Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Mô phỏng hình học kiến trúc và CAD
4.5
1367
Lượt xem
3
Lượt đọc
Tác giảVũ Tiến Đạt
ISBN978-604-82-6112-2
ISBN điện tử978-604-82-6352-2
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcVũ Tiến Đạt
Số trang114
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Ngày nay, cuộc cách mạng kỹ thuật số đõ và đang thay đổi tích cực tư duy toàn bộ xã hội chúng ta, đặc biệt là giáo dục, do vậy việc khai thác, nghiên cứu hình học cũng phải được điều chỉnh kết hợp chặt chẽ công nghệ tin học... chỉ có vậy, mới hỗ trợ các kiến trúc sư phát huy được tính sáng tạo và phục vụ xã hội được nhiều hơn. Nhiệm vụ quan trọng của cuốn sách “Mô phỏng hình học kiến trúc và CAD” cung cấp những lý thuyết cơ bản nhằm thu hẹp khoảng cách những hiểu biết truyền thống cơ bản và phương pháp thiết kế hình học mới thông qua mô phỏng hình học.

Hình học là nền tảng cơ­ bản trong suốt quá trình thiết kế kiến trúc và chính nó là phương tiện đồ họa giao tiếp cụ thể, chính xác theo những quy tắc chuẩn mực về mặt hình học. Thông qua những công cụ và các phươ­ng tiện diễn đạt truyền thống kết hợp với công nghệ máy tính hiện đại mà các kiến trúc sư ngày nay đã tạo được những công trình kiến trúc đầy sáng tạo thẩm mỹ, lãng mạn tuyệt vời.

Kiến trúc hiện đại đang tận dụng các khả năng thiết kế ngày càng tăng, tuy nhiên kiến trúc sư không chỉ là một nhóm người dựng CAD. Quy mô và công nghệ xây dựng đặt ra những thách thức mới đối với kỹ thuật và thiết kế. Chúng tôi tin rằng những thách thức như vậy có thể được đáp ứng nhiều hơn với sự hiểu biết vững chắc về hình học.

Mô phỏng hình học kiến trúc đã, đang khởi nguồn cho sự kết hợp khéo léo giữa mô phỏng lý thuyết theo CAD với những mô hình thực bằng tay nhằm chỉ rõ mối quan hệ chặt chẽ này là một trong toàn bộ lĩnh vực tin học hóa hình học, do vậy cùng sự trỗi dậy của công nghệ thông tin, nó được hòa theo để cùng phát triển mạnh mẽ trong kiến trúc hiện đại.

Môn học được viết trên cơ sở những yêu cầu thực tế trong thời gian giảng dạy, nghiên cứu môn “Hình học họa hình Kiến trúc”, cùng vớisự trợ giúp tích cực của đội ngũ giảng viên Kiến trúc sư Trường Đại học Văn Lang và được chấp bút tiến hành trong suốt thời gian cả nước bước vào thời kỳ chống đại dịch toàn cầu COVID-19, cũng như sự tham gia nhiệt tình và vươn lên trong học tập thực hành nhiều mô hình của các sinh viên ngành Kiến trúc, Mỹ thuật Công nghiệp Trường Đại học Văn Lang, bước đầu đã làm sáng tỏ thêm những vẻ đẹp, sự đứng đắn và cần thiết của môn học này trong những năm học tiếp theo.

Do vậy, với kinh nghiệm chuyên môn cũng hạn chế, chúng tôi mong muốn tất cả mọi người vì tình yêu, vẻ đẹp, cũng như sự cấu trúc hoàn mỹ và con người và thiên nhiên của ngành Kiến trúc Xây dựng.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời giới thiệu

3

Lời nói đầu

5

Chương 1. Đa diện và vật thể hình học

 

1.1. Đa diện

19

1.2. Vật thể hình học (khối hình học)

21

1.2.1. Khối Platon

21

1.2.2. Khối Archimed

24

1.3. Ứng dụng

25

Bài tập thực hành chương 1

28

Chương 2. Đường cong

 

2.1. Điểm và đường thẳng

32

2.1.1. Đường cong phẳng

32

2.1.2. Đường cong không gian

33

2.2. Tỷ lệ vàng

39

2.3. Tính chất hình học của “tỷ lệ vàng”

41

2.3.1. Hình chữ nhật (Khung chữ nhật vàng)

41

2.3.2. Các hình đa giác đều

43

Bài tập thực hành chương 2

45

Chương 3. Mặt cong

 

3.1. Khái niệm chung về mặt cong

53

3.2. Các mặt cong thường dùng trong kiến trúc

53

3.2.1. Cách khảo sát mặt cong

53

3.2.2. Hầm và mái vòm

55

3.2.3. Mái vòm Geodesic (Mái vòm trắc địa)

58

3.2.4. Mặt Xylindroid và Conoid

59

3.2.5. Mặt Parabol-Hyperbolic (Paraboloid kẻ)

61

3.2.6. Mặt Hyperboloid một tầng

63

3.3. Mặt định hình tổng hợp trong kiến trúc

65

3.3.1. Vòm và mái vòm cơ bản

66

3.3.2. Mái vòm hỗn hợp và thí dụ

67

Bài tập thực hành chương 3

74

Chương 4. Tham số hóa các mặt hình học

 

4.1. Tham số hóa mặt hình học

80

4.1.1. Phương pháp tham số hóa mặt hình học truyền thống

81

4.1.2. Các mặt hình học thường gặp trong CAD

83

4.1.3. Phương pháp tham số hóa mặt NURBS

86

4.2. Một số thí dụ áp dụng

86

Bài tập thực hành chương 4

89

Chương 5. Khung dây và mặt hình học

 

5.1. Thanh chống và dây (Truts and cables)

91

5.2. Khung đỡ kiến trúc và vật liệu che tổng hợp

 

(Architectural supports and composite covering materials)

93

5.3. Một số thí dụ áp dụng

94

Bài tập thực hành chương 5

96

Bài tập mô hình thực hành

99

Tài liệu tham khảo

108

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4980