Tác giả | Đặng Thế Hiến |
ISBN | 978-604-82-2714-2 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3560-4 |
Khổ sách | 19x27 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2019 |
Danh mục | Đặng Thế Hiến |
Số trang | 188 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, từ chỗ nguồn cung không đủ cầu, phải nhập khẩu đến nay Việt Nam đã vươn lên là nước xuất khẩu một số chủng loại vật liệu xây dựng hàng đầu khu vực. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không chỉ tạo ra nhiều chủng loại vật liệu xây dựng có chất lượng, khối lượng lớn, đảm bảo cơ bản mọi nhu cầu xây dựng trong nước mà còn đóng góp phần vào sức tăng trưởng của nền kinh tế. Với sự phát triển của nền kinh tế gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành công nghiệp xây dựng sẽ có những phát triển vượt bậc, kéo theo đó là sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Những tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng sẽ được các doanh nghiệp ứng dụng vào sản xuất, tạo ra những vật liệu xây dựng mới tốt hơn, bền hơn, đẹp hơn và hiệu quả kinh tế hơn.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, chúng ta cần xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về kinh tế trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng toàn cầu hóa. Nhận thức được điều đó, chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu xây dựng của các trường đại học đều đưa học phần kinh tế Công nghiệp Vật liệu xây dựng vào giảng dạy nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản, khoa học và chính xác về kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
Để giải quyết được vấn đề trên, nhóm tác giả đã biên soạn cuốn sách tham khảo “Kinh tế công nghiệp vật liệu xây dựng”, giúp cho người đọc có góc nhìn khoa học, trực quan về các vấn đề như: Yếu tố kinh tế và đặc điểm của công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; quản lý Nhà nước về kinh tế đối với công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; sản phẩm vật liệu xây dựng và đánh giá hiệu quả của vật liệu kết cấu xây dựng thay thế; nguyên nhiên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng và phân bố sản xuất vật liệu, kết cấu xây dựng; vốn sản xuất kinh doanh và lao động, tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Cuốn sách cung cấp cho độc giả một tài liệu tham khảo có giá trị, phục vụ cho công tác đào tạo tại các trường Đại học cũng như làm sáng tỏ cơ sở lý luận về kinh tế trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, phục vụ cho những nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế công nghiệp vật liệu xây dựng.
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG | |
1.1. Vai trò của sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) trong nền kinh tế quốc dân | 5 |
1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất vật liệu xây dựng | 6 |
1.3. Khái lược về sự phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng | 6 |
1.3.1. Sự phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung | 6 |
1.3.2. Sự phát triển sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam | 7 |
1.3.3. Phương hướng phát triển ngành vật liệu xây dựng | 9 |
1.4. Một số vấn đề về kinh tế của công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng | 10 |
1.4.1. Khái niệm về công nghệ và các yếu tố hình thành công nghệ | 10 |
1.4.2. Khái niệm về đổi mới công nghệ và các phương thức đổi mới | |
công nghệ | 11 |
1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ công nghệ trong sản xuất | |
vật liệu xây dựng | 12 |
1.4.4. Phương pháp lựa chọn giải pháp công nghệ | 14 |
1.4.5. Phương hướng đổi mới công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng | 17 |
1.4.6. Chuyển giao công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng | 18 |
1.5. Câu hỏi ôn tập chương 1 | 19 |
Chương 2: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ ĐỐI VỚI SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG | 20 |
