Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Môi trường trong quy hoạch xây dựng
4.5
505
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảVũ Trọng Thắng - ĐHKTHN
ISBN điện tử978-604-82- 6774-2
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2013
Danh mụcVũ Trọng Thắng - ĐHKTHN
Số trang476
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Quy hoạch xây dựng và kiến trúc phát triển không gian các đô thị, vùng và các điểm dân cư nông thôn là lĩnh vực mà quá trình hoạt động của nó tác động đến môi trường mạnh nhất, toàn diện nhất và đa dạng nhất. Nó quyết định tới hình thái môi trường và phát triển trong tương lai của một đô thị, một khu vực, một vùng, thậm chí một vùng lãnh thổ quốc gia.

Xuất phát từ yêu cầu nghề nghiệp, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã chỉ đạo đưa vấn đề giáo dục môi trường vào chương trình đào tạo kiến trúc sư ngay sau kỷ Luật Bảo vệ môi trường, 1993, của nước ta có hiệu lực. Môn học “Môi trường trong quy hoạch xây dựng" ra đời và đưa vào giảng dạy từ năm 1995. Qua quá trình giảng dạy nội dung môn học luôn được bổ sung cho phù hợp với đối tượng đào tạo cũng như đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn xã hội, đặc biệt là luật Bảo vệ môi trường, 2005, được ban hành với nhiều nội dung cụ thể và thiết thực.

Để giúp cho sinh viên có thêm tài liệu học tập, các kiến trúc sư có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình tác nghiệp, Chúng tôi tiến hành biên soạn quyển sách này.

Mục tiêu chủ yếu của cuốn sách là cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết về nội dung, phương pháp và những công cụ nhằm giải quyết những vấn đề môi trường được đặt ra trong công tác quy hoạch xây dựng và kiến trúc công trình. Trên cơ sở đó tạo cho sinh viên một năng lực thực hiện nhiệm vụ xây dựng mục tiêu và biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện một đồ án quy hoạch, kiến trúc.

Nội dung của cuốn sách được trình bày gồm 5 chương:

Chương 1: Khái niệm cơ bản về sinh thái học và môi trường

Chương 2: Đánh giá tác động môi trường và Đánh giá môi trường chiến lược

Chương 3: Quy hoạch môi trường đô thị

Chương 4: Lồng ghép môi trường vào quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch xây dựng đô thị.

Chương 5: Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam.

