nam, một nền võ học trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử từ thuở sơ khai đến thời kỳ phát triển nở rộ có hệ thống, có lớp lang và môn phái rõ ràng.

Phấn III: Những võ công hiển hách từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX: Gồm 4 chương (từ chương 10 đến chương 13) nói về những chiến công oanh liệt của dân tộc ta thời trung đại.

Phấn IV: Hà Nội - Thủ đô Anh hùng, thành phố vì hòa bình: Gồm 3 chương (từ chương 14 đến chương 16) nêu cao truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, khí phách Thăng Long - Hà Nội trong thời đại Hồ Chí Minh.

Với vị thế trung tâm của mình, Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ và lan tỏa các giá trị tinh hoa của dân tộc. Có những sự kiện, những nhân vật tưởng chừng không liên quan đến Thăng Long - Hà Nội, nhưng nó lại là tiền đề, là cơ sở cho những truyền thống tốt đẹp của mảnh đất ngàn năm. Những truyền thống ấy rất cần được kế thừa và phát huy, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ ngày nay nhằm nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa cốt lõi của Thăng Long - Hà Nội, của dân tộc trong thời đại mới.

Xem đầy đủ
MỤC LỤC
Lời Nhà xuất bản          5
Thưa cùng bạn đọc (Thay lời dẫn)          7

Phần I

TRUYỀN THỐNG THƯỢNG VÕ THĂNG LONG - HÀ NỘI

 
Chương 1: SƠ LƯỢC VÊ NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ 
1. Những suy đoán mới nhất về nguồn gốc dân tộc Việt thời tiền sử dẫn tới sự hình thành nền văn minh Việt cổ            19
2. Vùng đất Hà Nội cổ, cái nôi hình thành nên vị thế con người Hà Nội từ xưa23
3. Tinh thần thượng võ, bản lĩnh và sức sống của người Hà Nội thời sơ sử31
4. Sự hình thành các nhà nước đầu tiên: Văn Lang và Âu Lạc      37
Chương 2: NHỮNG NHÂN VẬT HUYỀN THOẠI TỪ BUỔI BÌNH MINH CỦA DÂN TỘC 
1. Cuộc kỳ ngộ giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ   49
2. Phù Đổng Thiên Vương         52
3. Lý Ông Trọng           56
4. Cao Lỗ với Thục An Dương Vương   59
Chương 3: TỪ TRUYỀN THỐNG THƯỢNG VO ĐEN KHAT VỌNG ĐỘC LẬP,TỰ CHỦ QUA NGHÌN NĂM BẮC THUỘC 
1. Hai Bà Trưng 71
2. Lý Nam Đế và Nhà nước Vạn Xuân   81
3. Dạ Trạch Vương Triệu Quang Phục - vị “Vua du kích” đầu tiên trong lịch sử nước ta         84
4. Mai Thúc Loan xưng đế         88
5. Bố Cái Đại vương Phùng Hưng          90
6. Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo cùng chính sách ngoại giao mềm dẻo       95
Chương 4: TRUYỀN THỐNG THƯỢNG VÕ TRONH HÀNH TRÌNH VĂN HÓA, TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ 
1. Tư duy thần thoại hồn nhiên nhưng chủ động và tự tin trong nhận thức về thiên nhiên và vũ trụ của người Việt cổ   98
2. Từ khái niệm Đất - Trời, Đất - Nước đến mầm mống đầu tiên của lòng yêu nước và ý thức dân tộc. Từ tư duy cụ thể đến tư duy khái quát..101

3. Tín ngưỡng của người Việt cổ’ và cội nguồn của niềm tự hào

“Con Rồng cháu Tiên”  

103
4. Đường vào đất Việt của các tôn giáo lớn ở phương Đông         107
5. Phật, Lão, Nho và Tam giáo đồng nguyên       115

Phần II

NỀN VÕ HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN ĐẤT THĂNG LŨNG - HỘI TỤ VÀ LAN TỎA