2.1. Sự cần thiết khách quan của quản lý Nhà nước về kinh tế đối với sản xuất vật liệu xây dựng | |
20 | |
2.1.1. Thực chất của quản lý Nhà nước về kinh tế | 20 |
2.1.2. Sự cần thiết khách quan của công tác quản lý Nhà nước | 20 |
2.1.3. Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế đối với sản xuất vật liệu | |
xây dựng | 21 |
2.1.4. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước về kinh tế đối với sản xuất vật liệu xây dựng | |
21 | |
2.1.5. Hệ thống công cụ của quản lý Nhà nước đối với sản xuất vật liệu | |
xây dựng | 22 |
2.1.6. Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước và hướng đổi mới quản lý Nhà nước | 24 |
2.2. Nội dung về quản lý vật liệu xây dựng | 25 |
2.2.1. Một số quy định chung | 25 |
2.2.2. Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng | 26 |
2.2.3. Quy hoạch chung phát triển vật liệu xây dựng | 27 |
2.2.4. Quy họach phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu | 30 |
2.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng | 32 |
2.3.1. Điều kiện hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng | 32 |
2.3.2. Điều kiện về chất lượng đối với sản phẩm vật liệu xây dựng đưa ra thị trường | |
33 | |
2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng | |
33 | |
2.3.4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng | |
34 | |
2.3.5. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng | 35 |
2.4. Câu hỏi ôn tập chương 2 | 36 |
Chương 3: ĐẦU TƯ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRONG CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG | |
3.1. Một số vấn đề về đầu tư và dự án đầu tư trong sản xuất vật liệu xây dựng | |
37 | |
3.1.1. Khái niệm và phân loại đầu tư | 37 |
3.1.2. Dự án đầu tư xây dựng | 39 |
3.2. Đánh giá hiệu quả của đầu tư trong sản xuất vật liệu xây dựng | 43 |
3.2.1. Khái niệm và phân loại hiệu quả đầu tư | 43 |
3.2.2. Quan điểm đánh giá đầu tư | 44 |
3.2.3. Mục tiêu đầu tư | 44 |
3.2.4. Một số nguyên tắc chủ yếu khi phân tích, lựa chọn phương án đầu tư | 45 |
3.2.5. Một số vấn đề liên quan đến phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư | 46 |
3.2.6. Phương pháp xác định tuổi thọ và thời kỳ tính toán so sánh của các phương án đầu tư | |
55 | |
3.2.7. Các phương pháp đánh giá các phương án kỹ thuật trong đầu tư | |
sản xuất vật liệu xây dựng về mặt kinh tế | 57 |
3.2.8. Phân tích tài chính dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng | 64 |
3.2.9. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư | 85 |
3.3. Các bước tính toán so sánh, đánh giá các phương án đầu tư | 90 |
3.3.1. Xác định số lượng các phương án có thể đưa vào so sánh | 91 |
3.3.2. Xác định thời kỳ tính toán của phương án đầu tư | 91 |
3.3.3. Tính toán các chỉ tiêu thu, chi và hiệu số thu chi của dòng tiền tệ của các phương án qua các năm | 92 |
3.3.4. Xác định giá trị tương đương của tiền tệ theo thời gian | 92 |
3.3.5. Lựa chọn loại chỉ tiêu được dùng làm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp | 92 |
3.3.6. Xác định tính hiệu quả (hay tính đáng giá) của mỗi phương án bị đưa vào so sánh | |
92 | |
3.3.7. So sánh các phương án theo chỉ tiêu hiệu quả đã lựa chọn | 93 |
3.3.8. Phân tích độ nhạy, độ an toàn và mức tin cậy của phương án | 93 |
3.3.9. Lựa chọn phương án tốt nhất có tính đến độ an toàn và tin cậy của kết quả tính toán | |
93 | |
3.4. Câu hỏi ôn tập chương 3 | 93 |
Chương 4: SẢN PHẨM VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VẬT LIỆU KẾT CẤU XÂY DỰNG THAY THẾ | |
4.1. Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng | 96 |
4.1.1. Khái niệm và thuộc tính của sản phẩm vật liệu xây dựng | 96 |
4.1.2. Phân loại sản phẩm vật liệu xây dựng | 97 |
4.1.3. Lựa chọn sản phẩm cho sản xuất của doanh nghiệp vật liệu xây dựng | 98 |
4.1.4. Đa dạng hóa sản phẩm | 100 |
4.2. Đánh giá hiệu quả của vật liệu kết cấu xây dựng thay thế (VLKCXDTT) | 101 |
