Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí trong công nghiệp Mỏ
4.5
1499
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảPhan Quang Văn
ISBN978-604-82-2389-2
ISBN điện tử978-604-82-3293-1
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2018
Danh mụcPhan Quang Văn
Số trang211
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Ngành công nghiệp mỏ luôn mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của con người. Hầu hết các vật liệu cần thiết phục vụ cho các ngành công nghiệp, dân dụng, công nghệ cao, … đều được khai thác và chế biến từ các khoáng sản trong lòng đất. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường, như làm nhiễu loạn, sụt lún bề mặt đất, mất rừng, ô nhiễm nước và đặc biệt là gây ô nhiễm bầu không khí thông qua sự phát tán bụi khoáng và các các chất khí độc hại vào môi trường.

Nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Trường Đại học Mỏ - Địa chất thực hiện nhiệm vụ biên soạn tài liệu “Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn trong công nghiệp mỏ”.

Sau 6 năm sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật môi trường của Trường Đại học Mỏ - Địa chất, cuốn tài liệu “Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn trong công nghiệp mỏ” đã được nhóm tác giả bổ sung, chỉnh sửa và xây dựng thành cuốn sách “Kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí trong công nghiệp mỏ” nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật môi trường ở Trường Đại học Mỏ-Địa chất nói riêng và những bạn đọc có quan tâm đến lĩnh vực kỹ thuật môi trường - sức khỏe và an toàn lao động trong ngành khai thác khoáng sản nói chung.

Cuốn sách gồm có 6 chương, đề cập đầy đủ đến vấn đề ô nhiễm không khí và xử lý ô nhiễm không khí, tiếng ồn và chấn động trong khai thác và chế biến khoáng sản rắn. Cuốn sách được trình bày theo trình tự logic từ các khái niệm về không khí mỏ, khí thải độc hại trong khai thác mỏ đến các cơ sở lý thuyết và các phương pháp xử lý, kiểm soát khí thải, tiếng ồn và chấn động trong công nghiệp mỏ. Mục đích của tài liệu nhằm trang bị cho người đọc các kiến thức về ô nhiễm và xử lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí do sự thành tạo khí độc hại, bụi, tiếng ồn và chấn động trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản rắn.

