Tác giả | Nguyễn Uyên |
ISBN điện tử | 978-604-82- 6674-5 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2010 |
Danh mục | Nguyễn Uyên |
Số trang | 214 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Kỹ thuật nền móng là nghệ thuật chọn lựa, thiết kế và thi công những hạng mục công trình để truyền trọng lượng của công trình tới đất hay đá bên dưới. Kỹ thuật nền móng có nguồn gốc từ thời cổ đại. Nó phát triển từ sự tích lũy kinh nghiệm mà không có sự trợ giúp của khoa học nào. Phải tới năm 1920 mới đạt mức độ tinh vi đáng kể. Ngoài ra, các phá hoại không giải thích được, thỉnh thoảng xảy ra, đã chỉ ra những nhược điểm của các phương pháp kinh nghiệm là chưa có được những hiểu biết thích đáng về mặt khoa học.
Vào đầu những năm 1920 bắt đầu có một số số liệu khoa học làm cơ sở cho các định luật vật lý cho hành vi của các vật liệu dưới mặt đất chống đỡ móng. Lĩnh vực mới đó là Cơ học đất đá. Nó đã cung cấp những kỹ thuật mới để chọn lựa loại móng thích hợp trong các điều kiện nhất định và dự đoán sự vận hành của kết cấu« phần dưới. Nó không hề làm giảm tầm quan trọng của kinh nghiệm được tích lũy nhiều năm mà chỉ định rõ giới hạn mà các biện pháp kỹ thuật truyền thống có thể dùng được và cung cấp các kỹ thuật mới thích hợp trong trường hợp mà các phương pháp truyền thống không còn giá trị.
Do sự phát triển của khoa học kĩ thuật, chiều hướng đánh giá thấp tầm quan trọng của kỹ thuật nền móng - thay thế môn học kỹ thuật nền móng bằng các môn học khác trong cơ học đất hoặc loại bỏ, không cần đào tạo về kỹ thuật nền móng là một sai lầm lớn. Tính bất thường của thiên nhiên và các yêu cầu về kinh tế đã loại trừ khả năng dùng lời giải khoa học trực tiếp tất cả các bài toán về nền móng.
Mục đích của cuốn sách này là dựa trên các đặc tính xây dựng của các loại đất đá khác nhau: đất sét, đất cát, đất lún sụt, đất trương nở, đất bùn và than bùn, đất đắp, đất không đồng nhất, đá chưa phong hóa và phong hóa để lựa chọn loại móng thích hợp nhất ở một vị trí xây dựng đã cho, cũng như dự đoán về sự vận hành của mỗi loại móng khi sử dụng.
Cuốn sách gồm 6 chương có các ví dụ minh họa và bài tập thực hành dựa trên nội dung tham khảo các giáo trình nền móng, các sách chuyên môn đang được sử dụng ở các nước Anh, Mỹ, Canada, Nga,...
MỤC LỤC | |
Lời giới thiệu | 3 |
Chương 1. Các yếu tô quyết định loại móng | |
1.1. Các bước trong việc chọn loại móng | 5 |
1.2. Sức chịu tải và độ lún | 6 |
1.3. Tải trọng thiết kế | 6 |
Chương 2. Móng trên nền đất sét và đất bụi dẻo | |
2.1. Các đặc trứng quan trọng của đất sét và đất bụi dẻo | 9 |
2.2. Móng băng trên đất sét | 39 |
2.3. Móng bè trên đất sét | 43 |
2.4. Móng trụ trên đất sét | 44 |
2.5. Móng cọc trong đất sét | 46 |
2.7. Đào hố móng trong đất sét | 61 |
2.8. Chuyển vị ngang dỏ tải trọng thẳng đứng lên đất sét | 65 |
Bài tập | 67 |
Chương 3. Móng trên nền đất cát và đất bụi không dẻo | |
3.1. Các đặc trưng quan trọng của đất cát và đất bụi không dẻo | 72 |
3.2. Móng băng trên cát | 85 |
3.3. Móng bè trên cát | 93 |
3.4. Móng trụ trên cát | 96 |
3.5. Móng cọc trong cát | 102 |
3.6. Đào hố móng trong cát | 108 |
3.7. Ảnh hưởng của chấn động | 110 |
Bài tập | 110 |
Chương 4. Móng trên các loại đất đặc biệt | |
4.1. Móng trên đất lún sụt và trương nở | 114 |
4.2. Móng trên đất bùn và than bùn | 148 |
4.3. Móng trên các bãi thải | 154 |
Bài tập | 158 |
Chương 5. Móng trên nền đất không đồng nhất | |
5.1. Giới thiệu | 161 |
5.2. Các trường hợp đất không đồng nhất | 161 |
5.3. Sức chịu tải giới hạn cho nền nhiều lớp | 165 |
5.4. Móng cọc cho nền nhiều lớp | 173 |
5.5. Hố móng và sự ổn định của mái dốc trong đất không đồng nhất | 183 |
Bài tập | 188 |
Chương 6. Móng trên nền đá | |
6.1. Cơ sở để thiết kế | 191 |
6.2. Móng trên nền đá chưa phong hóa | 201 |
6.3. Xử lí các khuyết tật của đá | 204 |
6.4. Móng trên nền đá phong hóa | 206 |
6.5. Đào hố móng trong đá | 208 |
Bài tập | 210 |
Tài liệu tham khảo | 211 |