Xem đầy đủ
MỤC LỤCTrang
Lời nói đầu3
Bảng chữ viết tắt5
Chương 1. Khái niệm cơ bản về sinh thái học và môi trường 
1.1. Sinh thái học tự nhiên, môi trường và tài nguyên thiên nhiên7
1.1.1. Hệ sinh thái (HST) và sự vận dụng các nguyên lý sinh thái học trong nghiên cứu môi trường7
1.1.2. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.26
1.2. Sự tác động củạ con người đối với môi trường trong quá trình hoạt động và phát triển38
1.2.1. Mối quan hệ giữa con người và phát triển38
1.2.2. Sự tác động của con người đối vói môi trường thiên nhiên44
1.3. Sinh thái học nhân văn và những vấn đề môi trường xã hội73
1.3.1. Sinh thái học tự nhiên và những hạn chế của nó trong quá trình phát triển của nhân loại73
1.3.2. Sự hình thành tất yếu và quá trình phát triển của sinh thái học nhân văn74
1.3.3. Sinh thái xã hội75
1.3.4. Môi trường sống của con người (MTSCN)78
1.4. Những khái niệm cơ bản về quản lý môi trường (QLMT)84
1.4.1. Định nghĩa, mục tiêu và nguyên tắc của QLMT84
1.4.2. Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường85
1.4.3. Các cơ sở khoa học của công tác QLMT90
Chương 2. Đánh giá tác động môi trường(ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) 
2.1. Đánh giá tác động môi trường93
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của đánh giá tác động môi trường93
2.1.2. Mục đích, ý nghĩa và đối tượng của ĐTM97
2.1.3. Định nghĩa và Nội dung cơ bản của ĐTM100
2.1.4. Mối quan hệ của ĐTM với các công cụ quản lý môi trường104
2.1.5. Trình tự thực hiện đánh giá tác động môi trường113
2.2. Một số phương pháp kỹ thuật phân tích đánh giá tác động môi trường có thể sử dụng trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch xây dựng134
2.2.1. Phương pháp liệt kê134
2.2.2. Phương pháp danh mục135
2.2.3. Phương pháp ma trận môi trường144
2.2.4. Phương pháp sơ đồ mạng lưới149
2.2.5. Phương pháp chập bản đồ môi trường152
2.2.6. Phương pháp mô hình154
2.2.7. Phương pháp phân tích chi phí-lợi ích mở rộng161
2.3. Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)164
2.3.1. Sự khác nhau giữa ĐMC và ĐTM164
2.3.2. Định nghĩa và nội dung cơ bản của ĐMC166
2.3.3. Trình tự thực hiện đánh giá môi trường chiến lược169
2.4. Đánh giá môi trường chiến lược cho dự án quy hoạch xây dựng (QHXD)181
2.4.1. Đánh giá môi trường chiến lược cho dự án Quy hoạch xây dựng vùng (QHV)182
2.4.2. Đánh giá môi trường chiến lược cho dự án Quy hoạch chung xây dựng đô thị (QHC)201
Chương 3. Quy hoạch môi trường đô thị 
3.1. Khái niệm chung về quy hoạch môi trường (QHMT)218
3.1.1. Khái quát về lịch sử phát triển của QHMT218
3.1.2. Một số khái niệm về QHMT219
3.2. Quy hoạch môi trường đô thị246
3.2.1. Xây dựng quy hoạch môi trường đô thị246
3.2.2. Thực hiện quy hoạch môi trường đô thị277
Chương 4. Lồng ghép môi trường vào quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch xây dựng đô thị 
4.1. Lồng ghép môi trường vào dự án quy hoạch vùng290
4.1.1. Vấn đề môi trường đặt ra cho công tác quy hoạch vùng290
4.1.2. Những nguyên tắc giải quyết vấn đề môi trường trong công tác quy hoạch vùng (QHV)291
4.1.3. Những phương pháp phân tích môi trường được sử dụng trong quy hoạch vùng311
4.1.4. Quy trình lồng ghép môi trường trong các bước quy hoạch vùng317
4.2. Lồng ghép môi trường vào quy hoạch xây dựng đô thị (QHC)333
4.2.1. Các vấn đề môi trường chủ yếu được đặt ra cho công tác quy hoạch xây dựng đô thị (QHC)333
4.2.2. Thực hiện lồng ghép môi trường trong công tác quy hoạch xây dựng đô thị349
Chương 5. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam 
5.1. Khái niệm về phát triển bền vững356
5.1.1. Sự ra đời của thuật ngữ “Phát triển bền vững”356
5.1.2. Quá trình tìm kiếm Phương pháp luận và nội dung của “Phát triển bền vững”357
5.1.3. Giám sát sự bền vững359
5.1.4. Chỉ số bền vững363
5.2. Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)387
5.2.1. Khái lược về quá trình hội nhập và ra đời của “Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam”387
5.2.2. Yêu cầu và cấu trúc của “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”388
5.2.3. Những căn cứ và nguyên tắc đề xuất xây dựng “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”389
5.2.4. Những lĩnh vực hoạt động cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững394
5.3. Khái niệm Đô thị bền vững (SCs )433
5.3.1. Một đô thị bền vững phải là một phần của một khu vực bền vững rộng lớn hơn435
5.3.2. Tiêu chí của một đô thị bền vững437
5.3.3. Các nguyên tắc quản lý chiến lược thực hiện khái niệm Đô thị bền vững443
Phụ lục 
Phụ lục 1. Phân tích chi phí - lợi ích mở rộng công trình thủy điện Hòa Bình trước thi công [4]449
Phụ lục 2. Nghiên cứu trường hợp - QHMTĐT thành phố Hà Nội452
Phụ lục 3. Nghiên cứu trường hợp- Danh mục các biện pháp kiểm soát phát triển của QHMTĐT trung tâm thành phố Hạ Long [13]456
Phụ lục 4. Kinh nghiệm các nước trong việc cải cách SNA [13] (SNA - Hệ thống tài khoản Quốc gia)466
Tài liệu tham khảo dùng để biên soạn469
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4989