Xem đầy đủ
Lời nói đầu3
Chương 1: KHÁI NIỆM CHUNG  
1.1. KHÁI QUÁT PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC MỎ 5
1.1.1. Phương pháp khai thác lộ thiên 5
1.1.2. Phương pháp khai thác mỏ hầm lò 9
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÔNG KHÍ MỎ 12
1.2.1. Không khí mỏ lộ thiên 12
1.2.2. Không khí mỏ hầm lò12
1.3. THÀNH PHẦN CHỦ YẾU TRONG BẦU KHÔNG KHÍ MỎ13
1.3.1. Các chất khí và vật chất lơ lửng trong không khí mỏ lộ thiên13
1.3.2. Các chất khí chủ yếu trong bầu không khí mỏ hầm lò 13
1.3.3. Khí oxygen (O2)15
1.3.4. Khí nitrogen (N2)16
1.3.5. Khí carbon dioxide (CO2)17
1.3.6. Khí carbon monoxide (CO) 18
1.3.7. Các oxide của nitrogen (NOx) 20
1.3.8. Sulphur dioxide (SO2) 20
1.3.9. Hydrogen sulphide (H2S) 21
1.3.10. Khí Mê-tan (CH4) 22
1.3.11. Khí hydrogen (H2) 24
1.3.12. Radon 24
1.4. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 27
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT  
 KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP MỎ  
2.1. NGUYÊN LÝ KHÍ ĐỘNG HỌC CỦA DÒNG CHẢY 28
2.1.1. Khái niệm về dòng chảy cơ học 28
2.1.2. Nguyên lý khí động học của dòng chảy ổn định32
2.2. CÁC PHƯƠNG TRÌNH CỦA DÒNG CHẢY KHÔNG NÉN ĐƯỢC42
2.2.1. Khái niệm 42
2.2.2. Công thức Atkinson và luật bình phương43
2.2.3. Xác định hệ số ma sát 44
2.2.4. Sức cản luồng gió 45
2.2.5. Năng lượng không khí49
2.3. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BỤI ĐỐI VỚI  CON NGƯỜI 50
2.3.1. Khái niệm về bụi khoáng 50
2.3.2. Tác hại của bụi đối với cơ thể người 51
2.3.3. Đánh giá hàm lượng bụi trong không khí 53
2.4. KHÍ ĐỘNG HỌC VÀ NGUỒN PHÁT SINH BỤI TRONG KHAI THÁC MỎ 59
2.4.1. Khái niệm59
2.4.2. Trạng thái khí động học của các phần tử bụi trong không khí mỏ 60
2.4.3. Nguồn phát sinh bụi trong khai thác mỏ62
2.5. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 62
Chương 3: KỸ THUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ   
BẰNG PHƯƠNG PHÁP THÔNG GIÓ TRONG KHAI THÁC MỎ HẦM LÒ  
3.1. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ MỎ HẦM LÒ 63
3.1.1. Khái niệm 63
3.1.2. Hệ thống thông gió mỏ 63
3.1.3. Hệ thống khu khai thác mỏ 69
3.1.4. Các hệ thống phụ trợ 69
3.1.5. Kiểm soát thông gió cục bộ 69
3.2. PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG DÒNG KHÔNG KHÍ MỎ HẦM LÒ 75
3.2.1. Mục đích đo đánh giá dòng khí 75
3.2.2. Đo lưu lượng không khí và tốc độ gió trong hầm mỏ 75
3.2.3. Đo áp suất không khí 79
3.3. PHÂN TÍCH MẠNG GIÓ MỎ 79
3.3.1. Khái niệm79
3.3.2. Nguyên lý phân tích mạng gió mỏ80
3.3.3. Phương pháp giải mạng thông gió mỏ 83
3.4. THIẾT KẾ THÔNG GIÓ MỎ 90
3.4.1. Phân tích dữ liệu cho thiết kế 90
3.4.2. Thiết lập sơ đồ mạng gió mỏ 91
3.4.3. Lưu lượng gió yêu cầu và tốc độ gió tối thiểu 91
3.5. QUẠT GIÓ MỎ 96
3.5.1. Khái niệm96
3.5.2. Áp suất quạt gió 97
3.5.3. Các đường đặc tính quạt gió 98
3.5.4. Các định luật của quạt gió 112
3.5.5. Phương pháp liên hợp quạt gió 113
3.5.6. Các quạt cục bộ 116
3.6. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP116
Chương 4: KỸ THUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ BẰNG 
 PHƯƠNG PHÁP THÔNG GIÓ TRONG KHAI THÁC MỎ LỘ THIÊN  
4.1. KHÁI NIỆM 118
4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN 118
4.3. THIẾT  KẾ THÔNG GIÓ NHÂN TẠO 119
4.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP THÔNG GIÓ KHI KHAI THÁC MỎ LỘ THIÊN 120
4.4.1. Thông gió nhờ năng lượng gió 120
4.4.2. Thông gió nhờ năng lượng nhiệt 129
4.4.3. Thông gió nhân tạo 134
4.5. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CÁC THAM SỐ 137
4.5.1. Đánh giá điều kiện địa hình, khí hậu và thảm thực vật 137
4.5.2. Lựa chọn công nghệ khai thác theo yếu tố thông gió 138
4.5.3. Xác định các thông số thông gió tự nhiên của mỏ 141
4.5.4. Tăng cường thông gió tự nhiên cho mỏ 143
4.5.5. Xác định các giai đoạn và phạm vi áp dụng các phương tiện thông gió nhân tạo144
4.5.6. Xác định lượng gió cần thiết để thông gió mỏ 146
4.5.7. Chọn thiết bị thông gió, vị trí đặt thiết bị và sơ đồ công tác liên hợp 147
4.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - KỸ THUẬT 
THÔNG GIÓ NHÂN TẠO MỎ LỘ THIÊN 156
4.6.1. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật thông gió nhân tạo mỏ lộ thiên 156
4.6.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế thông gió nhân tạo mỏ lộ thiên 157
4.7. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 159
Chương 5: KỸ THUẬT KIỂM SOÁT KHÍ MÊ-TAN 
VÀ BỤI  TRONG BẦU KHÔNG KHÍ MỎ 
5.1. KHÁI NIỆM 161
5.2. KIỂM SOÁT KHÍ MÊ-TAN TRONG KHAI THÁC THAN161
5.2.1. Nguồn gốc và sự tồn tại của khí mê-tan trong mỏ than 162
5.2.2. Các kỹ thuật tháo khí mê-tan 164
5.3. XỬ LÝ KHÍ THẢI TRONG KHAI THÁC MỎ HẦM LÒ 168
5.3.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí mỏ hầm lò 168
5.3.2. Xử lý bụi trong khai thác mỏ hầm lò168
5.4. XỬ LÝ KHAI THÁC TRONG KHAI THÁC MỎ LỘ THIÊN178
5.4.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí trong khai thác mỏ lộ thiên 178
5.4.2. Xử lý bụi trong khai thác mỏ lộ thiên 178178
5.5. XỬ LÝ CÁC CHẤT KHÍ THẢI ĐỘC HẠI KHÁC TRONG KHÔNG KHÍ MỎ181
5.6. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 181
Chương 6: KỸ THUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN   
VÀ CHẤN ĐỘNG TRONG CÔNG NGHIỆP MỎ  
6.1. KHÁI NIỆM TIẾNG ỒN VÀ CHẤN ĐỘNG 183
6.1.1. Trạng thái của tiếng ồn 183
6.1.2. Mức áp âm, tần số và sự truyền âm thanh 184
6.1.3. Đường đặc tính tiếng ồn186
6.1.4. Cơ sở nghiên cứu chấn động 187
6.1.5. Gia tốc, tốc độ và độ dịch chuyển188
6.2. ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG ỒN VÀ CHẤN ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ  THỂ NGƯỜI 190
6.2.1. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ quan thính giác 190
6.2.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với các bộ phận khác của cơ thể 192
6.2.3. Môi trường ồn và tiêu chuẩn tiếng ồn 194
6.2.4. Mức ồn tối đa cho phép 196
6.2.5. Ảnh hưởng của chấn động đối với cơ thể người 196
6.3. BIỆN PHÁP CHỐNG ỒN TRONG KHAI THÁC MỎ 197
6.3.1. Một số loại tiếng ồn phát sinh trong quá trình khai thác mỏ 197
6.3.2. Các biện pháp chống ồn trong khai thác mỏ199
6.4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH CHẤN ĐỘNG 201
6.4.1. Dụng cụ đo chấn động 201
6.4.2. Biện pháp cách ly và giảm chấn động 201
6.5. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP202
TÀI LIỆU THAM KHẢO 204
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4995