Tác giả | Nguyễn Uyên |
ISBN | 2013-KTÐCÐCCCTÐ1 |
ISBN điện tử | 978-604-82-4417-0 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2013 |
Danh mục | Nguyễn Uyên |
Số trang | 108 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Cũng như trên nhiều nước khác, ở Việt Nam có khá nhiều công trình xây dựng bằng vật liệu đất, như: các đập cho hồ chứa nước các đập Yên Lập, Đại Lải, Kè Gỗ, Sông Rác, Phú Ninh)..., các con đê ngăn chặn ngập lụt trên nhiều dòng sông (chang hạn tuyến đê trên dòng sông Hồng có chiều dài tới HOOkm,..), đê biển dọc theo đường bờ biển, nền các công trình như nền đường ô tô, đường sắt, nền nhà ở, nền nhà máy... ở những nơi có địa hình thấp (chẳng hạn nền đất đắp cho nhà máy xi măng Hải Phòng tại nhà máy Minh Đức ở Thủy Nguyên, Hải Phòng với diện tích san lấp tới 465000m2 nhằm nâng cao mặt bằng tự nhiên có cao độ từ 0,2 - l,5m thường xuyên ngập nước do thủy triều lên cao độ 3,52 - 4,22m). Việc tận dụng vật liệu đất tại chỗ để xây dựng các công trình đó là phương án không những kinh tế (giảm nhiều chi phí nếu dùng loại vật liệu khác để đắp) mà vẫn bảo đảm công trình ổn định lâu dài. Chất lượng công trình được đắp bằng đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tính chất xây dựng của loại đất lựa chọn, loại thiết bị đầm chặt, biện pháp thi công (độ ẩm tốt nhất và độ chặt lớn nhất của đất đắp, chiều dày lớp đắp, cách xử lý độ ẩm của đất, số lần qua lại của máy đầm,...),...
Cuốn “Kỹ thuật đầm chặt đất cho các công trình đắp" được biên soạn nhằm giới thiệu lý thuyết đầm chặt đất (theo cuốn sách kỹ thuật, giáo trình cho các trường Đại học xầy dựng ở Mỹ, Anh, Canada) và các kinh nghiệm trong quá trình xây dựng nhiều công trinh bằng vật liệu đất ở Việt Nam (đặc biệt là cho xây dựng các đập đất - các công trình đắp có chiều cao lớn, tải trọng cao, luôn chịu tác động nhiều bất lợi của môi trường hơn các công trình đắp bằng đất khác).
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1. Tính chất xây dựng của các loại đất đắp |
|
1.1. Khái niệm | 5 |
1.2. Đất tàn dư - đất phong hóa | 6 |
1.3. Đất vận chuyển | 16 |
1.4. Tính chất xây dựng các loại đất đắp ở Việt Nam | 24 |
Chương 2. Thí nghiệm đất đắp trong phòng thí nghiệm |
|
2.1. Thí nghiệm đầm nện tiêu chuẩn | 42 |
2.2. Thí nghiệm xác định tốc độ tan rã của đất loại sét | 56 |
2.4. Thí nghiệm xác định độ lún sụt của đất | 61 |
Chương 3. Kỹ thuật đầm chặt đất ở hiện trường |
|
3.1. Thiết bị đầm chặt đất | 67 |
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đất được đầm chặt | 73 |
3.3. Giám sát chất lượng đất được đầm chặt | 75 |
3.4. Kinh nghiệm xử lý đất đắp đập ở Việt Nam | 78 |
3.5. Thi công đắp đập | 83 |
3.6. Sự cố một số công trình đắp ở Việt Nam do vật liệu đắp | 85 |
Phụ lục. Bảng tổng hợp các sô liệu thí nghiệm đất đắp ở một sô đập tại Việt Nam | 98 |
Tài liệu tham khảo | 104 |