 
Chương 5: NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH NỀN VÕ HỌC DÂN TỘC 
1. Những tiền đề về lịch sử        125
2. Những nền tảng về văn hóa    130
3. Những đặc điểm về hình thái xã hội    135
Chương 6: VÕ HỌC DÂN TỘC QUA NHỮNG THĂNG TRẦM 
1. Nguồn gốc sơ khai139
2. Giai đoạn định hình và phát triển        142
3. Giai đoạn nâng cao và hoàn thiện       147
4. Giai đoạn suy yếu và phân tán            156
5. Giai đoạn phục hưng và hội nhập       161
6. Vovinam - môn võ xuất xứ từ Thủ đô Hà Nội, được phục hồi và phát triển166
Chương 7: HỆ THỐNG VÕ HỌC VIỆT NAM 
1. Các hệ phái võ thuật trong võ học Việt Nam hiện nay  170
2. Võ lý vận dụng triệt để học thuyết “Âm - Dương ngũ hành”    180
3. Sự hiện diện của triết học cổ điển phương Đông trong hệ thống võ học 184
4. Những luận thuyết, tiêu thức, bí quyết của võ cổ’ truyền Việt Nam       188
5. Quyền thuật trong võ cổ’ truyền Việt Nam      194
6. Võ thuật có sử dụng binh khí 204
Chương 8: VẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM 
1. Đấu vật - Trò chơi thể thao hay môn võ thuật cổ’ truyền?        232
2. Kỹ thuật luyện đấu vật cổ’ xưa. Nghi thức. Mảng miếng. Lệ luật         234
3. Các giải vật   240
4. Giai thoại và thơ ca về vật cổ’ truyền 241
Chương 9: VÕ CỬ - VÕ LỄ - VÕ ĐẠO - VÕ NHẠC - VÕ PHỤC - Y VÕ 
1. Chế độ thi cử và tuyển trạch võ sinh (võ cử) ở nước ta 245
2. Khái niệm và nội dung cơ bản của võ lễ          279
3. Khái niệm và nội dung cơ bản của võ đạo       284
4. Khái niệm và nội dung cơ bản của võ nhạc     291
5. Khái niệm và nội dung cơ bản của võ phục     297
6. Đại cương về y võ và các phương pháp, liệu pháp chủ trị của y võ        301

Phần III

NHỮNG VÕ CÔNG HIỂN HÁCH TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XIX

 
Chương 10: ĐÁNH TAN QUÂN NAM HÁN, DẸP YÊN QUÂN TỐNG 
1. Ngô Quyền và võ công vang dội trên sông Bạch Đằng 327
2. Chuyện Lê Hoàn lên ngôi, dẹp tan quân Tống 333
3. Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long   339
4. Lý Thường Kiệt với kế sách “Tiên phát chế nhân”      344
Chương 11: BA LẦN ĐANH TAN QUÂN MÔNG - NGUYÊN 
1. Hoàn cảnh trước cuộc chiến giữa ta và địch    354
2. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ (1258)    356
3. Phá tan đại quân xâm lược Mông - Nguyên trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285)         366
4. Cuộc kháng chiến lần thứ ba - “Thảm họa định mệnh” dành cho quân xâm lược trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử (1288)    374
5. Các vị vua và các tướng lĩnh có công lớn dẹp giặc Mông - Nguyên      380
Chương 12: MƯỜI NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MINH 
1. Khúc chính biến của Hồ Quý Ly dẫn đến sự đô hộ của nhà Minh         415
2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng Lê Lợi  417
3. Hội thề Đông Quan   425
4. Đại cáo bình Ngô, bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc 429
5. Các anh hùng, hào kiệt có công lớn trong công cuộc bình định quân Minh441
Chương 13: CHIẾN DỊCH THẦN TỐC ĐẠI PHÁ QUÂN THANH 
1. Vị anh hùng “áo vải cờ đào” trong “Tây Sơn tam kiệt” 452
2. Quân Thanh xâm chiếm Thăng Long  455
3. “Đánh cho chúng biết: nước Nam anh hùng là có chủ” 459
4. Các trận đánh thần tốc ở Hà Hồi, Đống Đa, Ngọc Hồi và giải phóng hoàn toàn Thăng Long           462
5. Các mưu sĩ, tướng lĩnh kiệt xuất có công lớn dẹp tan quân xâm lược nhà Thanh   470

Phần IV

HÀ NỘI - THỦ ĐÔ ANH HÙNG, THÀNH PHỐ VÌ HÒA BÌNH

 
Chương 14: KHÍ TIẾT CÁC BẬC TIÊN LIỆT QUA 80 NĂM CHỐNG PHÁP 
1. Phong trào Cần vương và tác động ở các tỉnh miền Bắc và Hà Nội478
2. Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu, hai vị chủ soái tử tiết khi giữ thành Hà Nội       482
3. Khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám      489
4. Đông kinh nghĩa thục 491
5. Vụ “Hà Thành đầu độc” và khí thế chống Pháp ở Hà Nội         496
6. Nguyễn Thái Học và cuộc khởi nghĩa Yên Bái 499
Chương 15: KHÍ PHÁCH THĂNG LONG - HÀ NỘI TRONG THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH 
1. Cách mạng tháng Tám 1945 và Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945  509
2. Toàn quốc kháng chiến ở Thủ đô        519
3. Quá trình hình thành Trung đoàn Thủ đô. Một số cán bộ, chiến sĩ tiêu biểu trong Toàn quốc kháng chiến ở Thủ đô   525
4. Chiến dịch Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”           531
5. Các gương anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ  544
Chương 16: TỪ ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐẾN “HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”, TỪ TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG ĐẾN THÀNH PHỐ VÌ HÒA BÌNH 
1. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ và Chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam    548
2. Cuộc Chiến tranh phá hoại lần thứ hai - “Điện Biên Phủ trên không” ..555
3. Những anh hùng thời chống Mỹ của Thủ đô Hà Nội    570
4. “Thủ đô Anh hùng” - một nghìn năm lập đô và những kỳ tích thời đổi mới577
Vĩ thanh            586
Tài liệu tham khảo         594
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4979