Tác giả | Trường Đại Học Y Hà Nội- Bộ Môn Y Vật Lý |
ISBN điện tử | 978-604-66-3977-0 |
Khổ sách | 19 x 27cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2019 |
Danh mục | Trường Đại Học Y Hà Nội- Bộ Môn Y Vật Lý |
Số trang | 444 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | |
Quốc gia | Việt Nam |
Vật lý sinh học được gọi tắt là lý sinh (biophysics) là môn học nghiên cứu các hiện tượng xảy ra trong các tổ chức và cơ thể sống dựa trên quan điếm và các định luật vật lý, từ mức độ điện tử, nguyên tử đến toàn cơ thế hay một hệ có nhiều cơ thế song.
Người thầy thuốc cần được cung cấp những kiến thức cơ bản và hiện đại liên quan nhiều tới y học. Vì vậy, môn lý sinh y học từ nhiều năm nay được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học y cho sinh viên và nhất là cho các học viên sau đại học. Do điều kiện và hoàn cảnh thực tế ở nước ta, môn học này mới được tiến hành đều đặn và đầy đủ từ nhiều năm nay ở Trường Đại học Y Hà Nội.
Nội dung và kỹ thuật lý sinh rất rộng, dựa theo những kinh nghiệm thực tế và nhu cầu của việc chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của nhân dân, việc phòng, chữa bệnh và nghiên cứu y học, chúng tôi lựa chọn ra một số vấn đề liên quan nhiều nhất đến sức khoẻ của con người, cơ chế sinh bệnh và tác dụng của các yếu tố từ môi trường, nhất là các yếu tố vật lý. Từ đó các học viên hiểu được sâu sắc các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh hiện đại. Các nội dung đó đã được in trong cuốn "Lý sinh y học" do NXB Y học phát hành năm 1998.
Đến nay, do nhu cầu đòi hỏi của các sinh viên và học viên trong học tập và công tác, Nhà xuất bản đặt vấn đề tái bản cuốn sách đó. Lần tái bản này, nội dung cơ bản vẫn được giữ nguyên nhưng một phần được bổ sung và sửa chữa, nhất là về kỹ thuật cộng hưởng từ hạt nhân, kỹ thuật ứng dụng các đồng vị phóng xạ trong y sinh học... Gần đây, vấn đề kiếm soát và an toàn bức xạ cũng được quan tâm và nhấn mạnh hơn nên chúng tôi đã bổ sung chi tiết hơn các nguyên tắc về kiếm soát và an toàn bức xạ trong lần tái bản này.
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1. Sự biến đổi năng lượng trên cơ thể sống | 7 |
I. Nhiệt độ và nhiệt lượng | 8 |
II. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học | 19 |
Chương 2. Sự vận chuyển vật chất trong cơ thể sống | 58 |
I. Phân tử và dung dịch trong cơ thể sinh vật | 58 |
II. Các hiện tượng vận chuyển vật chất cơ bản trong cơ thể | 62 |
III. Vận chuyển vật chất qua màng tế bào | 94 |
Chương 3. Các hiện tượng điện trên cơ thể sống | 129 |
I. Các loại điện thế sinh vật cơ bản | 129 |
II. Cơ chế của hiện tượng điện sinh vật | 135 |
III. Lý sinh hiện tượng co cơ | 147 |
IV. Ghi điện sinh vật | 158 |
V. Đại cương về kích thích cơ và thần kinh | 182 |
VI. Đại cương về tác dụng sinh vật của dòng điện và ứng dụng của dòng điện trong điều trị | 186 |
Chương 4. Các hiện tượng âm ở cơ thể sống | 208 |
I. Dao động cơ học | 208 |
II. Sóng cơ học trong môi trường đàn hồi | 217 |
III. Bản chất vật lý của âm và siêu âm | 225 |
IV. Cảm giác âm | 230 |
V. Ứng dụng âm và siêu âm trong y sinh học | 237 |
Chương 5. Ánh sáng và cơ thể sống | 244 |
I. Quang hình học | 244 |
II. Mắt và dụng cụ bổ trợ | 262 |
III. Bản chất của ánh sáng | 286 |
IV. Tác dụng của ánh sáng lên cơ thể sống | 298 |
V. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử | 320 |
VI. Khái niệm về laser và ứng dụng | 332 |
Chương 6. Bức xạ ion hoá và cơ thể sống | 337 |
I. Cấu tạo nguyên tử và hạt nhân nguyên tử | 337 |
II. Tia rơnghen (tia X) | 351 |
III. Hiện tương phóng xạ, bản chất và nguồn gốc tia phóng xạ | 356 |
IV. Tương tác của bức xạ ion hoá và vật chất | 363 |
V. Tác dụng sinh vật của bức xạ ion hoá | 376 |
VI. Ứng dụng một số kỹ thuật vật lý nguyên tử và hạt nhận sinh học | 400 |
Kết luận | 436 |