4.2.1. Khái niệm và phân loại hiệu quả của VLKCXDTT | 101 |
4.2.2. Các phương pháp so sánh hiệu quả cho VLKCXDTT | 105 |
4.3. Phương pháp so sánh hiệu quả của vlkcxdtt theo các góc độ lợi ích | 106 |
4.3.1. So sánh hiệu quả của VLKCXDTT theo lợi ích của nhà sản xuất vật liệu xây dựng | |
106 | |
4.3.2. Tính toán so sánh hiệu quả kinh tế của VLKCXDTT theo góc độ | |
lợi ích của chủ đầu tư có công trình xây dựng | 110 |
4.3.3. Tính toán so sánh hiệu quả kinh tế của VLKCXDTT theo góc độ | |
lợi ích của Nhà nước và cộng đồng | 114 |
4.4. Câu hỏi ôn tập chương 4 | 116 |
Chương 5: NGUYÊN NHIÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ PHÂN BỐ SẢN XUẤT VẬT LIỆU, KẾT CẤU XÂY DỰNG | |
5.1. Nguyên vật liệu, nhiên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng | 117 |
5.1.1. Khái niệm, vai trò, phân loại nguyên vật liệu | 117 |
5.1.2. Tầm quan trọng và biện pháp sử dụng | 118 |
5.1.3. Làm giàu nguyên vật liệu ban đầu và hiệu quả kinh tế của việc làm giàu | |
119 | |
5.1.4. Sử dụng thải phẩm của các ngành công nghiệp khác để sản xuất vật liệu xây dựng | |
120 | |
5.1.5. Nhiên liệu, năng lượng để sử dụng cho sản xuất vật liệu xây dựng | 121 |
5.2. Phân bố sản xuất vật liệu kết cấu xây dựng | 122 |
5.2.1. Ý nghĩa và nguyên tắc phân bố hợp lý sản xuất vật liệu kết cấu xây dựng | 122 |
5.2.2. Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến phân bố sản xuất vật liệu kết cấu xây dựng | |
123 | |
5.2.3. Hình thức phân bố và trình tự tính toán kho phân bố sản xuất vật liệu xây dựng | |
124 | |
5.2.4. Lựa chọn địa điểm xây dựng doanh nghiệp sản xuất vật liệu kết cấu xây dựng | |
125 | |
5.3. Câu hỏi ôn tập chương 5 | 126 |
Chương 6: VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG | |
6.1. Một số vấn đề về vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng | |
127 | |
6.1.1. Khái niệm, đặc trưng, phân loại vốn sản xuất kinh doanh | 127 |
6.1.2. Đặc trưng cơ bản của vốn sản xuất kinh doanh | 128 |
6.2. Vốn cố định trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng | 128 |
6.2.1. Khái niệm, phân loại tài sản cố định | 128 |
6.2.2. Hao mòn tài sản cố định | 131 |
6.2.3. Đánh giá tài sản cố định | 133 |
6.2.4. Khấu hao tài sản cố định | 137 |
6.2.5. Quản lý, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định | 142 |
6.3. Vốn lưu động trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng | 144 |
6.3.1. Khái niệm, phân loại vốn lưu động | 144 |
6.3.2. Sự chu chuyển vốn lưu động | 145 |
6.3.3. Bảo toàn vốn lưu động | 147 |
6.4. Lao động và tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng | 149 |
6.4.1. Khái niệm, phân loại, ý nghĩa và mục đích của tổ chức lao động | 149 |
6.4.2. Một số vấn đề về tổ chức sử dụng lao động | 150 |
6.4.3. Năng suất lao động trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng | 152 |
6.4.4. Tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng | 155 |
6.5. Câu hỏi ôn tập chương 6 | 162 |
Chương 7: CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG | |
7.1. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng | |
164 | |
7.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất – kinh doanh (SXKD) | 164 |
7.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh | 165 |
7.2. Giá thành sản phẩm | 166 |
7.2.1. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm | 166 |
7.2.2. Xác định giá thành sản phẩm vật liệu xây dựng | 168 |
7.2.3. Các nhân tố làm giảm giá thành và biện pháp hạ giá thành sản phẩm | 176 |
7.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp vật liệu xây dựng | 177 |
7.3.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh | 177 |
7.3.2. Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp | 178 |
7.3.3. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vật liệu xây dựng | 179 |
7.3.4. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vật liệu xây dựng | 181 |
7.4. Câu hỏi ôn tập chương 7 | 181 |
Tài liệu tham khảo | 183 |