Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Lịch sử Hà Nội cận đại (1883 - 1945)
4.5
111
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảGS.TS. Phạm Hồng Tung
ISBN978-604-55-4166-1
ISBN điện tử978-604-355-027-6
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2019
Danh mụcGS.TS. Phạm Hồng Tung
Số trang426
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

“Lịch sử Hà Nội cận đại (1883 - 1945)” là một công trình nghiên cứu nằm trong khuôn khổ của dự án Tủ sách Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến giai đoạn II do Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức. Công trình này do GS.TS. Phạm Hồng Tung và PGS.TS. Trần Viết Nghĩa thực hiện.

Ý thức được rất sâu sắc rằng lịch sử Hà Nội là một phần của lịch sử Việt Nam, vừa mang những nội dung và có những đặc điểm chung của lịch sử dân tộc trong từng thời kỳ, nhưng lại có những đặc điểm riêng với những nội dung, sự kiện, quá trình lịch sử riêng, cho nên, trong khi nghiên cứu, biên soạn công trình này chúng tôi đều cố gắng giải quyết hài hòa mối quan hệ chung - riêng đó. Bên cạnh đó, nhận thức và phản ánh lịch sử cận đại của Hà Nội một cách toàn diện, khách quan, khoa học là mục đích bao trùm và là yêu cầu chung mà chúng tôi đặt ra cho công trình này. Dù các tác giả đã rất cố gắng, nhưng trong một thời gian và với những điều kiện còn khá hạn hẹp, công trình khó có thể đáp ứng ở mức cao nhất các yêu cầu nói trên. Chỉ riêng việc thu thập và xử lý các nguồn sử liệu có liên quan cũng đã là một thách thức lớn. Nhiều vấn đề tưởng chừng đã đạt đến độ “chuẩn mực" của tri thức, song vẫn còn có thể bổ sung thêm nhiều thông tin tư liệu và cả cách nhìn nhận, đánh giá mới. May mắn là các tác giả đã có thể kế thừa được khá nhiều từ kết quả nghiên cứu của người đi trước, đặc biệt là các nghiên cứu của Trần Huy Liệu, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Phùng Hữu Phú, Nguyễn Văn Khánh và Philippe Papin. Các ghi chép của Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài và một số tác giả khác đã giúp ích cho các tác giả khá nhiều trong nỗ lực tái hiện đời sống của Hà Nội thời thuộc địa một cách sinh động, cụ thể. Nguồn tài liệu lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và nguồn tài liệu báo chí, văn học cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu này.

Xem đầy đủ
MỤC LỤC
Lời Nhà xuất bản          

5

Chương 1

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP Ở HÀ NỘI CUỐI THẾ KỶ XIX

7

I. Nước Việt Nam đối diện với cuộc xâm lược của thực dân Pháp...

7

1. Việt Nam trong bối cảnh khu vực và quốc tế.  

7

2. Vài nét về cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kỳ    

21

II. Âm mưu xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất của thực dân Pháp      

29

III. Quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất (1873)       

44

IV Quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai (1882)         

68

V. Hoạt động chống Pháp ở Hà Nội sau chiến thắng Cầu Giấy

90

Chương 2

BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN THUỘC ĐỊA Ở HÀ NỘI

103

I. Bộ máy quản lý thành phố Hà Nội trong thời kỳ đầu cai trị       

103

II. Hội đồng thành phố Hà Nội   

111

III. Một số hoạt động của Hội đồng thành phố Hà Nội     

123

IV. Tòa Đốc lý Hà Nội  

132

V. Mạng lưới Phố trưởng ở Hà Nội        

135

VI. Bộ máy chính quyền ở Hà Đông và Sơn Tây. 

143

VII. Bộ máy quân đội, cảnh sát, tòa án và nhà tù 

151

1. Quân đội và cảnh sát 

151

2. Tòa án và nhà tù        

158

Chương 3

NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC Ở HÀ NỘI ĐÂU THẾ KỶ XX (1897 - 1930)

163

I. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội  

163

1. Những chuyển biến về kinh tế.           

163

2. Những chuyển biến về xã hội 

175

II. Những chuyển biến về văn hóa                      

199

III. Diện mạo và đời sống đô thị ở Hà Nội đầu thế kỷ XX            

223

1. Diện mạo Hà Nội      

223

2. Đời sống đô thị         

239

IV. Phong trào yêu nước ở Hà Nội thời kỳ 1905 - 1930    

248

1. Phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của các nhà Nho cấp tiến (1905 - 1913)

248

2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới (1919 - 1930)..

268

Chương 4

TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC Ở HÀ NỘI TỪ 1930 ĐẾN 1945

300

I. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội  

300

1. Những chuyển biến về kinh tế.           

300

2. Những chuyển biến về xã hội 

307

II. Những chuyển biến mới về văn hóa và đời sống đô thị 

318

1. Những chuyển biến mới về văn hóa    

318

2. Đời sống đô thị         

335

III. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Hà Nội (1930 - 1945)

353

1. Xây dựng cơ sở Đảng, tổ chức quần chúng đấu tranh trong thời kỳ 1930 - 1931     

353

2. Cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ và dân sinh trong thời kỳ 1936 - 1939

356

3. Thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945        

367

4. Phong trào kháng Nhật cứu nước        

382

5. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền    

391

KẾT LUẬN     

403

TÀI LIỆU THAM KHẢO       

410

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4980