Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Neo và bê tông phun trong xây dựng ngầm
4.5
1037
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Thế Phùng
ISBN978-604-82-1905-5
ISBN điện tử978-604-82-3685-4
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2016
Danh mụcNguyễn Thế Phùng
Số trang225
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

 

Việc gia cố và chống giữ các công trình ngầm ở trạng thái làm việc trong thời kỳ khai thác là một trong những quá trình sản xuất rất cơ bản và quan trọng, không có điều đó sẽ không  thể đảm bảo an toàn cho người và thiết bị làm việc ở trong hầm.

Việc giữ cho các công trình ngầm trong trạng thái khai thác một cách tin cậy có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt công nghệ khai thác công trình ngầm mà còn cả về phương diện kinh tế. Hàng năm, ở Việt Nam người ta đang tiến hành xây dựng hàng  chục và vận hành hàng trăm công trình ngầm có ý nghĩa khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.

Trong xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa và khôi phục các công trình ngầm neo và bê tông phun được xem là những  vật liệu, công cụ, phương tiện chủ yếu cả về mặt kỹ thuật và kinh tế, đặc biệt  là những hầm thi công bằng phương pháp NATM (Nước áo mới), những hố đào sâu thi công bằng công nghệ tường trong  đất. Việc áp dụng neo, bê tông phun trong sơ đồ vì chống  mềm cho  phép đẩy nhanh  tiến độ thi công, giảm áp lực đất lên công trình ngầm. Vì chống neo và vì chống bê tông  phun (hoặc tổ hợp chúng) cho phép sử dụng những  công  nghệ tiến bộ hơn khi thi công công trình ngầm, chúng cũng làm đơn giản việc giải quyết nhiệm vụ cơ giới hoá xây dựng  vì chống, hay công tác chống đỡ nói chung.

Hầu hết các hầm và công trình ngầm được xây dựng ở nước ta trong hàng chục năm qua đã và đang sử dụng  phổ biến các loại  vì chống này, tuy nhiên phần lớn là với tư cách vì chống tạm. Gần đây trong xây dựng  thuỷ điện, đặc biệt  là các hầm giao thông (đường  bộ) vì chống neo và vì chống bê tông phun đãđược sử dụng làm kết cấu vĩnh cửu- kết cấu chịu lực chính cho công trình. Kinh nghiệm  sử dụng vì chống neo và vì chống bê tông phun ở nước ta và trên thế giới đã xác nhận tính hợp lý về kỹ thuật  và hiệu quả kinh tế của những loại vì chống này. Trong xây dựng ngầm, đặc biệt  là trong xây dựng mỏ vì chống  neo,  vì chống  bê tông phun có thể được sử dụng độc lập, tổ hợp với nhau hoặc tổ hợp với các loại vì chống khác như  vì chống vòm, khung thép, gỗ, bê tông hay bê tông cốt thép tuỳ thuộc vào các điều kiện  địa chất công trình, địa chất  thuỷ văn và kích thước tiết diện hang.

Sau hơn nửa thế kỷ phát triển, đến nay người ta đã sản xuất và sử dụng rất nhiều kết cấu hợp lý khác nhau của những loại vì chống  này và phạm vi áp dụng chúng cũng đãrất đa dạng, không chỉ cho xây dựng ngầm. Các kết cấu mới đãcho phép mở rộng phạm vi áp dụng chúng trong những điều  kiện  địa chất và kỹ thuật ngầm khác nhau.

Cuốn sách này được biên soạn nhằm giúp các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật công tác trong lĩnh vực xây dựng ngầm có thêm sự hiểu biết và những tư liệu cơ bản để vững vàng áp dụng và mở rộng phạm vi áp dụng những loại vì chống có hiệu quả cao này. Cuốn sách cũng giúp cho các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật làm công tác nghiên cứu khoa học, thiết kế, giảng dạy tìm tòi, nghiên cứu, soạn thảo ra thêm các kết cấu mới, hoàn thiện các kết cấu đã có của các loại vì chống  này cũng như hoàn thiện các thiết bị cơ giới hoá và công nghệ xây dựng chúng.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

 
Lời nói đầu

3

 
Neo và bê tông phun trong xây dựng ngầm

5

 
Phần thứ nhất : Vì chống neo  
Chương I. Các cơ sở vật lý sự tác động tương hỗ của vì chống neo với đất đá các cơ sở vật lý sự tác động tương hỗ  của vì chống neo với đất đá  
  
1. Áp lực địa tầng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thể hiện của nó

5

 
2. Các yêu cầu đối với vì chống hang mỏ

7

 
3. Quan niệm hiện tại về sự tác động tương hỗ của vì chống neo với đất đá

8

 
4. Các điều kiện địa chất và kỹ thuật mỏ - phạm vi áp dụng vì chống neo

11

 
Chương II. Các kết cấu hợp lý của vì chống neo  
1. Các kết cấu vì chống neo có gắn kết cơ học vào đất đá

