Tác giả | Trần Thị Ái Cẩm |
ISBN | 978-604-82-7275-3 |
ISBN điện tử | 978-604-82-6863-3 |
Khổ sách | 17x24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2023 |
Danh mục | Trần Thị Ái Cẩm |
Số trang | 138 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Quyển sách “Kinh tế số” ra đời nhằm cung cấp và chia sẻ với người đọc cái nhìn tổng quan hơn về triển vọng kinh tế Internet, chính sách phát triển và dữ liệu trong nền kinh tế số ở cung và cầu, phân tích cơ hội cũng như thách thức của kinh tế số đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, từ đó có những định hướng cũng như chính sách phát triển, đổi mới cho nền kinh tế nước nhà. Cuốn sách này sẽ hữu ích cho những ai đang quan tâm theo học ngành Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin và truyền thông.
Phần giới thiệu, mở đầu, các danh mục bảng biểu và hình vẽ, tài liệu tham khảo. Nội dung giáo trình được thiết kế như sau:
Chương 1: Tổng quan về kinh tế số và kinh doanh số. Mặc dù khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, nhưng khái niệm về kinh tế số và kinh doanh số vẫn còn mới mẻ với đại đa số người dân Việt Nam. Trong chương này, nhóm tác giả sẽ giới thiệu chung về kinh tế số, kinh doanh số, vai trò của kinh doanh số trong nền kinh tế số, các xu hướng chuyển đổi số tại
Việt Nam.
Chương 2: Thay đổi quản trị doanh nghiệp trong thời đại số. Công nghệ thông tin và kỹ thuật số đã tác động mạnh đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong chương này nhóm tác giả trình bày về các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số, các cách chuyển đổi số trong doanh nghiệp, tầm quan trọng của lãnh đạo trong thời đại kỹ thuật số.
Chương 3: Nguồn nhân lực trong nền kinh tế số. Sự linh hoạt của telework hay telecommuting là tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí, nguồn lực cho doanh nghiệp ... Nhưng bên cạnh đó nó cũng đem lại một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên khái niệm này cũng khá mới ở Việt Nam. Chương này sẽ giới thiệu sơ lược về thị trường lao động trong nền kinh tế số; Phương thức làm việc của nhân viên trong thời đại số thông qua telework/ telecommuting, Sự thích ứng của người lao động trong thời đại kỹ thuật số.
Chương 4: Công nghệ và thị trường số trong nền kinh tế số. Chương này nhóm tác giả đề cập đến sản phẩm và khách hàng trong môi trường Internet, mối quan hệ giữa công nghệ và doanh nghiệp, mối quan hệ giữa công nghệ và khách hàng, cơ hội và thách thức từ kinh tế số đối với nền kinh tế Việt Nam.
Chương 5: Nghiên cứu trường hợp cho công ty Google và FPT. Sau khi tìm hiểu cơ bản về công nghệ, thị trường số, kinh doanh số, chương này đề cập đến việc áp dụng quản lý kinh doanh số trong thị trường số, áp dụng trường hợp của công ty FPT và GOOGLE.
Đây là giáo trình được biên soạn phù hợp với trình độ cử nhân và thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh, kinh tế phát triển và công nghệ thông tin. Giáo trình được phát triển theo hướng chuyên sâu vào các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số hiện nay cho mục đích kinh doanh của mình.
Giới thiệu | 3 |
Các chữ viết tắt | 5 |
Chương 1. Tổng quan về kinh tế số và kinh doanh số | |
1.1. Khái niệm về kinh tế số và kinh doanh số | 7 |
1.2. Vai trò của kinh doanh số trong nền kinh tế số | 20 |
1.3. Xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam (Digital transformation) | 23 |
Tóm lược chương 1 | 29 |
Câu hỏi ôn tập | 30 |
Tài liệu tham khảo | 30 |
Chương 2. Thay đổi quản trị doanh nghiệp trong thời đại số | |
2.1. Xu hướng số hóa và đổi mới trong doanh nghiệp | 32 |
2.2. Đổi mới mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số | 37 |
2.3. Bốn cách để thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số trong doanh nghiệp | 45 |
Tóm lược chương 2 | 56 |
Câu hỏi ôn tập | 57 |
Tài liệu tham khảo | 57 |
Chương 3. Nguồn nhân lực trong nền kinh tế số | |
3.1. Thị trường lao động trong nền kinh tế số | 62 |
3.2. Phương thức làm việc của nhân viên trong thời đại số - Telework/telecommuting | 69 |
3.3. Năng lực cần thiết của lực lượng lao động trong thời đại số | 78 |
3.4. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - mối quan tâm hàng đầu trong nền kinh tế số của Việt Nam | 90 |
Tóm lược chương 3 | 96 |
Câu hỏi ôn tập | 97 |
Tài liệu tham khảo | 97 |
Chương 4. Ảnh hưởng của internet đến doanh nghiệp trong nền kinh tế số | |
4.1. Tập trung vào mô hình kinh doanh của công ty | 104 |
4.2. Tập trung vào bán sản phẩm | 106 |
4.3. Tập trung vào khách hàng | 107 |
4.4. Mối quan hệ giữa công nghệ và doanh nghiệp | 108 |
4.5. Mối quan hệ giữa công nghệ và khách hàng | 110 |
4.6. Những cơ hội và thách thức từ kinh tế số việt nam | 111 |
Tóm lược chương 4 | 116 |
Câu hỏi ôn tập | 116 |
Tài liệu tham khảo | 117 |
Chương 5. Nghiên cứu trường hợp cho công ty FPT và Google | |
5.1. Công ty FPT | 119 |
5.2. Google | 124 |
Câu hỏi ôn tập | 131 |
Tài liệu tham khảo | 132 |