13

 
2. Vì chống neo gắn kết trong đất đá bằng các thành phần hoá học  
       đông cứng nhanh

18

 
3. Vì chống neo gắn kết trong đất đá bằng các hỗn hợp xi măng đóng gói

35

 
4. Vì chống neo ống, được gia cố vào đất đá bằng năng lượng nổ mìn

38

 
5. Vì chống neo pôlyme

43

 
Chương III. Các cấu kiện chống giữ và các ngăn chèn giữa các khung đối với vì chống neo  
  
1. Kết cấu các chi tiết chống giữ và các điều kiện áp dụng chúng với vì chống neo

48

 
2. Vì chống neo căng cùng với các dầm nóc ứng suất trước

51

 
3. Kết cấu và phân loại các ngăn chèn giữa các khung (giữa các hàng) đối với vì chống neo  

53

 
4. Ảnh hướng độ cứng ngăn chèn giữa các khung đến chuyển vị theo biên hang và đến sự làm việc của vì chống  

54

 
5. Sự cùng làm việc của các ngăn chèn giữa các khung với vì chống neo

55

 
6. Sử dụng bê tông phun cùng với neo để gia cố hang mỏ

58

 
7. Các yếu tố, quyết định việc lựa chọn các ngăn chèn giữa các khung hợp lý

59

 
Chương IV. Khả năng chịu lực của vì chống neo  
1. Phương pháp nghiên cứu và các dụng cụ nghiên cứu khả năng chịu lực của vì chống neo  

62

 
2. Khả năng chịu lực của vì chống neo gia cố cơ học trong  đất đá

64

 
3. Khả năng chịu lực của vì chống neo gia cố trong đất đá bằng các  
      thành phần hoá học

81

 
4. Khả năng chịu lực của vì chống neo gia cố trong đất đá bằng hỗn hợp xi măng đóng gói  

86

 
5. Kiểm tra sản xuất về sự làm việc tin cậy của vì chống neo trong thời gian khai thác chúng  

88

 
Chương V. Ổn định các hang mỏ chuẩn bị gia cố bằng vì chống neo  
1. Nghiên cứu sự ổn định trên mô hình vật liệu tương đương

90

 
2. Nghiên cứu trạng thái ứng suất của đất đá hang bằng phương pháp quang phân cực

96

 
Chương VI. Tính toán các thông số của vì chống neo  
1. Tính hợp lý của việc đào các hang chuẩn bị có trần (nóc) phẳng

104

 
2. Các nghiên cứu lý thuyết việc tạo nền các vùng võng đất đá nóc trong các hang có trần phẳng  

2. Các nghiên cứu lý thuyết việc tạo nền các vùng võng đất đá nóc trong các hang có trần phẳng

3. Tính toán các thông số vì chống neo có gia cố hoá và gia cố bằng

105

 
  
       hỗn hợp xi măng

109

 
4. Xác định các tải trọng lên vì chống neo, đặt tổ hợp với vì chống khung

114

 
Chương VII. Gia cố các hang ngầm trong xây dựng thuỷ công  
1. Một số vấn đề chung

117

 
2. Tính toán vì chống neo

120

 
1. Khái niệm chung

129

 
2. Kết cấu neo và công nghệ xây dựng neo

130

 
3. Tính toán khả năng chịu lực gia cố neo

136

 
4. Thiết bị để xây dựng neo

140

 
Phần thứ hai: Vì chống bê tông phun  

Chương IX. Tóm tắt lịch sử phát triển và khái niệm chung về vì

chống bê tông phun

  
1. Các sản phẩm dính kết

148

 
2. Các cốt liệu

149

 
3. Các chất làm đông cứng nhanh bê tông phun

151

 
4. Bê tông phun được làm bền thêm

155

 
5. Thiết kế thành phần hỗn hợp bê tông phun

157

 
6. Các tính chất cơ bản của bê tông phun và phạm vi áp dụng của nó

161

 
Chương XI. Công nghệ xây dựng vì chống bê tông  
1. Các phương pháp phun vừa

168

 
2. Các kết cấu vì chống bê tông phun

171

 
3. Cơ giới hóa công tác phun bê tông

186

 
4. Công nghệ phun bê tông

201

 
Chương XII. Các phương pháp tính toán và những kiến nghị về sử dụng  vì chống bê tông phun  

Chương XII. Các phương pháp tính toán và những kiến nghị về sử dụng  vì chống bê tông phun

Tài liệu tham khảo

  

Chương XII. Các phương pháp tính toán và những kiến nghị về sử dụng  vì chống bê tông phun

Tài liệu tham khảo

222

 

 

 

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4980